Vợ cũ tái hôn, chồng có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không?

Mối quan hệ vợ chồng chấm dứt nhưng không làm thay đối quan hệ cha, mẹ, con. Người cha vẫn có quyền với người con chung. Khi có chứng cứ, chứng minh người vợ không còn trực tiếp nuôi con thì người chồng có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Chào luật sư, tôi và vợ cũ đã ly hôn được 3 năm, con gái tôi được Tòa án giao cho người mẹ nuôi. Năm ngoái, cô ấy tái hôn và để con cho ông bà ngoại nuôi dưỡng, thi thoảng mới về thăm con. Tôi muốn đưa bé về nuôi nhưng cô ấy không đồng ý, còn ngăn cản không cho con gọi điện cho bố. Vậy việc làm của cô ấy như thế có đúng không và tôi có thể giành quyền nuôi con sau khi ly hôn được không năm nay con gái tôi được 8 tuổi?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 1, Điều 81 quy đình về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, trong quyết định, bản án ly hôn của Tòa án khi hai vợ chồng ly hôn cũng quy định rõ quyền được chăm sóc, giáo dục con của cha mẹ khi ly hôn, bên trực tiếp được nuôi con không có quyền được ngăn cản quyền của người kia đối với con. Theo thông tin bạn cung cấp, nếu vợ cũ của bạn có hành vi ngăn cản thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa cha và con thì vợ cũ của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Điều 84 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Vợ cũ của bạn tái hôn, chung sống với nhà chồng mà không mang con theo mà pháp luật quy định rõ người có quyền nuôi con phải trực tiếp nuôi dưỡng mà hiện nay, con của bạn lại do ông bà ngoại trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu bạn có tài liệu, chứng cứ chứng minh việc này thì hoàn toàn bạn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Bên cạnh đó, nếu con gái của bạn cũng mong muốn được ở cùng với bố thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con khi con bạn đã đủ 07 tuổi trở lên. Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:

1. Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

2. Quyết định, bản án ly hôn của Tòa án;

3. Bản sao Giấy khai sinh của con;

4. Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân;

5. Bản sao sổ hộ khẩu;

6. Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ cũ của bạn cư trú. Tòa án sẽ đánh giá những tài liệu, chứng cứ mà bạn đưa ra về việc người mẹ không trực tiếp nuôi con, người mẹ ngăn cản quyền được chăm sóc, giáo dục con của người bố và xem xét nguyện vọng của con để quyết định có thay đổi người trực tiếp nuôi con không.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *