“Văn hóa Thuế”

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bấy lâu nay khi nói tới thất thoát tài sản, đến tham nhũng và lãng phí ta thường nói tới “tài sản nhà nước” mà ít nói tới tiền thuế do người dân đóng góp. Người dân chưa quen và chưa quan tâm biết hàng năm mình đã đóng góp cho Nhà nước bao nhiêu, khác với người dân ở các nước kinh tế phát triển thường nói tới số thuế đóng góp hàng năm hơn là tiết lộ thu nhập của mình.

Người làm công ăn lương trong bộ máy công quyền hầu như chỉ hiểu mình ăn “lương ngân sách” để quản lý… “tiền ngân sách” mà ít thấy ngân sách là hợp thành của các khoản thuế đóng góp của từng người dân bình thường… từ đó mà xác định mọi hành vi ứng xử của mình từ trong công việc hàng ngày cho đến những quốc sách.

Người dân hiểu nộp đủ thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân, là quyền lợi của mỗi người dân, tuy phần đóng góp của những người thu nhập còn thấp, còn nhỏ nhoi, song phải có được niềm tự hào vì mình đã đóng góp cho xã hội; hơn thế nữa người dân coi đó là trách nhiệm với đất nước, và, do “của đau, con xót” mà đòi được quyền kiểm soát hiệu quả đồng tiền mình bỏ ra.

Người làm công, ăn lương nhà nước cũng phải hiểu mình đang được nuôi từ tiền thuế của chính mình và mọi người đóng góp để có trách nhiệm với công việc mình được giao, có trách nhiệm quản lý đồng tiền thuế sao cho có hiệu quả, không bị thất thoát và hơn nữa, có được một thái độ đúng với công việc mình làm, nhờ đó, họ sẽ có được thái độ ứng xử đúng với đối tượng mình phục vụ, với người đóng thuế, chăm lo, giúp đỡ cho họ phát triển công việc, phát triển kinh doanh… từ đó mà tăng nguồn thuế, tăng nguồn cải thiện đồng lương…

Đừng vì “tiền chùa” mà lãng phí, sử dụng tiền thuế dân giao cho không hiệu quả, mà tham nhũng, xét cho cùng là tiền thuế của dân. Cũng đừng vì, do chưa có một quy định rõ ràng trong quản lý, mà lẫn lộn giữa “hoa hồng” và “tham nhũng”. Tham nhũng trong dự án ODA, xét cho cùng là ăn cắp cả tiền thuế của người dân nước cấp vốn ODA và cả tiền thuế của người dân của nước mình, nếu Bao Công còn sống chắc “cẩu đầu trảm”phải dùng tới hai lần đối với một tội nhân.

SOURCE: THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN – NGUYỄN GIA HẢO

Trích dẫn từ: http://www.thesaigontimes.vn

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *