Tự ý cắt điện không thông báo cho người dân có vi phạm luật không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khu này đang trong diện giải tỏa mặt bằng để làm khu du lịch sinh thái. Do chưa được bổi thường đủ số tiền đã kê biên tài sản nên hầu hết các hộ dân trong khu này chưa chuyển hẳn đi. Chính vì vậy bên ubnd huyện đã cho bên điện lực cắt điện sinh hoạt.

Và bên điện lực không có một chút thông báo bằng văn bản hay giấy tờ nào đã tự ý cắt điện của khu vực này. Vậy với tình huống trên chúng tôi có thể kiện bên điện lực theo hợp đồng cung cấp điện được hay không. Nếu được thì trình tự cần làm như nào. Xin tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn và chúc ngày càng phát triển.

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Thông tư số 30/2013/TT-BCT quy định điều kiện, trình tự ngừng cung cấp điện​ ngày 14 tháng 11 năm 2013.

2. Luật sư trả lời:

Thứ nhất, Việc ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 8. Trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp theo Thông tư số 30/2013/TT-BCT quy định điều kiện, trình tự ngừng cung cấp điện như sau:

 

1. Trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày, cụ thể như sau:

 

a) Gửi thông báo bằng văn bản hoặc thông báo bằng hình thức khác đã được hai bên thỏa thuận trong điện cho khách hàng sử dụng điện trung bình trên 100.000kWh/tháng và khách hàng sử dụng điện quan trọng biết;

 

b) Thông báo trong 03 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng điện còn lại.

 

2. Sau khi thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện có trách nhiệm tiến hành ngừng, giảm mức cung cấp điện theo đúng nội dung đã thông báo.

 

Trường hợp không thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện theo nội dung đã thông báo, bên bán điện có trách nhiệm thông báo lại cho bên mua điện trước thời điểm ngừng, giảm cung cấp điện đã thông báo ít nhất 24 giờ.

 

3. Trường hợp bên mua điện có đề nghị thay đổi thời gian ngừng, giảm mức cung cấp điện đã được thông báo thì phải trao đổi với bên bán điện trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện ít nhất 48 giờ. Bên bán điện có trách nhiệm xem xét, giải quyết hợp lý đề nghị của bên mua điện, cụ thể như sau:

 

a) Trường hợp không thể thay đổi việc ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện vẫn được ngừng, giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch nhưng phải thông báo lại cho bên mua điện và nêu rõ lý do trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện đã thông báo ít nhất 24 giờ;

 

b) Trường hợp chấp nhận thay đổi thời gian ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện đã thông báo ít nhất 24 giờ.

 

4. Sau khi tiến hành ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải ghi đầy đủ thời gian, nội dung, trình tự thao tác ngừng, giảm mức cung cấp điện vào sổ nhật ký công tác hoặc nhật ký vận hành.

 

5. Bên bán điện phải cấp điện trở lại theo đúng thời hạn đã thông báo. Trường hợp thời gian cấp điện trở lại bị chậm so với thời gian đã thông báo từ 01 giờ trở lên, bên bán điện phải thông báo cho khách hàng sử dụng điện trung bình trên 100.000kWh/tháng và khách hàng sử dụng điện quan trọng biết thời gian cấp điện trở lại bằng điện thoại hoặc hình thức thông báo khác do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.

 

6. Việc ngừng hoặc cấp điện trở lại đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Thông tư này chỉ tiến hành sau khi bên yêu cầu ngừng cấp điện đã thanh toán đủ cho bên bán điện các chi phí liên quan đến việc ngừng và cấp điện trở lại.

Thứ hai, Ngừng, giảm cung cấp điện không khẩn cấp được hiểu là:

Điều 5. Ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp

 

Bên bán điện ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp trong các trường hợp sau:

 

1. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch của bên bán điện khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện, điều hòa, hạn chế phụ tải do thiếu điện và các nhu cầu khác theo kế hoạch.

 

2. Ngừng cấp điện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp để đảm bảo an toàn phục vụ thi công các công trình.

 

3. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo yêu cầu của bên mua điện.

– Thông tư số 30/2013/TT-BCT

 

Thứ ba, Ngừng, giảm mức cung cấp điện trong trường hợp khẩn cấp được hiểu là:

Điều 6. Ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp

 

Bên bán điện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trong các trường hợp sau:

 

1. Do có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.

 

2. Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.

 

3. Do hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa sự an toàn của hệ thống điện.

 

4. Do sự kiện bất khả kháng.”

– Thông tư số 30/2013/TT-BCT

 

Thứ tư, Trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp:

Quy định tại Điều 9, Thông tư số 30/2013/TT-BCT như sau:

 

Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định khẩn cấp, bên bán điện có quyền ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp, sau đó thực hiện các công việc sau:

 

1. Xác định nguyên nhân, phạm vi ảnh hưởng, thời gian dự kiến cấp điện trở lại.

 

2. Thông báo cho bên mua điện biết theo hình thức thông báo đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện, bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp.

 

3. Bên bán điện phải ghi đầy đủ thời gian, nguyên nhân, trình tự thao tác ngừng, giảm mức cung cấp điện vào sổ nhật ký công tác hoặc nhật ký vận hành.

 

4. Trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện do hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa sự an toàn của hệ thống điện, bên bán điện phải đảm bảo thực hiện cắt, giảm đúng lượng công suất phụ tải được tính toán và phân bổ theo quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện.

 

5. Phối hợp với các bên có liên quan khẩn trương khắc phục các nguyên nhân dẫn đến ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp để cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất.

Như vậy,  

– Đối với trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp phải được thông báo trước cho bên mua điện 05 ngày và theo nguyên tắc sau: 

1/ Gửi thông báo bằng văn bản hoặc thông báo bằng hình thức khác đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện cho khách hàng sử dụng điện trung bình trên 100.000kWh/tháng và khách hàng sử dụng điện quan trọng biết;

 

2/ Thông báo trong 03 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng điện còn lại.

– Đối với trường hợp khẩn cấp thì Thông báo cho bên mua điện biết theo hình thức thông báo đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện, bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp.

Do vậy: Với trường hợp của bạn hoàn toàn có thể gửi tới cơ quan điện lực và dựa theo hợp đồng mua bán điện để giải quyết tranh chấp, trường hợp không thể giải quyết được thì có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu cắt điện không có lý do và không bảo đảm thời hạn báo trước gây thiệt hại cho bên mua điện.

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *