Vai trò của hoạt động giải quyết khiếu nại trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đất nước Việt Nam ta đang phát triển không ngừng trong công cuộc toàn cầu hóa. Chính vì vậy, nước ta không chỉ phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội,mà còn phát triển trong nhận thức và tính dân chủ rất cao.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

-Giải quyết khiếu nại

Theo Luật khiếu nại 2011 thì: “ giải quyết khiếu nại là việ thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Hoạt động giải quyết khiếu nại là một hoạt động bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Đây là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại hay hành vi tố cáo thộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được Luật khiếu nại năm 2011 tại mục 1 chương III giải quyết khiếu nại và điều 51 Luật này quy định rất cụ thể đối với cán bộ, công chức giữ cương vị khác nhau ở các cấp khác nhau.

Vai trò của hoạt động giải quyết khiếu nại trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

Hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước giúp hệ thống quy phạm pháp luật khiếu nại hoàn thiện, đồng bộ hơn, phản ánh đúng yêu cầu dân chủ trong xã hội chủ nghĩa. Đây là một hoạt động quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần thúc đẩy cơ chế hoàn thiện cơ chế hành chính, được thể hiện:

Thứ nhất, giải quyết khiếu nại được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp trong việc cụ thể hóa quyền khiếu nại của công dân nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật khiếu nại, là cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nướcsẽ phát huy được tối đa vai trò của nó :

+ Khi những người có thẩm quyền giải quyết những những vụ việc cụ thể họ nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật khiếu nại và thực hiện nhất quán, đảm bảo đúng với tinh thần, nội dung của Hiến pháp và luật trên quy mô toàn quốc, không có ngoại lệ; pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật khác có liên quan được thực hiện công bằng với mọi người, mọi chủ thể, không phân biệt địa vị, thành phần, giới tính, dân tộc, tôn giáo… Tất cả những điều trên đều là điều kiện quan trọng để thiết lập trật tự, kỷ cương, đảm bảo tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước.

+ Việc chấp hành đầy đủ những quy định về trình tự, thủ tục giúp cho khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước thể hiện sự minh bạch, công khai tạo tiền đề quan trọng để người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết đúng pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, pháp luật khiếu nại, tố cáo phải là công cụ pháp lý để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của nhà nước, của xã hội và của người khác bị xâm phạm. Quyền khiếu nại, tố cáo “là phương tiện tự vệ khi các quyền chủ thể bị vi phạm, là hoạt động có tính phòng ngừa nhằm ngăn chặn khả năng vi phạm pháp luật”. Có thể nói, khi nào có hoạt động của quyền lực nhà nước thì ở đó phải có pháp luật khiếu nại, tố cáo để công dân có công cụ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ ba, pháp luật khiếu nại, tố cáo phản ánh nhu cầu, nội dung và là công cụ để bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một trong những phương thức quan trọng để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước và những người được trao quyền. Quyền khiếu nại, tố cáo là phương tiện để nhân dân đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, lợi ích của công dân. Do đó, việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những biểu hiện sinh động nhất, rõ nét nhất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư,  công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền trên các mặt công tác: tiếp dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo. Trong những thời điểm tình hình khiếu nại tố cáo diễn biến phức tạp, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều tồn tại, các cơ quan hành chính nhà nước đã có những giải pháp có tính “đột phá” để xử lý kịp thởi, có hiệu quả. Qua công tác thanh tra, kiểm tra cơ quan hành chính cấp trên và người có thẩm quyền biết được cụ thể, chính xác thực trạng hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp dưới, từ đó chấn chỉnh, xử lý kịp thời những yếu kém, vi phạm.

Giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo phải nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật. Trong hoạt động kiểm tra hoạt động giải quyết khiếu nại, nếu cơ quan hành chính nhà nước vi phạm pháp luật khiếu nại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Từ đó làm suy giảm lòng tin của nhân dân với chính quyền. Vì vậy cần đảm bảo pháp chế xã hội trong hoạt động giải quyết khiếu nại cuả các cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ năm, Việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền tạo cơ sở giải quyết những kẽ  hở của luật qua thực tiễn giải quyết sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản luật. Công tác giải quyết khiếu nại nếu được thực hiện tốt sẽ có tác dụng làm giảm tình trạng tham nhũng, quan liêu. Hoạt động kiểm tra, giải quyết khiếu nại nhằm phát hiện những mặt tích cực để biểu dương,khuyến khích, đồng thời cũng phát hiện những sai phạm, yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, xử lí kịp thời,…Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *