Tư vấn xác định tội danh và yếu tố đồng phạm theo luật hình sự ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xác định tội danh dựa trên các yếu tố của hành vi cấu thành tội phạm là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo việc xét xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc xác định sai tội danh có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý khôn lường đối với người phạm tội và cơ quan tiến hành tố tụng:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn xác định tội danh và yếu tố đồng phạm theo luật hình sự ?

Xin chào Luật sư! Tôi có câu hỏi về luật hình sự, mong giúp. Tình huống: Ba đối tượng A, B và C là các đối tượng có tiền án về tội trộm cắp tài sản. Biết anh D vừa mới trúng xổ số có nhiều tiền nên A, B và C bàn bạc cùng nhau đột nhập vào nhà anh D để lấy tài sản.

Ngày 22/4/2018, ba đối tượng chuẩn bị kìm cộng lực, chìa khoá vạn năng rồi núp ở sau vườn nhà anh D, tuy nhiên do nhà anh D hôm đó có nhiều người nên cả bọn ra về và thống nhất hôm sau sẽ thực hiện. Ngày hôm sau, do A bị đau bụng nên chỉ có B và C thực hiện hành vi đột nhập vào nhà anh D lấy được 25 triệu đồng. Với tài liệu trên đã xác minh.

Xin hỏi:

1. Định tội danh trong vụ án ?

2. Vụ án có đồng phạm không? Vì sao?

3. Hành vi của A có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội không? Tôi xin cảm ơn !

Người gửi: L.H.S

Trả lời:

Căn cứ theo ,

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt về hành vi mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Li dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

– Hành vi khách quan: hành vi lén lút đột nhập vào nhà để lấy tài sản.

– Khách thể của tội phạm: quan hệ sở hữu (tài sản của D)

– Chủ thể: là cá nhân, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Tuy nhiên, để thỏa mãn là chủ thể của tội phạm, A,B,C còn cần thỏa mãn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 , ):

“1. Người từ đủ 16 tui trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

– Lỗi: lỗi cố ý (đã lên kế hoạch, bàn bạc trước)

– Mục đích: chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, hành vi trên có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 , (cần xét đến tuổi của A,B,C).

“Điều 17. Đồng phạm (, )

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”

Điều kiện để có đồng phạm:

– Thứ nhất: có 2 người trở lên cùng thực hiện tội phạm.

– Phải thực hiện tội phạm một cách cố ý.

Những người này có đủ điều kiên chủ thể đó là năng lực hành vi và năng lực trách nhiệm hình sự. Tức là họ phải có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi cũng như đủ tuổi (để chịu trách nhiệm hình sự phải từ đủ 14 tuổi trở lên)

Như vậy, trong trường hợp này, A,B,C đã có sự bàn bạc và chuẩn bị từ trước, cùng nhau chuẩn bị dụng cụ để thực hịên hành vi trộm cắp tài sản. Như vậy, đã thỏa mãn có từ 2 người trở lên cùng thực hiện tội phạm, ta ngầm hiểu rằng họ có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi vậy ở đây phải xét xem độ tuổi của A,B,C để xem có đổng phạm trong trường hợp này không.

Như đã phân tích ở trên, và dữ liệu bài cho hành động của A,B,C cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173.

Mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù => tội ít nghiêm trọng.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội ít nghiêm trọng là từ đủ 16 tuổi.

Như vậy, trong trường hợp này phải xét xem A, B, C có độ tuổi bao nhiêu.

Ví dụ: A 18 tuổi, B đủ 16 tuổi, C 15 tuổi => có đồng phạm

A 17 tuổi, B,C 14 tuổi => không có đồng phạm

“Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.”

Một hành vi được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải thỏa mãn những điều kiện nhất định.

– Điều kiện thứ nhất là hành vi chấm dứt việc phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát, nghĩa là phải do chính người thực hiện hành vi tự quyết định chấm dứt việc phạm tội mặc dù không có gì ngăn cản việc người đó tiếp tục phạm tội và sự chấm dứt đó phải là việc từ bỏ hẳn ý định thực hiện tội phạm.

– Điều kiện thứ hai là sự chấm dứt việc phạm tội phải xảy ra trong quá trình một người đã có hành vi bắt tay vào việc thực hiện ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện được tội phạm đến cùng, nghĩa là hành vi mà người đó thực hiện chưa thỏa mãn được hết các dấu hiệu của một tội phạm cụ thể mà người đó định phạm.

Trong trường hợp này, điều kiện thứ 2 đã được thỏa mãn. Ta xét đến điều kiện thứ nhất: Việc A đau bụng không phải việc A mong muốn, nếu không bị đau bụng khả năng rất lớn là A vẫn tiếp tục hành vi đột nhập chiếm đoạt tài sản cùng B và C. Do đó hành vi của A không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội.

2. Hướng dẫn cách xác định tội danh ?

Xin chào Xin giấy phép, em có câu hỏi xin được giải đáp như sau: Luật sư giúp em định tội danh trong 02 trường hợp sau:

Câu 1. Chị K có thai 9 tháng tròn, nhưng gần tới ngày sinh nở chị phát hiện chồng mình có vợ bé bên ngoài nên rất buồn, vì thế chị không muốn sinh đứa con này. Do gần tới ngày sinh nở nên chị ở nhà không đi làm, nhà chị sống trong khu chung cư tầng 7. Ngày 13/6/2018 khi đang ở nhà chị bị đau bụng và chị vào nhà vệ sinh, trong lúc đi vệ sinh chị bị đau bụng dữ dội và sinh ra em bé trong bồn cầu. Lúc này trong đầu chị thoáng lên ý nghĩ trả thù chồng. Chị đã giật bồn cầu và em bé lọt xuống hầm cầu. Sau đó chị vẫn sách giỏ đi chợ như thường ngày. Lúc này tại tầng A có chị T đang ở nhà và nghe tiếng trẻ khóc, Chị đi tìm và phát hiện ra tiếng khóc phát ra từ nhà vệ sinh. Chị nhanh chóng gọi người tới đập tolet và cứu đứa bé vẫn còn sống ra.

Câu 2. Anh N là cán bộ an ninh ấp 2, tỉnh D, Tối ngày 19/6/2018 được công an xã giao canh gác trụ sở Uỷ ban nhưng anh đã cùng T và H là 2 dân quân trong ấp lên đường quốc lộ xét xe. Trước khi đi N có cầm theo khẩu súng Col 45 và 2 viên đạn mà y cất giữ từ thời kháng chiến chống Mỹ. Khi chặn xe hơi anh P, anh P không dừng xe, N đã bắn vào xe và làm bà L ngồi trên xe bị chết. Sau khi sự việc xảy ra N đã bỏ trốn. Công an tỉnh D quyết định truy nã N. Ngày 28/9/2018 y giả vờ là công nhân vào xí nghiệp K, lấy trộm xe Wave Honda của công nhân, khi qua cổng 50m thì bị bảo vệ xí nghiệp phát hiên và bắt giữ. Tại cơ quan Công an N đã khai nhận hành vi trên.

Tư vấn về việc định tội danh?

Trả lời:

2.1. Câu hỏi số 1

Căn cứ ,

“Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tui dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Chủ thể của tội này là người mẹ của nạn nhân và người mẹ vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra. Nếu vì lý do khác mà giết con mình vừa đẻ ra thì không thuộc trường hợp phạm tội này. Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là ảnh hưởng của tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Trường hợp đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ dẫn tới bị chết trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là trường hợp sau khi sinh con, người mẹ không có khả năng để nuôi con mình như: bị mất sữa, bị ốm nặng hoặc trong hoàn cảnh khách quan khác.

Như vậy, theo quy định trên thì chị K không phạm tội giết con mới đẻ do chị không hề bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu và cũng không ở trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.

Điều 123 , quy định về như sau:

“Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Đthực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Đlấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man r;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Các yếu tố cấu thành bao gồm:

1. Mặt khách quan:

* Có hành vi làm chết người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống.

– Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:

+ Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm,dùng súng bắn, dùng cây đánh … nhằm giết người khác.

+ Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm (phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác…nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp.

– Có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí

– Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể là:

+ Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội ) tác động lên thân thể nạn nhân. Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức sau: Thực hiện trực tiếp như dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ,…Thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiện phạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn…

+ Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào…

* Về hậu quả: Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

2. Khách thể: Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (đang sống).

3. Mặt chủ quan: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (được thể hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

4. Chủ thể: Chủ thể này bất kỳ là người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Như vậy, theo những phân tích trên, có thể thấy chị K có các yếu tố cấu thành tội giết người do đó chị K sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo đúng quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 123 , : giết người dưới 16 tuổi. Đây được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2.2. Câu hỏi số 2

Căn cứ ,

“Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Tội vô ý làm chết người có các dấu hiệu cơ bản sau:

– Về khách quan, người phạm tội có nhưng hành vi tương tự hành vi của tội giết người; hậu quả xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng tương tự như đối với tội giết người.

– Về ý thức chủ quan của người phạm tội và đây cũng là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người với tội giết người. Đó là lỗi của người phạm tội, người phạm tội vô ý làm chết người thực hiện hành vi của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

Theo quy định tại Điều 11 , thì vô ý phạm tội là tội phạm trường hợp sau đây:

“Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”

Theo như tình huống đưa ra thì anh N đã bắn vào xe và làm bà L ngồi trên xe bị chế, như vậy có thể thấy anh N chỉ có ý định bắn vào xe của anh P nhằm mục đích buộc anh P phải dừng xe mà không hề có ý định giết bà L. Do đó, căn cứ vào hành vi của anh N và căn cứ vào các dấu hiệu đã phân tích ở trên thì anh N sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Khoản 1 Điều 128 nêu trên.

Ngoài ra, Khoản 1 Điều 173 , quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”

Như vậy, N sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người và tội trộm cắp tài sản.

3. Cách định tội danh đối với tội cướp tài sản ?

Xin chào luật sư! Cho em hỏi câu này: L,S,C bàn bạc lên khu vực đào vàng của xã H để chiếm đoạt tài sản của người đào vàng. Khi đi theo chúng mang theo 3 khẩu AK và 3 quả mìn. Khi đến hang B thì chúng phát hiện tổ đào vàng của N đang nghỉ ngơi, bọn chúng ập vào lán, dơ súng đe dọa và khống chế cả tổ nộp hết tài sản. N bỏ chạy liền bị ép cầm cành cây đánh bị thương nhẹ, đồng thời L và C chĩa nòng súng AK lên trời bắn chỉ thiên để uy hiếp tạo điều kiện cho S lấy tài sản. Trong những loạt đạn mà L và C bắn lên trời có 1 viên đạn trúng vào vách đá và rơi vào D làm D chết (D thuộc tổ đào vàng). Xác định các vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành phạm tội của hành vi vi phạm pháp luật đó?

Mong luật sư giải đáp. Em xin cảm ơn!

>>

Trả Lời:

1. Hành vi của L, S, C bàn bạc để chiếm đoạt tài sản của những người đào vàng cấu thành tội cướp tài sản. Theo đó cướp tài sản được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý.

Mặt khách quan của tội cướp tài sản có một trong các dấu hiệu sau:

– Có hành vi dùng vũ lực là hành vi của người phạm tội dùng sức mạnh có tính vật chất tác động vào thân thể của người chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm những người đó không thể kháng cự lại hoặc làm tê liệt ý chí kháng cứ hay khả năng kháng cự của người đó để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản;

– Có hành vi đe dọa dùng ngy tức khắc vũ lực là hành vi cụ thể của người phạm tội biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị tấn công;

– Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự là hành vi mà người phạm tội có thể thực hiện thông qua cử chỉ, lòi nói, thái độ hoặc hành động khác với những thủ đoạn khác nhau với mục đích làm cho người bị tấn công tê liệt ý chí kháng cự để chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm của dạng hành vi này người phạm tội không tác động bằng sức mạnh vật chất vào người bị tấn công mà dùng các thủ đoạn tinh vi để tác động vào thể chất, tinh thần của người bị hại.

Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

Theo ,

“Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

2. Hành vi của L, S, C sử dụng 3 khẩu AK và 3 quả mìn để đi cướp thì hành vi này cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyện, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

Mặt khách quan: có hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, có hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

“Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (, )

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

c) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người tr lên mà tng tỷ lệ tn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đng;

đ) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tng tỷ lệ tn thương cơ thcủa những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

đ) Vật phạm pháp có slượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

3. Hành vi của L và C bắn chỉ thiên để uy hiếp không may trong loạt đạt của 1 trong 2 người này đã trúng vách đá mà rơi vào đầu D làm cho D chết, với hành vi này cấu thành tội vô ý làm chết người theo điều 128 ,

Vô ý làm chết người được hiểu là hành vi nguy hiểm được thực hiện quá tự tin hoặc vì cẩu thả đã gây hậu quả làm chết người khác.

Mặt khách quan: có hành vi nguy hiểm cho xã hội là nguyên nhân trực tiếp gây chết người khác mặc dù bản thân họ không mong muốn. Hậu quả chết người là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này

Mặt chủ quan: người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì quá cẩu thả.

Vô ý vì qúa tự tin: trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến hậy quả chết người nhưng lại chủ quan cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Vô ý vì cẩu thả: trường hợp này người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó

“Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

“Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy ngoài các tội danh trên thì ở đây có dấu hiệu của phạm tội có tổ chức, tính chất nguy hiểm.

4. Tư vấn xác định tội danh khi bị vu khống, đòi bồi thường danh dự ?

Nhờ luật sư tư vấn giúp: Tôi năm nay 25 tuổi. Là một sĩ quan quân đội. Tôi có quen với một chị năm nay 30 tuổi đã có gia đình. Tuy mới quen nhưng hai chị em nói chuyện có vẻ hợp nhau. Một lần chị và bạn chị có mời tôi đi ăn uống về hơi trễ. Tôi chở chị về rồi có dừng ở chỗ vắng tâm sự. Rồi cả hai cũng hơi quá khi đã quan hệ tình dục với nhau. Bất ngờ là chồng chị xuất hiện.

Chồng chị có mang theo sẵn côn nhị khúc và anh ta đánh tôi. Anh ta quay phim chụp hình và hỏi tôi nhiều về bản thân. Hậu quả tôi bị thương ở đầu và mặt phải khâu hơn 10 mũi. Nhưng chính anh ta và một người là học trò của anh ta đưa tôi đi viện (anh ta dạy võ). Ở bệnh viện anh ta nói khi nào khoẻ phải gặp anh ta để nói chuyện. Cách một tuần anh ta hẹn gặp tôi và tôi đồng ý. Anh ta nói có hai cách giải quyết việc này: Môt là anh ta đã làm đầy đủ thủ tục hồ sơ để kết án tôi về những tội danh sau: cố ý dàn cảnh ngã xe máy để cướp tài sản, , quan hệ với phụ nữ đã có gia đình. Anh ta nói có thể tôi sẽ phải ngồi tù khoảng 1 năm rưỡi. Vì người nhà anh ta làm ở bộ công an đã lo đầy đủ thủ tục rồi. Hai là lúc đánh tôi anh ta có hai nhân chứng là học trò anh ta và người chị gái của chị bạn tôi. Anh ta bảo rằng họ sẵn sàng làm chứng rằng tôi phạm những tội như vậy. Vì khi đưa tôi ra viện thì chìa khoá xe máy của chị bạn tôi nằm trong túi quần tôi. Cách giải quyết thứ hai anh ta đưa ra là nếu tôi không muốn bị ảnh hưởng gì đến tương lai sự nghiệp thì phải bồi thường tiền danh dự nhân phẩm cho anh ta là 100 triệu đồng.

Nếu không anh ta sẽ khởi kiện tôi ra toà. Tôi không đồng ý và đã bảo anh ta là tôi chỉ xin lỗi gia đình anh chị. Tôi chấp nhận bồi thường chi phí sửa xe máy do tôi có ngã thật vì tôi hơi say cộng với tiền viện phí mà anh ta với người chị gái của chị bạn tôi đã thanh toán cho tôi. Hai phí đó chỉ hết khoảng 1 triệu đồng nhưng tôi nói sẽ đưa cho anh ta 5 triệu và hai bên giải hoà không liên quan gì đến nhau. Tôi cũng chấp nhận lời đề nghị của anh ta là không có bất kỳ liên lạc nào với vợ anh ta nữa. Anh ta nói nếu không đc 100 thì ít nhất cũng phải 50 triệu. Sau đó bỏ về. Đến tối hôm đó học trò của anh ta có gọi điện thoại cho tôi và hỏi ý định của tôi như thế nào. Tôi khẳng định lại như hồi sáng tôi nói chuyện với anh ta. Giữa tôi và chị vợ anh ta tất cả đều do tự nguyện. Tôi không có ý định dàn xếp cướp tài sản, cũng không phải hiếp dâm như anh ta nói. Tôi với chị quen nhau chưa đầy hai tháng nên mọi chuyện cũng là lần đầu nên chưa có hậu quả gì.

Vậy tôi muốn hỏi luật sư là tôi phạm những tội danh gì? Sẽ bị xử lý ra sao trước pháp luật? Và anh chồng của chị bạn tôi phạm những tội danh gì? Và sẽ bị xử lý ra sao trước pháp luật ?

Cảm ơn và mong nhận sự tư vấn của luật sư!

Trả lời:

4.1. Bạn quan hệ với người có gia đình và bị chồng người đó bắt gặp và hành hung, sau đó yêu cầu đòi bồi thường danh dự 100 triệu đồng hoặc phải ngồi tù có phạm tội gì không

Theo quy định tại điều 182 , về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chng mà vn duy trì quan hệ đó.”

Hành vi chung sống như vợ chồng: Là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

Trường hợp của bạn chỉ có hành vi quan hệ tình dục với người đã có gia đình trên cơ sở tự nguyện nhưng không có hành vi chung sống như vợ chồng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4.2. Chồng của chị kia phạm tội gì

Trường hợp chồng của bạn bạn có bạn, thì hồ sơ sẽ được chuyển đến cho Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh lại nguồn tin và tình tiết vụ án. Nếu xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự còn nếu không thấy dấu hiệu thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Việc xác định sự thật của vụ án thuộc về nghĩa vụ của các cơ quan tố tụng có thẩm quyền, bạn có quyền chứng minh mình vô tội nhưng không buộc phải chứng minh.

Như vậy anh ta có thể phạm vào tội vu khống theo Điều 156 ,

“Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền nhng điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.”

Ngoài ra anh ta có thể bị khép vào tội cướng đoạt tài sản theo Điều 170 ,

“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư/ chuyen viên trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *