vi phạm quyền bất khả xâm phạm danh dự và nhân phẩm

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư, Tôi là giáo viên cấp I, gần 2 năm trở lại đây có một số người làm cùng cơ quan cứ thỉnh thoảng lại nói xấu tôi với sếp vì tôi được sếp quý trọng và ưu ái hơn những người khác do tôi luôn thực hiện tốt công việc của mình khiến nhiều người ghen tỵ, họ nói rất nhiều các vấn đề làm ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của tôi. Bản thân tôi làm trong ngành giáo dục lại là giáo viên cấp I nên việc là gương và vấn đề nhân cách đạo đức nghề giáo rất được coi trọng. Gần đây tôi mới phát hiện ra và tôi cũng có chứng cứ để chứng minh người đó đang xúc phạm danh dự nhân phẩm của tôi. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi bị vi phạm quyền gì, cơ sở pháp lý ở đâu

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Với tình huống trên em xác định quyền bị vi phạm ở đây là quyền bất khả xâm phạm danh dự và nhân phẩm.

Căn cứ Điều 20 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, , nhân phẩm”.

Căn cứ Ðiều 37 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”

Danh dự, nhân phẩm, uy tín là bộ mặt quan trọng của một con người. Do đó mỗi công dân, mỗi con người có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín.

Khi danh dự và nhân phẩm của con người là bất khả xâm phạm và được pháp luật tôn trọng bảo vệ, được quy định rõ ràng trong các bộ luật như Hiến Pháp hay bộ luật Dân sự,… thì đồng nghĩa với việc mọi hành vi gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm con người đều bị xử lí theo Luật.

Ở tình huống trên thì bạn là giáo viên đã bị người đồng nghiệp của mình có hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm danh dự và nhân phẩm. Việc mà người đồng nghiệp đó đi nói xấu bạn và sếp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự nhân phẩm của bạn. Là một cô giáo, nếu bạn luôn làm tốt nhiệm vụ của mình, làm gương và tròn bổn phận của một người giáo, bạn được sếp khen thưởng và tuyên dương nhiều nên khiến cho người đồng nghiệp đó ghen tỵ và đi nói xấu, bịa chuyện không đúng sự thật, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của bạn. Không chỉ ảnh hưởng tới công việc của bạn mà khi những lời ns xấu đó tới tai những người thân, người xung quanh, đặc biệt là gia đình, chồng con của bạn thì sẽ rất ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình bởi danh dự, nhân phẩm của cô đã bị bôi nhọ.

Và bạn có thể kiện người đồng nghiệp đó bởi đã vi phạm quyền bát khả xâm phạm danh dự và nhân phẩm của bạn. Có nhiều hình thức xử lí khác nhau về các hành vi trên tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến người bị xâm hại cũng như người gây ra hậu quả có cách gây tổn hại như thế nào.

Căn cứ Ðiều 604 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Căn cứ Ðiều 611 : “Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Ngoài ra, hành vi đó còn có thể cấu thành Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121  : “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…” 

Hay tội vu khống quy định tại Điều 122   : “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *