Vai trò của người đại diện theo pháp luật trong công ty. Những ai có thể làm người đại diện theo pháp luật của công ty ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người đại diện theo pháp luật trong công ty có những vai trò gì và trên thực tế những ai có thể làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. :

a. Người đại diện theo pháp luật của công ty có vai trò gì theo quy định của pháp luật?

           Trước hết theo quy định của Bộ luật Dân sự, điều 134 về đại diện, ta thấy được vai trò của người đại diện nói chung, cũng như người đại diện theo pháp luật nói riêng:

Cá nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

            Tại khoản 1, Điều 13, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể hơn về vai trò của người đại diện theo pháp luật của công ty:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

            Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một thiết chế pháp lý đặc biệt quan trọng với công ty, đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự, đại diện với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Từ đây, có thể thấy rằng một công ty muốn hoạt động bình thường không thể thiếu người đại diện theo pháp luật.

            Lưu ý: Trong hoạt động bình thường của doanh nghiệp, để tránh trình trạng tranh chấp, xung đột trong nội bộ công ty, đồng thời thuận tiện cho việc quy trách nhiệm trong trường hợp cần thiết, cần phân biệt rạch ròi vai trò của từng người đại diện theo pháp luật. Ví dụ: Người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự, người đại diện với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án…

b.  Những người nào có thể làm người đại diện theo pháp luật của công ty?

–           Theo quy định tại Điều 137, Bộ luật Dân sự  về đại diện theo pháp luật của pháp nhân, những người sau đây có thể làm đại diện theo pháp luật của công ty.

“+          Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

+          Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

+          Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.”

–           Luật doanh nghiệp 2014 tiếp tục quy định về chủ thể có thể làm đại diện theo pháp luật cho từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:

“+          Người đại diện theo pháp luật trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác (khoản 2 Điều 78 Luật Doanh nghiệp)

+          Trong công ty cổ phần trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp).

+          Đối với công ty hợp danh, các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty Hợp danh có các nhiệm vụ đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác (theo điểm đ khoản 4 Điều 179 Luật Doanh nghiệp).

+          Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 185, Luật Doanh nghiệp.”

            Tóm lại: Từ những quy định trên ta có thể hiểu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, ngoài 02 chức danh: Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) là đương nhiên, thì có thể do người khác đảm nhiệm. Tuy nhiên người này, được ngầm hiểu phải đáp ứng 2 yêu cầu sau: phải là người thứ 03 và không đồng thời nắm giữ các vị trí xung đột với quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật như kế toán…

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về một số vấn đề liên quan đến người đại diện thep pháp luật của Doanh nghiệp.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *