Tư vấn xử lý hành vi đánh người gây thương tích?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi đánh người khác là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hình sự và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự nếu gây ra những tổn thất cho nạn nhân. Luật sư tư vấn và giải đáp những quy định pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn xử lý hành vi ?

Kính gửi Luật Sư, em tìm thấy thông tin của Luật Sư trên http://luatminhkhue.vn Em có một tình huống về tội dùng dao dâm người khác bị thương. Người phạm tội là em trai em, năm nay 21 tuổi. Rất mong Luật Sư giúp em có thông tin để giúp em mình giảm nhẹ hình phạt.

Tình huống là: Em của em trên đường đi làm, bị hai người chặn đường đánh, trong đó có người bị hại. Trong lúc giằng co, em của em đã dùng dao thái trong người, đâm người bị hại 3 lần, làm thủng bụng của người bị hại (Em chưa xác nhận được tình trạng thương tích bao nhiêu %) gia đình em đang chạy chữa cho người bị hại.

Em xin hỏi Luật sư, trong trường hợp này, em của em có bị phạt tù hay không? Nếu có thì bao nhiêu năm tù? Em có tham khảo bộ luật hình sự, có thấy trong Điều 51, có nêu những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Em thấy trong tình huống của em em, có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

– Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả(cụ thể là gia đình em đang chăm lo người bị hại tới khi họ xuất viện);

– Đây là lần đầu tiên phạm tội;

– Bị người bị hại chặn đánh trước, trong lúc giằn co mới phát sinh tội;

– Em của em cũng đã ăn năng hối cải, thành thật khai báo sự việc;

Không biết những tình tiếc trên có thể giúp em của em giảm nhẹ hình phạt hay không? và nếu bị ở tù thì sẽ bị bao năm tù. Có cách gì để em của em chịu mức hình phạt thấp nhất không? Em mong nhận được sự tư vấn của Luật sư!

Em chân thành cảm ơn!

Người gửi: huong tran

Tư vấn xử lý hành vi đánh người gây thương tích?

Trả lời.

Có thể thấy hành vi của em trai bạn thuộc vào tội có ý gây thương tích theo Điều 134 . Theo đó

“1. Người nào hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

…”

Như vậy, căn cứ vào tỷ lệ thương tích đã gây ra cho người bị hại thuộc vào trường hợp nào thì sẽ quyết định hình phạt thuộc vào khung hình phạt đó.

Tuy nhiên, theo Điều 51 , nếu em trai bạn có các hành vi thuộc vào các tình tiết làm giảm nhẹ tội phạm thì sẽ được giảm nhẹ.

Ngoài ra, theo như Điều 54 có quy định:

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, tòa án có thể xem xét áp dụng hình phạt dưới khung nếu đáp ứng được điều kiện nêu trên.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

2. Tình tiết giảm nhẹ tội đánh người gây thương tích?

Chào Luật sự, luật sư cho tôi hỏi về trường hợp của anh tôi dưới đây có bị khởi tố và đi tù hay không? Cách đây khoảng 2 tháng, anh tôi có đi đám cưới của 1 người bạn và có ngồi chung với mấy Bác hàng xóm. Sau khi dự tiệc đám cưới xong thì có 1 bác trong bàn mời mọi người về nhà bác đó chơi. Khi về nhà thì bác đó có mang ra thêm 1 thùng bia và nói:

Hôm nay bác mời, uống hết rồi về nhé. Trong khi mọi người đang vui vẻ chơi thì có 1 thanh niên hàng xóm nhà bác đó cũng đã say rượu bước vào nhà. Mấy bác này cũng mời người đó 1 ly, nhưng vì người đó đã say rượu nên ăn nói xấc xược, mấy bác này mời người đó về. Trong bàn ăn lúc đó toàn người lớn tuổi chỉ có 1 mình anh tôi là thanh niên. Nên người thanh niên đó sau khi bị mời về cảm thấy không phục nên đã quay qua chỉ vào mặt anh tôi và hỏi: “Mày là thằng nào?” Sau đó Bác chủ nhà liền nói: Nó cũng lớn rồi, có 2 con rồi mày gọi nó là em là được rồi”. Người thanh niên đó liền chỉ thẳng vào anh tôi và nói: “Tao gọi mày là thằng C được không?” anh tôi cũng không nói gì. Bác chủ nhà liền đuổi người thanh niên đó ra khỏi nhà mình. Hai người giằng co ra tới ngoài cổng, vừa giằng co người thanh niên vừa chửi, văng lời tục vào mọi người. Sau đó, anh tôi đi ra can hai người. Người thanh niên đó thấy anh tôi ra liền đấm anh tôi 1 cái sưng miệng. Anh tôi tức quá liền chạy vào nhà vài lấy cái vá ép xe máy đập người đó 1 cái trên đầu dẫn tới chấn thương khoảng 20%. Sau khi sự việc xảy ra gia đình tôi đã lo thuốc men viện phí cho anh ta. Hiện đã hồi phục nhưng gia đình anh ta đòi gia đình tôi phải bồi thường 70 triệu đồng. Nhà anh tôi rất nghèo nên khả năng bồi thường là không thể. Mong luật sự xem xét có tình tiết giảm nhẹ nào không? Và trường hợp này anh tôi có phải đi tù hay không? ​

Rất mong sớm nhận được thư phản hồi của luật sư. Chân thành cảm ơn.​

Tư vấn xử lý hành vi đánh người gây thương tích?

Luật sư tư vấn luật hình sự về hành vi đánh người, gọi:

Trả lời:

Căn cứ Điều 134 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;”

Như vậy, anh bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho người khác theo khoản 1 Điều 134 nêu trên, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Về tình tiết giảm nhẹ: bạn có thể tham khảo Điều 51 .

Theo đó, khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Vậy nếu anh bạn có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ thuộc Điều 51 của luật này thì theo quy định tại Điều 54 , anh bạn có thể sẽ được giảm xuống mức hình phạt thấp nhất của khung hình phạt đó, tức là phạt cải tạo không giam giữ từ 06 tháng đến 03 năm. Trong trường hợp anh bạn chỉ có 1 tình tiết giảm nhẹ thuộc Điều 51 thì nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTPhướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì sẽ được Tòa án cho phép hưởng án treo.

3. Xảy ra xô xát, đánh người gây thương tích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Thưa luật sư, cho em hỏi: Hôm trước em và thằng em của em đi ăn cỗ đầy tháng ông anh thì có ngồi cùng bàn ăn với H (anh em quen biết nhau bình thường cũng từ lâu rồi), mấy anh em ăn uống xong sau lại rủ nhau đi hát karaoke. Sau khi đi hát thì thấy H cũng có gọi thêm vài người bạn đến phòng hát cùng sau đó không hiểu sao đang hát thì em có xích mích với bạn của T.

Hai bên xảy ra xô xát, sau đó được em và mọi người can ngăn. Sau đó, không nhớ H có trách móc gì em khiến em bức xúc cầm chai bia lên đập vào đầu H rồi đuổi H về thì H chạy về. Hai ngày sau, nghe thấy tin H đi viện cấp cứu em đã đến viện thăm hỏi sức khoẻ thì H bảo H cũng đỡ rồi không sao. Nhưng sau vài ngày, em lại được anh đội trưởng đội hình sự gọi bảo nhà nó (tức bố H) viết đơn kiện em và đòi em bồi thường tiền viện phí cho gia đình H và H. Bố em và anh trai em có đến nhà H mua quà thăm hỏi và đưa cho gia đình nhà H năm triệu đồng, em cũng có đến nhà H, mua quà thăm hỏi và gửi lời xin lỗi tới H và bố mẹ H. Tưởng mọi chuyện xong rồi nhưng sau khoảng hơn 1 tháng nay thì anh công an đội trưởng đội hình sự lại gọi cho em và bảo gia đình nhà H lại giục anh công an nên anh công an gọi điện bảo em nói với bố mang khoảng 15-20 triệu nữa đến nhà nó xin gia đình nó đi cho xong nếu không sẽ bắt em đi tù.

Vậy Luật sư cho em hỏi bây giờ em phải làm thế nào ạ ? Sự việc của em đúng 100% là như vậy. Liệu em có bị công an bắt và phạt tù vì tội gì không ạ? Mong Luật sư giải đáp giúp em ! Em cảm ơn Luật sư ạ !

Xảy ra xô xát, đánh người gây thương tích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Trả lời:

Điều 134 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, và Điều 155 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức….”

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì đối với hành vi cố ý gây thương tích của bạn nếu rơi vào Khoản 1 của Điều 134 nêu trên thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như người bị hại yêu cầu.

>> Tham khảo thêm nội dung:

4. Tư vấn về hành vi đánh người gây thương tích?

Kính gửi Quý công ty! Tôi xin được tư vấn một vấn đề như sau: Gia đình tôi có anh trai mở xưởng may nằm cạnh một khu đất làm trang trại của hàng xóm, xưởng may này đã xây hết đất, anh trai tôi biết điều này nên chỉ làm cửa sổ theo kiểu tự đẩy ngang sang hai bên để mở cho mát, nhưng vì hàng xóm đã tìm cách không cho anh trai tôi mở cửa sổ, anh hàng xóm này đã đóng hai cái cột chèn hai bên.

Vì điều này anh trai tôi đã gọi tôi (em trai) và bố tôi nhờ sang nói chuyện với anh hàng xóm bên cạnh nhằm tạo điều kiện cho anh tôi mở cửa sổ nhưng anh hàng xóm kia vẫn không đồng ý cho mở, (khi tôi và bố sang đều không mang vũ khí và ngồi uống nước nói chuyện bình thường). Tôi và bố đã đề nghị anh hàng xóm ra chỗ chèn cột để xem, trong lúc đi ra chỗ chèn cột tôi đã lấy một thanh gỗ với mục đích là khi ra đó sẽ bảy cột để cửa bên anh tôi có thể mở được.

Nhưng vì bố tôi và anh hàng xóm đi trước còn tôi đi giữa cô con gái anh hàng xóm đi sau thấy tôi cầm thanh gậy ở nhà mình, cô con gái lại tưởng tôi có ý định đánh bố mình nên đã xông vào đánh tôi, theo bản năng tôi giơ tay lên đỡ, anh hàng xóm thấy vậy tưởng tôi đánh con gái mình nên đã sai người nhà chốt cửa và lấy gậy đánh, tôi chỉ tự vệ và giằng gậy với anh ta nhưng không may trong lúc giằng co cây gậy va phải đầu làm đầu anh ta chảy máu. Tôi và bố sang nhà anh hàng xóm không phải với mục đích đánh nhau nên thấy anh ta cầm vũ khí đánh mình tôi không đánh mà chỉ chống đỡ mang tính tự vệ, bố tôi thấy tôi bị đánh đã giơ chân lên đỡ đòn kết quả là bị gãy mắt cá không thể bó bột mà phải phẫu thuật, còn tôi không muốn đôi co đánh nhau đã chạy ra mở cổng để chạy về và gọi hàng xóm sang giúp nhưng không thể mở cổng vì cổng chốt rất chặt, người nhà đó có 4 người cầm vũ khí đuổi đánh tôi biết là mình yếu thế vì sang nhà người ta nên không đánh trả mà chỉ chạy để tránh không bị roi đánh, chạy một hồi vì quá mệt, sức yếu và bị đánh nên tôi quỳ xuống xin tha, nhưng anh ta vẫn không tha còn túm cổ áo tôi lên để đánh và mọi người nhà anh ta nhân cơ hội đánh tôi tới tấp. Vì tôi sang nhà anh ta lại không có người làm chứng, nên không biết tôi có khả năng thắng trong vụ này hay không ?

Mong Quý công ty tư vấn, tôi xin chân thành cảm ơn! Rất mong sớm có hồi âm từ Quý công ty.

Tội cố ý gây thương tích khi nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

>> Luật sư trả lời:

5. Đánh người gây thương tích có sử dụng hung khí xử lý thế nào?

Thưa Luật sư, cho tôi hỏi: Cách đây vài ngày, tôi cùng nhóm bạn có ăn liên hoan uống rượu ở nhà tôi. Sau đó, mọi người có rủ nhau đi hát, khi đến quán hát thì tôi có hỏi chủ quán còn phòng không và chủ quán kêu hết phòng. Tôi có gặp một người quen xã giao là bảo vệ quán hát, lúc đó tôi hơi say nên không được tỉnh táo cho lắm. Tôi có nói chuyện hỏi đùa người bảo vệ kia là năm mới lì xì cho em trăm đi, lời qua tiếng lại tôi có lỡ đá nhưng không trúng anh bảo vệ.

Ngay sau đó, tôi bị một số người trong quán lao vào đánh, họ dùng khóa chữ U bằng sắt và bàn ghế ở quán, lúc đó chủ quán còn kêu tắt điện và đóng cửa không cho tôi chạy ra ngoài. Tôi bị đánh ngất đi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp đó tôi có thể tố cáo hành vi của những người đánh tôi không? Ngược lại, phía chủ quán có kiện tôi về tội gây rối, và anh bảo vệ kia có thể kiện tôi tội cướp tài sản không ạ?

Tôi rất mong luật sư trả lời giúp tôi thắc mắc trên, tôi xin chân thành cảm ơn !

Đánh người gây thương tích có sử dụng hung khí xử lý thế nào ?

Luật sư tư vấn Luật hình sự về hành vi cố ý gây thương tích, gọi :

Trả lời:

Những người kia đã cùng phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 134 .

Để xác định trách nhiệm hình sự của tội này, cần phải căn cứ vào mức thương tích, tỷ lệ thương tật gây ra. Có thể thấy trường hợp của bạn là cố ý gây thương tích có sử dụng hung khí nguy hiểm là khóa chữ U và bàn ghế ở quán. Hành vi một số người trong quán cùng xông vào đánh em của bạn là có tổ chức thì những người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 , tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật thì khung hình phạt sẽ khác nhau.

Để đảm bảo quyền lợi cho con của mình, chú bạn gửi tới Cơ quan công an cấp huyện nơi những người đánh em bạn cư trú để yêu cầu giải quyết trong trường hợp này.

Theo Điều 318 thì hành vi của bạn chưa đủ yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng bởi vì bạn chưa từng bị xử phạt hành chính về hành vi này, hậu quả của hành vi này gây ra cũng không nghiêm trọng:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Và hành vi của bạn cũng chưa đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản, bởi vì bạn không dùng vũ lực để làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản (theo Điều 168 ).

6. Ăn bớt tiền dự án và đánh người gây thương tích?

Chào luật sư! Ngày 31 tháng 12 năm 2018 sau khi nhận thông báo từ ban quản lý bản về việc nhận tiền chăm sóc và bảo vệ rừng thì đến tối cùng ngày thì mẹ tôi đến nhận tiền tại nhà ông trưởng bản sau khi nhận tiền về thì mẹ tôi có nói chuyện với bố tôi vì bị trừ một số khoản tiền vô lý thì cả bố mẹ tôi cùng xuống trả lại và yêu cầu trưởng bản giải thích cụ thể.

Trưởng bản đã giải thích và viết ra tờ giấy A4 các khoản tiền bị trừ sau khi nói chuyện và giải thích của ông trưởng bản không thuyết phục và bố tôi xin lấy tờ giấy A4 trưởng bản kê khai các khoản tiền bị trừ để đi hỏi các bên liên quan cho rõ dàng thì trưởng bản không cho và dọa bố tôi là nếu lấy tờ giấy A4 đó ra khỏi nhà ông trưởng bản thì sẽ giết bố tôi. Khi bố tôi cầm tờ giấy ra đến cửa nhà thì bị ông trưởng bản đạp từ đằng sau và dùng gậy đập bố tôi 2 lần thâm lưng và đập vào mặt bố tôi khiến mặt bố tôi bị 1 vết xẹo trên má. Xin hỏi với trường hợp như thế thì gia đình tôi nên kiện cáo đi đâu và thủ tục như thế nào ạ? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Đối với việc ăn chặn tiền chăm sóc và bảo vệ rừng:

Căn cứ vào khoản 3 Điều 1 :

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

3. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.”

Căn cứ vào khoản 1 Điều 355 :

Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”

Theo đó, nếu đã có căn cứ rằng người trưởng bản ăn chặn tiền chăm sóc, bảo vệ rừng của bạn thì bạn nên tố cáo đến công an địa phương để tiến hành điều tra truy tố.

Đối với việc đánh người gây thương tích: Bạn có thể tham khảo qua các bài viết đã được luật sư tư vấn ở trên để biết thêm chi tiết.

Trong trường hợp này của gia đình bạn, bạn nên làm đơn tố cáo ra công an địa phương cả hai hành vi của người trưởng bản để xử lý theo pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *