Tư vấn về việc nhắn tin, gọi điện quấy rối đòi nợ của Home Credit

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi văn phòng luật sư minh khuê, em trai tôi có mua điện thoại trả góp vào tháng 6/2017 và không có khả năngchi trả với tổng số tiền là gần 05 triệu đồng. Tôi cũng không muốn trả giúp em trai số tiền này vì lý do cá nhân.

Mục lục bài viết

01 tuần này tôi bị nhân viên của liên tục gọi điện nhờ hỗ trợthanh toán và bị làm phiền rất nhiều, 01 ngày có đến khoảng 10 cuộc điệnthoại đòi nợ, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Vì em trai tôi đã chohome credit số điện thoại của tôi. Nhiều lần tôi đã báo với home credit là tôi không muốn và không có khảnăng thanh toán nhưng phía công ty vẫn làm phiền. Riêng điện thoại thì tôikhông thể tắt được vì liên quan đến công việc. Vậy nhờ luật sư tư vấn cho tôi cách khởi kiện hoặc cách tránh làm phiền củahome credit. Trân trọng cảm ơn. * think about the environment before you print. **ü*.

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Điều 466 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo thông tin bạn cung cấp, em trai bạn có mua điện thoại trả góp tại Home credit nhưng chưa trả nợ và nay đến kỳ hạn trả nợ em trai bạn cũng chưa trả đủ số tiền đã vay và tiền lãi.

2.1. Quy định của pháp luật dân sự về việc mua bán tài sản trả góp

Điều 453 quy định về mua trả chậm, trả dần như sau:

“1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Pháp luật không quy định như thế nào là trả góp, tuy nhiên bản chất của việc mua trả góp chính là một hình thức của trả chậm, trả dần theo quy định của pháp luật dân sự. Theo quy định của pháp luật dân sự thì khi bên mua trả đủ toàn bộ số tiền mua hàng (ở đây là mua trả góp điện thoại di động) thì sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản mua trả chậm trả dần đó trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Quan hệ giữa em trai của bạn và bên bán điện thoại trả góp được ràng buộc bởi hợp đồng mua bán tài sản (điện thoại) với hình thức mua trả chậm, trả dần (hay còn gọi là trả góp).

Điều 440 của quy định rằng bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả. Ở đây em trai bạn đang mua trả góp nghĩa là trả tiền theo kỳ hạn, thường mỗi tháng sẽ phải trả một số tiền nhất định nào đó trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán trả góp.

Do vậy, việc chậm đóng tiền trả góp hàng tháng để mua điện thoại với số tiền 5 triệu đồng của e trai bạn đã vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng (chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền trả góp).

Bên cạnh các hình thức xử lý được thỏa thuận trong hợp đồng, em trai bạn còn phải trả tiền lãi đối với số tiền 5 triệu đồng tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu em trai bạn không trả khoản tiền còn thiếu hoặc không trả đủ số tiền đã chậm trả thì bên bán trả góp điện thoại có quyền khởi kiện em trai bạn ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự, buộc phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Còn nếu em trai bạn là có khả năng thanh toán mà đến hạn nhưng lại cố tình không trả thì có thể phải chịu trách nhiệm nặng hơn đó là truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy mức độ nặng nhẹ.

Điều 175 của (sửa đổi , bổ sung 2017) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là khi mà:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, các yếu tố cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gồm:

+ vay/ mượn/ thuê tài sản/ nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng (có thể là bằng lời nói, văn bản, hành vi)

+ dùng thủ đoạn gian dối/ bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản đó luôn không trả nữa/ đến thời hạn trả mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả/ sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại

Từ những quy định như trên, đối với trường hợp của em trai bạn thì bạn nên khuyên em trai cố gắng trả số nợ càng sớm càng tốt tránh phát sinh tiền lãi càng ngày càng cao, đồng thời nếu điều kiện kinh tế không ổn định thì cố gắng trả dần từng ít chứ không nên tránh né.

2.2. Em trai không trả được nợ vay mua trả góp thì người thân có phải trả thay

Như bạn chia sẻ thì nhân viên Home credit thường xuyên gọi điện, nhắn tin quấy rối trong khi bạn không phải là người chịu trách nhiệm về khoản nợ và cũng không phải là người vay nợ. Trong trường hợp này trước hết cần xác định xem độ tuổi của em trai bạn khi thực hiện việc vay tiền là bao nhiêu tuổi. Theo Điều 21 thì:

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, nếu em trai bạn từ đủ 15 tuổi trở lên thì tất cả các giao dịch do em trai bạn thực hiện sẽ hoàn toàn do em trai bạn chịu trách nhiệm, có nghĩa là người thân trong gia đình không có nghĩa vụ phải thanh toán khoản nợ này thay em trai bạn.

Nếu bên Home credit còn tiếp tục quấy rói, làm phiền thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn khiếu nại lên tổ chức tín dụng Home Credit hoặc khởi kiện dân sự yêu cầu bên cho vay chấm dứt các hành vi quấy rối đó. Thậm chí, người vi phạm phải xin lỗi, bồi thường thiệt hại nếu gây ra hậu quả.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *