Vay tiền của Ngân hàng JACCS nhưng không có khả năng trả có bị xử lý theo pháp luật?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào ls, tôi muốn hỏi và bàn bạc với ls về chuyện ngân hàng jaccs cho vay nặng lãi, tôi có vay là 37.000.000đ mà tôi trả trước cho ngân hàng 11.000.000đ còn lại 26.000.000đ đóng cho nó là 36 tháng, mà trong khi đó hàng tháng tôi phải đóng 1.407.000đ là lên đến 50.652.000đ

Mục lục bài viết

mà tôi đã đóng trước 3 tháng đầu 4.221.000đ mà tôi ngưng không đóng tiếp cho ngân hàng vì số tiền lãi quá cao. Hiện tại ngân hàng nói từ giờ qua tết nếu không đưa cho ngân hàng 37. 000. 000đ hoặc đem xe lên trả thì nó sẽ kiện ra toà, số tiền lãi quá cao như vậy luật sư xử lý pháp luật như thế nào ạ. Nếu tôi không có khả năng trả tiền cho ngân hàng thì sẽ phải chịu những trách nhiệm gì thưa luật sư.

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lí

– Bộ luật hình sự 2015

– Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017

– Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung tư vấn

Điều 466 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Trong trường hợp này, bạn có vay của phía ngân hàng và bằng hình thức tín chấp chính vì vậy mà lãi suất của khoản vay sẽ khá là cao, và đây là thỏa thuận dân sự giữa hai bên bạn và ngân hàng. Khi đi vay bạn cũng đã được tìm hiểu về khoản vay đó và mức lãi suất thì bạn mới chấp nhận vay. Ngân hàng Nhà nước hiện nay không quy định mức lãi suất trần đối với khoản vay này vì vậy không bị coi là vay nặng lãi, chính vì vậy bạn vẫn có nghĩa vụ phải trả các khoản nợ và theo lãi suất đó.

Còn nếu như khả năng của bạn không cho phép, điều kiện kinh tế khó khăn hoặc có lí do khách quan khác thì bạn có thể trình bày với ngân hàng để họ tạo điều kiện giảm lãi giảm phạt xuống cho bạn.

Trong trường hợp nếu bạn cố tình không trả nợ cho ngân hàng thì tùy vào dấu hiệu của hành vi mà ngân hàng có thể truy cứu trách nhiệm của bạn hoặc dân sự hoặc hình sự như sau:

Về trách nhiệm hình sự, Điều 175 của (sửa đổi , bổ sung 2017) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là khi mà:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, các yếu tố cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gồm:

+ vay/ mượn/ thuê tài sản/ nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng (có thể là bằng lời nói, văn bản, hành vi)

+ dùng thủ đoạn gian dối/ bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản đó luôn không trả nữa/ đến thời hạn trả mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả/ sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại cho ngân hàng.

Về trách nhiệm dân sự, tổ chức tín dụng này có thể làm đơn khởi kiện bạn tới tòa án dân sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng, buộc bạn phải trả lại đầy đủ số tiền và tiền lãi, nếu sau khi tòa án xét xử mà vẫn không chấp hành việc trả tiền cho ngân hàng thì bạn có thể bị cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành, có thể kê biên, phong tỏa tài sản,… để thu hồi số nợ cho ngân hàng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *