Ưu đãi xã hội đối với thân nhân của thương binh được hưởng những gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có chồng là thương binh, vậy quyền lợi về ưu đãi xã hội tôi được hưởng là gì? tôi cảm ơn.

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Vì chị không nêu rõ chồng chị là thương binh bị suy giảm bao nhiêu % khả năng lao động nên ta nói chung như sau:

Điều 21:

“1. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.

Người phục vụ thương binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

2. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng…”

Như vậy nếu chồng chị suy giảm 81% khả năng lao động trở lên mà sống ở gia đình thì được trợ cấp mức cụ thể được quy định trong Nghị định 99/2018/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.515.000 đồng hoặc 1.946.000 đồng nếu suy giảm 81% khả năng lao động trở lên và có vết thương đặc biệt nặng.

Chị còn được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; chuyển tuyến điều trị theo yêu cầu của tuyến điều trị hoặc cấp cứu được quy định tại Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014.

Khoản 1 Điều 22 quy định:

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26,27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

Và trong trường hợp này chị A sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi trả 95% chi phí y tế theo điểm d khoản 1 Điều 22 Luật trên.

Quyền lợi về trợ cấp, phụ cấp ưu đãi trong trường hợp chồng chị từ trần. Quyền lợi về ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật BHXH –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *