Tư vấn xử lý về bồi thường thiệt hại và giải quyết tai nạn giao thông theo luật

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi để xảy ra tai nạn giao thông thì một trong những vấn đề đặt ra là trách nhiệm bồi thường của người gây ra tai nạn. Vậy, Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về trách nhiệm bổi thường thiệt hại trong vụ án tai nạn giao thông đường bộ?

Mục lục bài viết

1. Tư vấn xử lý về bồi thường thiệt hại và giải quyết tai nạn giao thông theo luật ?

Thưa luật sư. Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi một vấn đề như sau. Khi đang điều khiển xe máy trên đường, do bụi bay vào mắt nên em trai tôi đã va chạm với một người đi bộ trên đường. Sau khi va chạm xảy ra, csgt đã máy của em trai tôi, em tôi đã đưa người bị nạn vào bệnh viện và chi trả tiền viên phí.

Gia đình họ cũng đồng ý tự thoả thuận giải quyết, nhưng họ yêu cầu gia đình tôi phải có người ở lại bệnh viện để chăm sóc cho đến lúc ra viện thì mới giải quyết tiếp. Sau khi kiểm tra thì người đó phải khâu 5 mũi ở chân và tay bị xây xát nhẹ. Xe máy của em tôi hiện đã bị tạm giữ. Tôi muốn hỏi, trong trường hợp này thì gia đình tôi có trách nhiệm phải chăm sóc người bị nạn cho đến lúc ra viện hay không, như vậy có phải là họ đang gây khó dễ cho em tôi. Nếu đến lúc ra viện họ lại không chịu giải quyết thì phải xử lý thế nào? Nhà tôi ở lạng sơn còn vụ việc xảy ra ở thái nguyên, hiện tại e tôi vẫn là sinh viên và việc này nếu không được giải quyết nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.

Rất mong nhận được tư vấn của luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Tư vấn xử lý về bồi thường thiệt hại và giải quyết tai nạn giao thông theo luật ?

Luật sư trả lời:

Em trai quý khách điều khiển phương tiện và bụi bay vào mắt dẫn đến không điều khiển tốt và gây ra va chạm với phương tiện khác. Với lỗi vô ý và do sự kiện khách quan gây ra cùng hậu quả chưa nghiêm trọng (thiệt hại về sức khỏe dưới 31% hoặc thiệt hại về tài sản dưới 50 triệu đồng) thì em trai quý khách không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây ra thiệt hại cho người khác theo Điều 260 017.

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Nhưng trách nhiệm dân sự vẫn đặt ra đối với em trai quý khách. Cụ thể, em trai quý khách phải thực hiện:

– Bồi thường chi phí khám, chữa vết thương cho người bị hại;

– Bồi thường chi phí cần thiết cho việc phục hồi sức khỏe của người bị hại;

– Bồi thường tiền công, tiền lương bị mất cho người bị hại nếu người bị hại phải nghỉ việc do tai nạn gây ra;

– Nếu người bị hại phải nằm viện thì em trai quý khách còn phải thanh toán phần thu nhập bị mất của người nhà người bị hại phải nghỉ việc chăm người đó. Nhưng người bị hại có yêu cầu người nhà em trai quý khách phải chăm sóc cho đến khi người đó ra viên. Yêu cầu này – theo quý khách là gây khó khăn nhưng yêu cầu này là có căn cứ pháp luật và hoàn toàn không có gì quá đáng nếu họ không yêu cầu với thái độ gay gắt, ép buộc. Vì nếu em trai quý khách không nhờ người nhà chăm người bị hại thì người đó phải nhờ đến người nhà rồi sau đó quý khách cũng phải trả thu nhập bị mất cho người nhà của người bị hại.

Điều này được quy định cụ thể tại khoản khoản 1 Điều 590 như sau:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;”

Gia đình quý khách chỉ cần thực hiện bồi thường thiệt hại theo đúng mức nêu trên. Khi bồi thường, cần đề nghị người bị hại xác nhận đã nhận.

Về phía cảnh sát giao thông, trách nhiệm của họ là phải xác minh sự việc để xử lý đúng theo pháp luật. Chính vì vậy, vụ việc trên sẽ bị điều tra xác minh để xem có dấu hiệu hay chỉ là hay chỉ là tai nạn do sự cố.

Thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày kể từ ngày tạm giữ và có thể kéo dài không quá 30 ngày đối với vụ việc có tình tiết phức tạp theo quy định tại khoản 8 Điều 125:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
.”

>> Xem ngay:

2. Mình cần vấn đề tai nạn giao thông và bồi thường ?

Thưa luật sư, Bố tôi điều khiển ô tô vượt sai quy định tại đèo dẫn đến tai nạn với một xe ô tô cùng chiều. Công an đã làm việc ghi nhận. Và 2 bên có viết giấy với nội dung là thống nhất cho bố tôi sửa chữa xe cho người ta lại như ban đầu có xã xác nhận. Bên bố tôi đã sửa chữa xe xong.

Nhưng do nhiều vấn đề công việc, bảo hiểm nên xe sửa hơi lâu khoảng một tháng rưỡi. Giờ xe sửa xong rồi người ta có ý k muốn nhận. Không nghe điện thoại của nhà tôi. Giờ hỏi thì người ta nói là xe người ta là xe công ty. Đòi bên tôi phải bồi thường thêm khoản không có xe họ mất đi một khoản thu nhập. Xin hỏi:- xe họ sửa xong theo hoá đơn có cả thuế hết 65 triệu. Thì bố tôi bị xử như thế nào. Bị phạt hành chính hay có thêm trách nhiệm hình sự nữa. – về phần bồi thường. Bên nhà tôi có phải bồi thường thêm việc không có xe để đi lại họ mất một khoản kinh tế nào đó hay không. – giờ nếu người ta không nhận xe thì xử lý như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi : Nguyễn Anh Dũng

– Nguyễn Anh Dũng

>> Xem ngay:

3. Xử lý và bồi thường tai nạn giao thông với lỗi không giữ khoảng cách an toàn trong tham gia giao thông ?

Xin chào ! tôi xin được công ty tư vẫn hỗ trợ giúp tôi trường hợp sau: tôi có chiếc xe tải 1.9 tấn, trong quá trình lưu thông xe tôi bị tai nạn. Cụ thể như sau: xe tôi không chở quá tải, không chở hàng cấm lưu thông đúng làn đường thì bị xe tải cẩu chở theo 1 chiếc xe lu đi cũng chiều phía trước tuột dốc lao thẳng phần đuôi vào cabin trước xe tôi.
Tai nạn làm xe tôi hư hỏng phần lớn cabin, tài xế bị gãy chân. Sau khi gây tai nạn, bên csgt lập biên bản hiện trường và có xử phạt bên tôi lỗi không giữ khoảng cách (tôi không lưu thông trên cao tốc mà là đường tỉnh). Khi đem xe về gara thì ước tính phải thay thế toàn bộ cabin và máy, tổng thiệt hại khoảng 350 triệu đồng. Tuy nhiên phát sinh mâu thuẫn: xe gây tai nạn không mua bảo hiểm thân vỏ (xe tôi có mua) nên chắc mức bồi thường không đủ. Hơn nữa đại diện công ty bảo hiểm bên tôi không chấp nhận việc tôi bị csgt xử phạt về khoảng cách. Vậy xin luật minh khuê tư vấn giúp tôi các vấn đề sau:

1. Tôi sẽ phải làm như thế nào để bên gây tai nạn và bảo hiểm có trách nhiệm sửa chữa xe của tôi, vì tôi không sai nên tôi không muốn thỏa thuận mình phải cùng chịu chi phí sữa chữa.

2. Hiện nay tiền viện phí cho lái xe tôi vẫn phải trả, sau này bên gây tai nạn có hoàn lại không và tỉ lệ hoàn là bao nhiêu ?

3. Nếu tôi không thể thỏa thuận các mức bồi thường với bên chủ xe gây tai nạn, tôi phải làm gì để có lợi nhất ? Các bước thực hiện ra sao? Tôi mong được sự giải đáp. Kính chào và cảm ơn!

Xử lý và bồi thường tai nạn giao thông với lỗi không giữ khoảng cách an toàn trong tham gia giao thông ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

– Về vấn đề bồi thường của bên bảo hiểm và bên gây tai nạn:

Căn cứ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:

“Điều 14. Nguyên tắc bồi thường

Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Vì vậy khi có tai nạn xảy ra đáp ứng yêu cầu để bên bảo hiểm có thể thực hiện nghĩa vụ của họ, bạn có thể đến công ty bảo hiểm yêu cầu bên bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ của mình. Đối với bên gây tai nạn thì việc cảnh sát giao thông đã xác định bạn vi phạm lỗi không giữ khoảng cách tức là việc bị thiệt hại của bạn bạn đã có lỗi, và như vậy, việc đề nghị bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào mức độ lỗi của bạn và thỏa thuận các bên.

có các quy định :

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.”

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Pháp luật không có quy định cụ thể mức bồi thường bao nhiêu bởi tùy từng vụ việc sẽ có thiệt hại cụ thể, tùy trường hợp và tùy vào sự thỏa thuận các bên mà đưa ra mức bồi thường khác nhau. Tiền viện phí bạn có thể yêu cầu bên gây thiệt hại thanh toán. Nếu không có sự thỏa thuận được của hai bên thì bạn có thể tiến hành khởi kiện. Bản án của tòa án sẽ xác định khoản bồi thường của bên gây thiệt hại.

Vì vậy Tòa án có thể xem xét hành vi phạm tội của tội phạm để làm căn cứ định khung mức hình phạt cũng như mức bồi thường cho bố bạn. Cụ thể như sau:

Tại Mục II.1 có hướng dẫn chi tiết:

“Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

….

1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

….

1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

b) Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

Hồ sơ khởi kiện ( ) gồm:

– (Mẫu đơn)

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền.Ngoài ra bạn cần nộp các khoản án phí theo quy định.

>> Bài viết tham khảo thêm:

4. Bồi thường tai nạn giao thông khi bị xe trộn bê tông đâm vào ?

Kính thưa luật sư! tôi kính nhờ luật sư tư vấn và giải đáp cho trường hợp của con tôi ạ. Trên đường chở con đi học, chồng tôi và hai con đã bị xe trộn bê tông đậm từ sau tới. Hậu quả là con gái tôi mất sau hai ngày nằm viện, chồng và con trai tôi bị đập cơ cẳng chân. Vậy xin luật sư cho biết trường hợp nhà tôi sẽ được bồi thường như thế nào và lái xe gây tai nạn bị xử phạt như thế nào ạ?

Xin cảm ơn luật sư.

Bồi thường tai nạn giao thông khi bị xe trộn bên tông đâm vào ?

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cần xác định yếu tố lỗi thuộc về bên nào để xác định trách nhiệm bồi thường .Trong trường hợp người điều khiển xe trộn bê tông vi phạm luật giao thông và lỗi hoàn toàn do người đó, gây ra tai nạn thì người điều khiển xe trộn bê tông sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật.

– Thứ nhất, trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 260 :

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, với hành vi này,người điều khiển xe trộn này có thể bị phạt tiền từ 30triệu đồng đến 100triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, tòa án sẽ căn cứ đến các yếu tố như tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác để có quyết định cho phù hợp.

– Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo quy định của về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

=> Ở đây thì chưa tính được số tiền bồi thường cụ thể do còn nhiều khoản tiền chưa cụ thể như thiệt hại về tài sản, chi phí mai táng, thiệt hại về tổn thất tinh thần, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng…Các bên có thể tiến hành tự thỏa thuận về mức bồi thường này hoặc nhờ bên thứ ba là công an hay cao hơn là tòa án hòa giải giúp.

>> Xem ngay:

5. Tư vấn về trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông ?

Thưa luật sư, Cho mình hỏi là xe mình bị người khác gây tai nạn. Theo đó, cả 2 đều bị giữ xe để xử lý. vậy mình có được đền bù hay gì không vậy? nếu có thì cần làm thủ tục gì ?

Kết quả hình ảnh cho tranh vẽ tai nạn giao thông

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo Điều 587 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

” Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, nếu phía bên kia có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo đó, những căn cứ được bồi thường bao gồm như sau:

” Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Nếu bên kia và bạn không tự thỏa thuận được với nhau về vấn đề bồi thường bạn có thể nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án nơi bị đơn cư trú để được giải quyết.

>> Bài viết tham khảo thêm:

6. Bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông ?

Thưa luật sư, Tôi đang điều khiển xe máy đi đúng phần đường, (lề phía tay phải đường quốc lộ); bất ngờ, một em bé lao từ bên kia đường qua trước mặt xe tôi, tôi phanh gấp nhưng không kịp nên quệt vào bé, bị xây xước nhẹ. còn tôi bị ngã xô đi, rạn xương sườn. Tôi muốn hỏi luật sư: trong trường hợp này , gia đình em bé có kiện tôi thì tôi có bị xử lí không? khi đó do không đau nặng, nên em bé được đưa vào viện khám ngay, nên không có sự can thiệp của cảnh sát giao thông ?

Rất mong được sự tư vấn của luật sư!

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định định tại Điều 260 017.

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Tuy nhiên tội phạm chỉ cấu thành khi bạn có lỗi vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ. Nếu bạn không có lỗi như đi sai làn, ,sử dụng chất kích thích.. với thông tin bạn đưa ra chưa phát hiện phần lỗi của bạn nên bạn chưa bị xem xét cấu thành tội phạm này.

Về vấn đề bồi thường dân sự cho thiệt hại về sức khỏe thì cụ thể mức bồi thường là là thiệt hại thực tế xẩy ra. quy định căn cứ bồi thường:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Vì thiệt hại xẩy ra là về cả 2 phía nên hai bên nên thống nhất thỏa thuận về mức bồi thường. Trường hợp không thống nhất được thì giải quyết về vấn đề mức bồi thường này tại tòa án dân sự.

>> Bài viết tham khảo thêm:

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông ? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *