Vị trí, vai trò và hiệu lực của Điều ước quốc tế trong nguồn pháp luật thành văn của các hệ thống pháp luật dòng họ Civil Law

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Vị trí, vai trò và hiệu lực của Điều ước quốc tế trong nguồn pháp luật thành văn của các hệ thống pháp luật dòng họ Civil Law

Vị trí, vai trò và hiệu lực của Điều ước quốc tế trong nguồn pháp luật thành văn của các hệ thống pháp luật dòng họ Civil Law

1. Vai trò và sự phát triển của luật thành văn thuộc dòng họ Civil law.

 Luật thành văn là những văn baen chứa đựng những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

 Trước hết trong hệ thống nguồn luật của nhà nước thuộc dòng họ Civil Law, luật thành văn giữ vai trò quan trọng và được ưu tiên áp dụng khi đem ra xét xử. Bởi lẽ, ở các nước thuộc hệ thống nguồn luật Civil law luật thành văn chủ yếu do các nhà làm luật hoặc nghị viện (cơ quan hành pháp) hoặc lập pháp soạn thỏa ra. Trong khi đó bộ luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng họ Common law thuộc hẩm phán, tòa án (cơ quan tư pháp) soạn thỏa ban hành. Do đó luật thành văn của cá nước thuộc dòng họ Civil law thường mang tính khái quát cao và là nguồn sơ cấp và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn luật của dòng họ các nước Civil law. Hơn thế nữa nếu như cá quóc gia thuộc dòng họ Common law thường coi trọng và ưu tiên án lệ trong xét xử thì ở các quóc gia thuộc dòng Civil law luật thành văn vẫn được ưu tiên trong các xét xử của tòa.

 Thêm nữa, luật thành văn trong nguồn luật của các nước Civil law ngày càng được chú trọng phát triển. Biểu hiện là trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa ngày càng được nâng cao. Trong hệ thống pháp luật thàh văn ta thấy xuất hiện nhiều bộ luật khác nhau ngoài những bộ luật cơ bản. Các quy phạm pháp luật trong bộ luật thường được xây dựng cụ thể với các chế tài rõ ràng vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào các quan hệ xã hội mà không cần thông qua các văn bản trung gian như nghị định hoặc thông tư ban hành.

2. Vị trí của Điều ước quốc tế trong nguồn pháp luật thành văn thuộc dòng họ Civil law.

 Điều ước quốc tế là văn bản ghi nhận thỏa thuận của cá chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai hay nhiều văn kiện có liên hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó (Điểm a Khoản 1 Công ước Viên năm 1969). Như vậy, Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế do quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương.

  Điều ước quốc tế thông thường được ký kết khi không trái với hiến pháp quốc gia, trong trường hợp cần  thiết thì phải sửa đổi hiến pháp trước khi ký kết điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế được hình thành bởi hai hay nhiều chủ thể của luật quốc tế, luật áp dụng trong quá trình đàm phán ký kết điều ước quốc tế là luật quốc tế (như công ước Viên 1969, công ước Viên 1986 về luật ký kết điều ước quốc tế giữa quốc gia với tổ chức quốc tế, giữa tổ chức quốc tế với nhau). Ngoài ra, cũng có thể dùng tập quán quốc tế điều chỉnh. Một thoả thuận quốc tế giữa hai chủ thể luật quốc tế nếu được điều chỉnh bằng luật quốc gia sẽ không có giá trị pháp lý là điều ước quốc tế. Trình tự ký kết một điều ước quốc tế qua các giai đoạn sau:

 – Đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản: thỏa thuận, thương lượng giữa các quốc gia về quyền, nghĩa vụ của các bên ghi nhận trong nội dung văn bản điều ước.

 – Ký kết: là bước quan trọng nhất, thể hiện trực tiếp sự chấp nhận ràng buộc đối với điều ước quốc tế. Được thực hiện bởi đại diện quốc gia (nguyên thủ quốc gia, thủ tướng, bộ trường Bộ Ngoại giao, trường phái đoàn ngoại giao).Điều ước được ký kết sẽ phát sinh hiệu lực tùy theo quy định của từng quốc gia hoặc phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập: hành vi pháp lý xác nhận sự ràng buộc đối với một điều ước quốc tế nhất định mà không qua hành động ký kết được qui định trong điều ước đó.

 Điều ước quốc tế được ký kết dựa trên những nguyên tắc sau:

 – Tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết điều ước quốc tế, theo đó, nếu một quốc gia ký kết điều ước quốc tế một cách miễn cưỡng hay bị lừa gạt thì điều ước đó không có hiệu lực áp dụng với quốc gia này.

 – Điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

 – Nguyên tắc Pacta sunt servanda – Tận tâm, thiện chí thực hiện. Nguyên tắc này dựa trên nền tảng nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế: tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế.

 Như vậy, xét về bản chất và cũng theo nguyên tắc thứ nhất của việc ký kết điều ước quốc tế, các điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực áp dụng với các quốc gia tự nguyện ký kết. Song trên thực tế, vẫn có những trường hợp một quốc gia thứ ba (hay quốc gia không tham gia ký kết điều ước quốc tế) hành động theo những nghĩa vụ mà điều ước này qui định. Điều này có thể lý giải rằng, những qui phạm của điều ước đó đã tự nó vượt ra khỏi sự giới hạn của điều ước được ký kết, trở thành một cách xử sự chung được nhiều hơn các quốc gia ký kết điều ước chấp nhận như là luật. Đối với các quốc gia thứ ba này, quy phạm mà họ tự nguyện thực hiện là luật, chứ không phải bản thân điều ước.

 3. Vai trò và hiệu lực của Điều ước quốc tế trong nguoofnphasp luật thành văn của dòng họ Civil law.

 Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, Điều ước quốc tế là một trong những công cụ hiệu quả nhất mà các quốc gia có thể sử dụng để thiết lập các quan hệ đối ngoại. Chính vì thế, trong pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil law Điều ước quoovs tế đóng một vai trò quan trọng và thường được ưu tiên áp dụng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các quy định của văn bản quy phạm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về cùng một vấn đề. Dần dần, nó đã trở thành nội dung không thể thiếu trong các văn bản quy phạm pháp luật ở tất cả các cấp độ luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật.

 Về vấn đề hiệu lực của Điều ước quốc tế tron g nguồn của pháp luật thành văn thì ở một số nước như Pháp, Hà Lan quy định Điều ước quốc tế có hiệu lực cao hơn nội luật, Nhìn chung, các nước thuộc châu Âu lục địa có quan điểm tương đối thống nhất là Điều ước quốc tế có hiệu lực dưới hiến pháp nhưng trên các đạo luật quốc gia.

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *