Vấn đề xử lý kỷ luật khi công chức tự ý nghỉ việc ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi muốn hỏi về vụ việc như sau :ông C là chuyên viên phòng tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện D tỉnh H đã có hành vi vi phạm pháp luật, tự ý nghỉ việc 5 ngày trong 1 tháng, sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan để trục lợi. Hỏi:

1) Người nào có thẩm quyền ra quyết định xử lí kỉ luật trong trường hợp trên

2) Hành vi vi phạm pháp luật của ông C theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ bị áp dụng hình thức kỉ luật gì.

3) Thành phần hội đồng xử lí kỉ luật trong trường hợp trên phải bao gồm những người nào.

4) Quy trình xử lý kỉ luật đối với vụ việc trên. Mong rằng sẽ sớm nhận được câu trả lời. Xin chân thành cảm ơn.

Người gửi : Trần Ánh Hồng

Trả lời:

Trước hết, thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty TNHH Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã nghiêm cứu và trả lời bạn như sau:

Trong trường hợp của ông C là chuyên viên phòng tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nên có thể nói rằng ông C là công chức và sẽ thuộc sự điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức năm 2008.

1. Các hành vi bị xử lý kỉ luật đối với công chức

– Đối với hành vi tự ý nghỉ việc 05 ngày tháng:

Theo khoản 4 Điều 9 c, nếu công chức tự ý nghỉ việc từ 3-5 ngày làm việc trong một tháng thì sẽ bị áp dụng hình thức kỉ luật là khiển trách

– Đối với hành vi sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để trục lợi : theo khoản 2 Điều 10 thì sẽ bị áp dụng hình thức cảnh cáo đối với công chức

2. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức

– Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

– Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

– Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái.

– Đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.

=> Như vậy, trong trường hợp của ông C, ông C là chuyên viên phòng tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện D thuộc trường hợp công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nên thẩm quyền xử lý kỉ luật thuộc về Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện D

3. Thành phần hội đồng xử lý kỷ luật đối với trường hợp của ông C

Người có thẩm quyền xử lý kỉ luật công chức sẽ ra quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm. Khoản 2 Điều 18 quy định về thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo:

1. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;

b) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;

c) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị công tác đó lựa chọn và cử ra;

d) Một Ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;

đ) Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật.

4. Quy trình xử lý kỉ luật đối với công chức:

Thứ nhất, họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm: Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỉ luật.

Biên bản cuộc họp kiểm điểm ở đơn vị công tác cấu thành được gửi đến người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức. Cuộc họp kiểm điểm của cơ quan sử dụng công chức có hành vi vi phạm pháp luật được tổ chức với thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo chính quyền, cấp ủy và công đoàn của cơ quan sử dụng công chức;

Đối với cơ quan sử dụng công chức không có đơn vị công tác cấu thành thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể công chức của cơ quan sử dụng công chức.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan sử dụng công chức được gửi đến Chủ tịch Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc người có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét.

Thứ hai, thành lập Hội đồng kỉ luật: người có thẩm quyền xử lí kỉ luật quyết định thành lập Hội đồng kỉ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỉ luật. Thành phần gồm 5 thành viên.

Thứ ba, Hội đồng kỷ luật họp, kiến nghị hình thức kỉ luật: Hội đồng kỉ luật chỉ họp khi có đủ 3 thành viên trở lên, trong đó có Chủ tịch và thư kí hội đồng.

Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới công chức có hành vi vi phạm pháp luật. Công chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đến lần thứ 3 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu công chức đó vẫn vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật

Thứ tư, ra quyết định xử lí kỉ luật: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày kết thức cuộc họp, Hội đồng phải có văn bản kiến nghị việc xử lí kỉ luật gửi người có thẩm quyền xử lí kỷ luật. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị việc xử lí kỉ luật của Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận công chức không vi phạm pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *