Văn bản hành chính do cơ quan nhà nước ban hành sai thể thức có bị mất hiệu lực?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, vừa rồi tôi bị Công an giao thông phường X xử phạt vì hành vi đi vào đường ngược chiều. Tuy nhiên trong quyết định xử phạt, tôi thấy phần số của văn bản có ghi là số: 212c/QĐ-XPVPHC. Tôi cho rằng quyết định này là sai thể thức nên sẽ không có hiệu lực. Tôi rất mong Luật sư sẽ làm rõ giúp tôi vấn đề này. Cảm ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của 

>> , gọi:  

 

Luật sư trả lời:

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 , chúng tôi đồng ý rằng Quyết định xử phạt của Công an giao thông phường X số 212c/QĐ-XPVPHC đã vi phạm về thể thức đối với văn bản hành chính, cụ thể là Số của văn bản vì sử dụng ký tự chữ latin “c” bên cạnh các số ả rập “212”.

“Điều 8. Số, ký hiệu của văn bản

1. Thể thức

a) Số của văn bản

Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ chức. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm”.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý, không có quy định nào ghi nhận việc sai thể thức sẽ làm mất hiệu lực của văn bản hành chính. Trên thực tế, thông thường, văn bản hành chính hết hiệu lực khi nội dung công việc được điều chỉnh trong văn bản đã hoàn thành hoặc hiệu lực của văn bản được quy định chính trong văn bản đó.

Dẫn chiếu Khoản 3 Điều 18 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNV của Bộ Nội vụ về công tác văn thư thì đối với: “Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng văn bản hành chính của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản”. Vì vậy, trong trường hợp này, để khắc phục sai sót trong Quyết định xử phạt số 212c/QĐ-XPVPHC, Công an giao thông phường X có thể ban hành văn bản đính chính lại nội dung số văn bản cho phù hợp.

Và việc Công an giao thông phường X ban hành văn bản mới đính chính lại nội dung số văn bản thì việc đính chính đó cũng không làm mất hiệu lực của Quyết định xử phạt số 212c/QĐ-XPVPHC. Dẫn chiếu sang quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản bị đính chính cũng không bị mất hiệu lực sau khi được đính chính. Cụ thể, Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định:

“Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *