Tư vấn về việc đánh người gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người gây thương tích có người khác có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong trạng thái đang bị người khác hoặc chính người bị gây thương tích kích động tinh thần bằng những hành vi vi phạm pháp luật trước đó:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn về việc trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ?

Kính chào Xin giấy phép, cháu có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Trước đó một thời gian, gia đình cháu có một mảnh rừng trồng keo và có một ông hàng xóm cũng trồng bên cạnh. Và khi khai thác thì ông này khai thác trước và chặt mất 2 hàng keo của nhà cháu nên mẹ cháu và ông hàng xóm này có lời qua tiếng lại. Và sự việc đó qua đi được ít lâu thì nhà cháu cũng bán mảnh đất đó cho một người khác.

Khi mẹ cháu làm công, khai thác keo cho người này thì ông hàng xóm kia cũng lên dọn đất, và tiếp tục tranh giành đất của nhà cháu (đã bán cho người ta). Hai bên lời qua tiếng lại và đánh nhau. Vì trong lúc đang làm nên mẹ cháu đang cầm rựa nên đã đánh ông ta bị thương (tuy nhiên mẹ cháu cũng bị ông ta đánh không ít).

Sau khi hai bên được những người ở đó can ngăn thì ông ta đi bệnh viện để giám định thương tật. Và hiện giờ đã đưa đơn kiện lên công an và tòa án. Bên công an đã có mời 2 bên gặp mặt giảng hòa nhưng ông ta không chịu. Mẹ cháu cũng đã xin lỗi vì muốn êm chuyện nhưng ông ta vẫn không đồng ý. Hiện nay bên tòa án cũng đã mời 2 bên lên làm việc. Tòa khuyên mẹ tôi xin lỗi để ông ta rút đơn kiện.

Nhưng cháu xin hỏi quý luật sư: Mẹ cháu đã từng xin lỗi rồi nhưng ông ta cứ khiêu khích và không đồng ý, vậy bảo mẹ cháu làm sao? Ông ta còn bảo cả dòng họ cháu xin lỗi thì ông ta mới chịu. Nhưng ông ta chửi dòng họ cháu, ba mẹ cháu, ông bà cháu. Giờ lại bắt nhà cháu đi xin lỗi là sao ? Đúng là mẹ cháu hơi nóng nảy, không nên đánh người. Nhưng dù sao mẹ cháu cũng là phụ nữ, và ông ta chửi bới gia đình cháu.

Mong quý luật sư cho cháu lời khuyên và chỉ cho cháu cách để cháu có thể bảo vệ mẹ mình. Và Luật sư cho cháu hỏi trường hợp đánh người do bị chửi nên mất bình tĩnh thì khung hình phạt như thế nào ạ ?

Cháu xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.T.T.X

Tư vấn về việc đánh người gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ?

đánh người khi bị kích động, gọi:

Trả lời:

Trường hợp của mẹ bạn, đánh người do bị tác động bởi nạn nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm với tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy định tại Điều 135 , cụ thể:

“Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.”

Như vậy, để xác định mẹ bạn có phạm tội hay không, cần dựa vào các yếu tố sau:

– Trạng thái tinh thần mẹ bạn khi đánh ông hàng xóm (tạm gọi là ông A) bị kích động mạnh.

Người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước; trạng thái tinh thần bị kích động ở những mức độ khác nhau.

– Phải có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với mẹ bạn hoặc đối với gia đình bạn

Theo quy định tại Điều 155 , thì :

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, hành vi chửi rủa gia đình bạn của ông A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác. Trong trường hợp này, hành vi của ông A có thể được xem là trái pháp luật nghiêm trọng.

Tỷ lệ thương tật của người bị hại phải từ 31 % đến 60%

Như vậy, phải căn cứ vào mức độ giám định thương tật của ông A, nếu tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì mới xem xét có vi phạm tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần kích động mạnh. Nếu mức độ thương tật dưới 31% thì sẽ không phải chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề này.

Tuy nhiên, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế, xem xét những vấn đề liên quan mà chúng tôi đã phân tích để yêu cầu cơ quan công an làm rõ. Tuy nhiên, gia đình bạn nên chủ động giải thích rõ về trách nhiệm của ông A trong trường hợp này để hai bên có thể giải quyết theo thỏa thuận một cách ổn thỏa nhất.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Xử lý hành vi gây thương tích như thế nào ?

Kính gửi công ty Xin giấy phép. Xin tư vấn giúp tôi vấn đề và các thuật ngữ:

1. Đánh nhau là gì ? Có phải là hành vi hai người đánh qua đánh lại và cả hai đều bị thương tích không ?

2. Xâm hại đến sức khỏe người khác là như thế nào ? Có phải ý nói đến việc một người đánh còn một người chịu đựng không chống trả đánh lại và cuối cùng bị thương tích ?

3. Do mâu thuẩn nên dẫn đến hai người dùng hung khí là cây cưa cầm tay dài khoảng 60cm và cây xà beng dài khoảng 1 mét đánh nhau. Hậu quả một người bị thương nhẹ và một người bị thương rất nặng, cả hai người không yêu cầu về hình sự và cương quyết từ chối đi giám định thương tích. Vậy có phải cả hai người bị xử phạt hành chính về hành vi đánh nhau hay không ? Hay chỉ xử phạt người bị thương nhẹ về hành vi xâm hại mà không xử phạt người bị thương nặng ?

Xin chân thành cảm ơn công ty Xin giấy phép !

Xử lý hành vi gây thương tích

Trả lời:

2.1. Đánh nhau là gì

Hiện nay, thuật ngữ “đánh nhau” không được quy định trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên có thể hiểu đó là hành vi cố ý gây thương tích làm tổn hại đến sức khỏe người khác. Về hành vi cố ý gây thương tích được quy định trong Điều 134 ():

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Để cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc xâm hại sức khỏe người khác cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Về hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

– Về công cụ, phương tiện sử dụng: Những loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe: Nếu một người muốn tước đoạt sinh mạng (GIẾT) người khác thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng bụng…, ngược lại có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.

– Mức độ nguy hiểm của hành vi: Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không?

Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Khách thể của tội phạm: Đó là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

Như vậy có thể hiểu theo cách của bạn cố ý gây thương tích (đánh nhau) là hành vi hai người đánh qua đánh lại và cả hai đều bị thương tích ở một mức độ nhất định hoặc chủ thể này đánh chủ thể khác dẫn đến chủ thể bị đánh (bị gây thương tích) không thể chống trả được hoặc không chống trả lại dẫn đến bị thương tích…

2.2. Xâm hại đến sức khỏe người khác

Có thể hiểu là hành vi làm xâm hại đến tình trạng sức khỏe bình thường của một chủ thể khác, làm cho sức khỏe của chủ thể bị xâm hại bị mất hoặc bị suy giảm do hành vi xâm hại đó gây ra. Hành vi xâm hại đó có thể là bằng hành động như đấm, đá, chém, hạ độc.. hoặc không hành động. Trường hợp bạn đưa ra cũng là một dạng của hành vi xâm hại sức khỏe của người khác, tuy nhiên không nhất thiết phải khi hai người đánh nhau cả hai nguời đều bị thương tích mới là hành vi làm xâm hại đến sức khỏe người khác, trong trường hợp chỉ có một người bị thương tích còn người còn lại không sao cũng sẽ vẫn cấu thành tội cố ý gây thương tích làm xâm hại đến sức khỏe của người khác.

2.3.Trường hợp nào thì bị xử phạt hành chính, trường hợp nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Theo như dữ liệu mà bạn cung cấp thì cả hai người đều không yêu cầu về hình sự và cương quyết từ chối đi giám định thương tích chính vì vậy không xác định được tỷ lệ thương tật là bao nhiêu do đó không thể xác định được họ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chỉ phải bồi thường dân sự. Tuy nhiên, hành vi đánh nhau của họ làm mất trật tự an ninh, trật tự an toàn xã hội… do đó họ vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 2 Điều 5

“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;”

Tuy nhiên, khi vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Điều 62 012 quy định: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

“1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.”

Như vậy, trong trường hợp đã có quyết định hành chính, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì quyết định xử phạt hành chính sẽ bị hủy bỏ.

Từ những phân tích trên có thể hiểu là mặc dù cả hai người không yêu cầu về hình sự và cương quyết từ chối đi giám định thương tích tuy nhiên trong quá trình xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Vậy có nghĩa là dù hai người đó không yêu cầu về hình sự nhưng nếu có căn cứ cho rằng hành vi của họ có dấu hiệu tội phạm thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho người khác xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn:

, quy định về tội cố ý gây thương tích tại điều 134.

“Dung hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Theo đó:

– “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/1996/NĐ-CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).

– “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”

Túy theo tỉ lệ thương tích mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 134.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

4. Trách nhiệm khi gây thương tích cho người khác ?

Xin giấy phép giải đáp những thắc mắc về trách nhiệm khi gây thương tích cho người khác.

Luật sư tư vấn:

4.1. Xử phạt vi phạm hành chính

quy định:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

4.2. Xử phạt dân sự

quy định:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

4.3. Xử phạt hình sự

, quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại điều 134.

Thưa luật sư, xin hỏi: Con trai tôi sinh năm 2017, Tết Nguyên Đán vừa qua cháu nghịch lửa đã làm cháy nội thất cabin xe tải 1 tấn đỗ tại sân khu tập thể (sân chơi của khu tập thể không phải nơi trông giữ xe) nơi nhà tôi đang ở, may là cháu không bị thương tích gì, xe không khóa cửa, không có xăng dầu và bình acquy do không sử dụng. Chủ xe xác định thiệt hại khoảng 10-15 Triệu đồng và yêu cầu gia đình tôi phải bồi thường. Tôi xin hỏi như vậy có đúng pháp luật không? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Vì hiện nay con bạn mới được 2 tuổi chưa có năng lực nên thiệt hại mà bé gây ra bố mẹ bé phải bồi thường là đúng pháp luật.

Thưa luật sư, xin hỏi: Thằng em ruột nhà em năm nay 17 tuổi. Đi xe máy có va quệt với người hàng xóm. Chưa có thương tích gì. Nhưng khi xuống xe người đó đã đánh em em. Em của em bị đánh nên đã dùng dao đâm nạn nhân 3 phát nhưng không chết giờ đang cấp cứu. Liệu em em có bị đi tù không. Hay có phải bồi thường như thế nào ạ? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Em ruột bạn sẽ phải bồi thường vì xâm phạm đến sức khỏe người đó và nếu thương tích nặng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thưa luật sư, xin hỏi: Vào ngày 15/5 vào khoảng 21h30 tôi có lại công viên hóng mát, lúc đó vừa tạnh mưa nên không có người gần đó, tôi thấy 1 người đàn ông la mắng và đuổi 2 đứa con trai tầm khoảng 3-4 tuổi về, tôi hiếu kì đứng gần đó xem thì 2 đứa con anh ta đi ngang qua tôi (tôi không hề tiếp xúc hay nói năng gì hết) thì bị anh ta rút dây nịt rượt đánh và la lên rằng tôi bắt con anh ta, tôi bỏ chạy và anh ta rượt theo gần tới chỗ anh ta bán trà sữa thì bị vợ cùng mấy người em của anh ta bắt lại, họ đánh đập tới tấp dù tôi nói là không có, tôi kêu họ đưa tôi lên công an phường xử lý thì họ càng đánh tiếp. Tôi vùng bỏ chạy được tới chỗ đông người và nhờ người dân điện thoại kêu công an xử lý, tôi có chứng nhận thương tích. Vậy tôi phải viết đơn ra sao và nộp ở đâu? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Bạn viết đơn tố cáo gửi cho công an nơi mà xảy ra chuyện xô xát giữa bạn và những người kia.

Thưa luật sư, xin hỏi: Cô em chơi họ được 5 năm, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên lấy họ để trang trải cuộc sống. Hiên tại không còn khả năng đóng họ chết. Số tiền họ ban đầu là 230 triệu, gần 2 năm nay cô em đóng họ chết còn lại 95 triệu, chủ họ có kêu cô em làm giấy ký tên là còn nợ 95 triệu. Cách đây 1 tháng cô em có mua bò nuôi từ tiền vay ngân hàng nhà nước, chủ họ thấy vậy đến đánh cô em (thương tích nhẹ) và gửi đơn kiện ra tòa bắt cô em trả 1 lần cho hết 95 triệu. Trước đó chủ họ và cô em có thỏa thuận mỗi tháng cô em đóng 5 triệu. Nếu ra tòa thì cô em sẽ phải trả như thế nào ạ? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Nếu là khởi kiện đòi tiền thì cô bạn có nghĩa vụ trả hết số nợ, nếu không trả cô bạn có thể bị kê biên tài sản để trả nợ.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi kết hôn từ năm 2014, đến năm 2015 có sinh được một bé gái. Hai vợ chồng tôi thường xuyên cãi vã, mặc dù tôi đã nín nhịn nhưng chồng tôi càng được đà chuyển sang chửi bới xúc phạm tôi. Gần đây tôi phát hiện chồng tôi có chat chit với những cô gái lạ với nội dung mùi mẫn và sex. Đã có lần chồng tôi đánh tôi và để lại thương tích là những vết bầm. Có những lúc tôi không chịu đựng nổi và muốn li dị nhưng chồng tôi dọa rằng sẽ lên nhà ngoại và giết cả nhà tôi. Tôi gần như bị hoảng loạn vậy theo luật sư tôi có thể kiện chồng tôi và li hôn anh ta hợp lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Bạn có thể yêu cầu ly hôn và khởi kiện chồng bạn vì đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn. Ngoài ra nêu bạn có đầu đủ chứng cứ bạn có thể tố cáo chồng bạn có hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có 1 tiền án đánh bạc năm 2014 (chắc là đã hết vì án 12 tháng treo), nhưng trong 1 sự việc của gia đình mới đây, đầu năm 2018, trong 1 bản tường trình của công an huyện em có khai là vào năm 2013 có 1 người đưa em 2 trang để chơi cá độ và có nợ người này khoảng 500 triệu. Bản tường trình của em là sự việc anh trai em có hành hung gây thương tích cho người đã đưa trang cá độ cho em. Với lời khai trên khi bên viện kiểm sát và tòa án làm việc thì liệu em có bị như thế nào không vì em sợ là em có tiền án rồi, nên sợ là chồng án? Em xin cảm ơn.

Trả lời: Bạn chưa xin xóa án tích thì bạn sẽ không được coi là nhân thân trong sạch. Và bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì có hành vi cá độ bóng đã là một dạng của đánh bạc.

Thưa luật sư, xin hỏi: Ở khu em ở trong thời gian vừa rồi em có quen một cô bé, tình cảm anh em ở xóm nên tối ngày 18/05 em có chở bé đi uống cafe, và đến 9h15p là đưa bé về nhà, nhưng trong thời gian đưa bé về nhà thì em bị ba của bé chặn đường và đánh em, như vậy em xin tham khảo ý kiến anh chị là em có quyền được làm vì lí do đánh người gây thương tích không ạ ? và trong chuyện này em có điều gì sai không ạ ? – Thêm 1 điều nữa là bé năm nay đã hơn 16 tuổi rồi ạ. Em xin cảm ơn.

Trả lời: Bạn có quyền làm đơn khởi kiện vì bạn và cô bé kia chỉ đi uống cafe với nhau, không có yếu tố gây sự hay đe dọa, uy hiếp nên bố của cố bé kia cố tình gây thương tích cho bạn là vi phạm pháp luật.

5. Gây thương tích cho người thứ ba thì bị xử lý như thế nào ?

Thưa luật sư, Tôi và chồng tôi kết hôn và chưa có làm giấy đăng ký kết hôn , mà có tổ chức đám cưới, do mâu thuẫn gần đây khi xuất hiện thứ thứ 3 qua lại với chồng tôi và tôi vô tình gặp chứ không phải đi bắt ghen, gặp 2 người trong phòng ngủ của em chồng tôi.

Tôi xong cửa nhà vào và tới phòng ngủ em chồng tôi kêu người phụ nữ đó ra nói chuyện, nhưng người phụ nữ đó không lên tiếng và cũng không ra , khi bên ngoài tôi và chồng tôi cãi nhau vô tình làm vỡ kiếng phòng ngủ người phụ nữ đó ở bên trong nên kiếng rớt xuống làm cô ta bị thương , giờ người phụ nữ đó kết tội tôi là do ghen tuông hành hung cô ta và buộc tội tôi là không hiểu gì về luật hôn nhân gia đình và kiện tôi. Vậy lý do trên tôi có quyền kiện cô ta không ? Tôi có lỗi hành hung không ?

Xin cho tôi ý kiến. Cảm ơn luật sư.

Gây thương tích cho người thứ ba thì bị xử lý như thế nào ?

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, về hành vi ngoại tình của chồng bạn.

Điều 9 quy định:

“Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

Từ quy định trên ta thấy rằng, kể cả trong trường hợp gia đình đã tổ chức đám cưới cho hai bạn, nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn thì mối quan hệ giữa hai bạn vẫn chưa phải vợ chồng hợp pháp. Nên chưa thể xem xét trách nhiệm pháp lý về hành vi ngoại tình của chồng bạn và người kia.

Ngoài ra trong trường hợp hai bên có đăng ký kết hôn và chồng bạn có hành vi ngoại tình nhưng không chung sống với người kia như vợ chồng ( sống chung với nhau như vợ chồng thể hiện ở việc có con chung, tài sản chung, được xã hội xung quanh công nhận như vợ chồng,..) thì hiện tại chưa có chế tài để xử lý.

Thứ hai, về việc vô ý gây thương tích.

Trong thư bạn cung cấp thông tin rằng, bạn và chồng có xảy ra cãi vã cho nên mới vô tình làm bị thường người phụ nữ kia chứ không phát từ lỗi cố ý trực tíêp của bạn. Do đó, nếu người kia thì tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ phải từ 31% trở lên mới có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự của bạn về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều 138 , như sau:

“Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc44 phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc45 phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

6. Gây thương tích cho người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Thưa luật sư, Gia đình tôi có mâu thuẫn với gia đình bác tôi cách đây mấy năm, nhiều lần bác trai và con cái lên nhà tôi gây sự. Mẹ tôi bị đau đi Sài Gòn chữa bệnh thì nói là mẹ tôi là giả vờ để bà nội tôi chia đất. Nhưng sự thật không phải như vậy. Anh trai tôi đi làm Sài Gòn thì họ nói vào đó ăn trộm đem tiền về cho gia đình sắm sửa. Gia đình tôi sau đó cũng không đưa đơn kiện.

Cách đây 2 tuần, ba tôi có gọi xe đất đến đổ sau vườn cho sạch, họ chặn xe lại bảo tài xế không được đổ, viện lý do là đi ngang qua phần đất (ở phía sau nhà) trong khi đất này chưa có sổ đỏ, thuộc quyền sở hữu của bà nội tôi. Bà nội tôi hứa cho nhà bác tôi làm quán bán thuốc với điều kiện phải nuôi dưỡng bà nhưng đến giờ chưa thực hiện. Lúc đó, ba tôi đang trẩy cây vối, cả gia đình bác tôi (bác trai, 2 người con trai) xông tới ba tôi, vì phòng vệ nên ba tôi đã quơ lung tung trúng người con trai út, vết thương ở tay, không đáng gì nhưng nằm viện vài ngày với mục đích là đưa ba tôi vào tù, họ làm vậy để lấy chứng cứ.

Trong quá trình cản trở của họ, ba tôi sợ nên đẩy họ – cảnh này được họ quay lại video và làm đơn khởi kiện ba tôi. Tôi xin hỏi ba tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Gây thương tích cho người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

gọi:

Trả lời:

, quy định tại điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Để xác định xem cha của bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hay không thì cần xem xét các yếu tố sau:

-Thứ nhất, vết thương mà cha của bạn gây ra cho người con trai nhà bác bạn có nghiêm trọng hay không? tỉ lệ thương tật là bao nhiêu % theo xác nhận của cơ sở y tế, vì căn cứ vào quy định trên, chỉ khi gây thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc khoản 1 điều 134 thì cha của bạn mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

-Thứ hai, việc cha của bạn gây thương tích có thuộc vào trường hợp phòng vệ chính đáng hay không?

Theo Khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự có quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Để xác định xem hành vi của cha của bạn có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hay không thì cần căn cứ vào tình huống thực tế. Nếu bác của bạn cùng 2 người con trai đã có hành vi xông tới tấn công nhằm mục đích gây thương tích hay dùng vũ lực để khống chế của cha của bạn thì việc cha của bạn có hành vi “quơ lung tung” được coi là phòng vệ chính đáng. Và nếu tình huống thực tế diễn ra như vậy thì cha con bạn cần thiết phải có sự làm chứng của những người chứng kiến vụ việc. Tuy nhiên bạn cũng cần xác định rõ rằng, nếu hành vi “xông tới” của bác bạn và 2 người con trai không nhằm mục đích tấn công, không đe dọa gây nguy hiểm cho cha của bạn thì việc gây thương tích của cha bạn không thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng.

Tóm lại, trong tình huống này, cha của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích nếu như hành vi của cha bạn đồng thời thỏa mãn hai điều kiện:

– Theo quy định tại điều 134

– Không thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách qua 24/7: . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng !

Bộ phận tư vấn luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *