Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn nhưng vợ ngoại tình thì kiện như thế nào

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào công ty xin giấy phép, tôi có một trường hợp như sau, mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi và vợ mới cưới nhau mà chưa kịp đăng ký kết hôn (chưa có giấy kết hôn). Vợ tôi đang học ở một trường đại học. Tôi mới phát hiện ra vợ tôi và một giảng viên A có quan hệ với nhau. Chứng cứ tôi lưu lại là tin nhắn zalo của hai người. Cuộc trò chuyện là nhắn tin tình cảm và hẹn đi nhà nghỉ.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

 

 

 

2. :

2.1. Có được kiện giảng viên A không?

Khoản 2, điều 5, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Đồng thời, khoản 1, điều 9, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về như sau:

“1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”

 Theo căn cứ trên, việc bạn và vợ của bạn chưa đăng ký kết hôn mà mới chỉ tổ chức đám cưới thôi thì chưa có giá trị pháp lý. Và việc người giảng viên A và vợ bạn có quan hệ tình cảm với nhau cũng không nằm trong các điều cấm mà pháp luật quy định nên bạn không thể kiện người giảng viên A đó được.

2.2. Chưa đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ điều 8, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về những điều cấm. Theo đó, việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý. Như vậy, pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân hợp pháp có đăng ký kết hôn. Pháp luật hiện hành không có quy định nào là phải có giấy chứng nhận kết hôn rồi mới được tổ chức đám cưới. Có nghĩa là việc các bạn tổ chức đám cưới không vi phạm điều cấm nên không bị coi là vi phạm để xử phạt. Để được công nhận là hôn nhân hợp pháp, thì 2 bạn cần đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật.

2.3. Đăng tin nhắn của người khác lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?

Điều 38, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bí mật đời tư như sau:

“Điều 38. Quyền bí mật đời tư

1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, , chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Dựa vào căn cứ trên ta thấy, nếu bạn phát tán tin nhắn trên zalo của vợ bạn và người giảng viên A lên mạng xã hội, thì bạn đã xâm phạm đến quyền nhân thân của họ. Theo đó thì  điểm g, khoản 3, điều 66, Nghị định số: 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện như sau:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;”

Theo quy định trên thì hành vi của bạn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng vì đã xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác.

2.4. Chưa đăng ký kết hôn có phải ly hôn tại tòa không? 

Điều 9, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:

“1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”

của người khác;”

Như vậy thì việc 2 bạn chưa đăng ký kết hôn thì không phải ly hôn tại tòa.

Nếu vợ bạn cô ấy tự tử vì dư luận thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi lẽ:

Khoản 1, điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội bức tử:

“1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Khoản 1, Điều 131 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;

b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.”

Như vậy nếu bạn không đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục, không kích động, dụ dỗ, thúc đẩy, tạo điều kiện vật chất hoặc tình thần để cô ấy tự sát thì bạn sẽ không vi phạm pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *