Viết tay giấy mượn tiền có đòi lại được không?

Chào luật sư! tôi hiện đang sống ở Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, năm 2013 tôi và chồng cũ ly hôn thì trước khi ký đơn anh ta có viết cho tôi 1 tờ giấy mượn tiền với nội dung là nợ của tôi 100 triệu đồng (nhưng thật ra là điều kiện của anh ta đưa ra nếu như tôi đồng ý ly hôn).

Anh ta đã đưa trước cho tôi 20 triệu và số còn lại sẽ đưa trong vòng 2 năm đến nay đã hơn 2 năm anh ta ly hôn được với tôi và cũng không giữ đúng lời như trong giấy hẹn hoàn cảnh của mẹ con tôi sau khi ly hôn cũng khó khăn vì anh ta cũng không chu cấp cho con tôi như thoả thuận sau khi ly hôn. Vậy tôi có thể gửi tờ giấy mượn tiền có chữ ký của anh ta ra toà án được không?

Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: P.H

Câu hỏi được biên tập từ của xin giấy phép.

giấy mượn tiền viết tay có đòi được không?

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ vào Điều 463 quy định về hợp đồng vay tài sản:

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận của bên cho vay và bên vay về việc bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn,bên vay có nghĩa vụ hoàn trả tài sản cùng loại, đúng số lượng, chất lượng cho bên cho vay.

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng vay, nó có thể lập thành văn bản, giao kết bằng lời nói nhưng pháp luật lại quy định là hợp đồng vay tài sản là hơp đồng thực tế, nghĩa là bên vay phải chuyển giao tài sản cho bên vay hợp đồng mới có hiệu lực trên thực tế. Tại Điều 464 quy định về quyền sở hữu đối với tài sản vay.

“Điều 464. Quyền sở hữu đối với tài sản vay

Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.”

Căn cứ vào quy định này, bên cho vay là chủ sở hữu tài sản kể từ thời nhận được tài sản vay và tương đương với nó thì bên cho vay chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Còn nếu như chưa giao tài sản vay cho bên vay thì quyền sở hữu tài sản bản chất vẫn thuộc về bên cho vay. Do đó, khi chưa có sự chuyển giao tài sản thì chưa phát sinh quyền sở hữu tài sản đối với bên vay, như vậy hợp đồng vay chưa có hiệu lực trên thực tế.

Căn cứ vào các phân tích trên, tình huống của chị là chị và chồng chị có viết tay về việc chồng chị vay của chị 100 triệu, nhưng ở đây đã có sự chuyển giao tài sản từ chị sang chồng chị chưa hay đây chỉ là giấy tờ mang tính chất hình thức, là khoản tiền chồng chị đưa ra để chị đồng ý ly hôn.

Ở đây chị cần xác định rõ là khi chị cho chồng chị vay 100 triệu đồng là chị đã giao 100 triệu đó cho chồng chị rồi và giờ đến hạn, chồng chị không trả cho chị khoản tiền đấy thì chị có quyền đòi chồng chị, nếu anh ấy không trả thì chị có quyền khởi kiện anh đấy ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc trên.

Còn nếu như chỉ có giấy viết tay thỏa thuận của hai vợ chồng là chị sẽ cho chồng chị vay 100 triệu đồng nhưng trên thực tế chị chưa chuyển giao 100 triệu đồng này cho chồng chị thì hợp đồng vay kia chưa có hiệu lực trên thưc tế và chị sẽ không thể khởi kiện ra Tòa để đòi số tiền trên được vì trên thực tế hợp đồng vay chưa có hiệu lực vì chưa có sự chuyển giao tài sản giữa bên cho vay cho bên vay nên cũng sẽ không phát sinh nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với bên cho vay. Do đó chị không thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết được.

Chị chỉ có thể yêu cầu chồng chị thực hiện những gì mà hai vợ chồng đã thỏa thuận trước khi ly hôn bằng cách là gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại chứ không thể áp dụng quyền lực nhà nước để yêu cầu chồng chị thực hiện các thỏa thuận này được.

Chị có thể khởi kiện yêu cầu chồng chị về vấn đề liên quan đến cấp dưỡng cho con khi mà chồng chị không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại Khoản 5 Điều 28

“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

5. Tranh chấp về cấp dưỡng

…”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về dân sự và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *