Tự ý lấy thẻ ATM của người khác đi rút tiền thì phạm tội gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Có một hôm tôi có một người bạn ra thị trấn, tôi có nhờ rút cho ít tiền, ban đầu bạn ấy rút cho mình rồi, sau đó bạn ấy đi làm gì, mình không biết, khoảng đầu giờ chiều bạn ấy tự ý lấy thẻ của tôi đi rút tiền thấu chi tiền âm của tôi mười triệu đồng,

tối bạn ấy về nhà tôi hỏi tiền của tôi đâu, sao rút tiền của tôi nhiều thế. Bạn ấy nói tiền tôi dùng hết rồi, một hai hôm nữa đưa sau, sau khi hai bên thỏa thuận bạn ấy có đưa cho tôi một nửa, bạn ấy hẹn tôi tháng sau đưa nốt. Vì là đồng nghiệp với nhau nên tôi không báo ngân hàng và công an. Về sau đến hẹn rồi bạn ấy vẫn chưa hoàn trả tiền đó cho tôi,khi hỏi đến bạn ấy còn tổ thái độ với tôi. Giờ đến tháng tôi lại phải trả tiền lãi cho ngân hàng. Xin hỏi luật sư việc này tôi có nên báo ngân hàng và công an không. Chân trọng cảm ơn luật sư.

Luật sư trả lời:

Bạn của bạn lúc đầu là tự ý lấy tiền của bạn để sử dụng, và sau đó có nói lại với bạn về việc đó và cũng đã trả được một số nợ, như vậy là trường hợp này hai bạn xem như đã có sự thỏa thuận với nhau về việc bạn cho bạn của mình vay tiền.

Điều 466 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Trường hợp này người bạn này phải có nghĩa vụ trả lại tiền cho bạn, nếu bạn ấy đã trả được một ít nhưng sau đó lại không trả nữa thì bạn có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan công an hoặc làm đơn khởi kiện gửi lên tòa án nhân dân cấp quận, huyện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 của (sửa đổi , bổ sung 2017) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”

Như vậy bạn hoàn toàn có thể tố cáo ra công an về hành vi của người bạn đó với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi mà có những dấu hiệu:

Người bạn thực hiện một trong các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, các yếu tố cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gồm:

+ vay/ mượn/ thuê tài sản/ nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng (có thể là bằng lời nói, văn bản, hành vi)

+ dùng thủ đoạn gian dối/ bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản đó luôn không trả nữa/ đến thời hạn trả mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả/ sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *