Tư vấn về việc có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư !. Xin luật sư tư vấn dùm em tình huống này: Em là một công nhân lao động trong cơ sở thu mua thanh long ở tỉnh Bình Thuân. Công việc của em là phân loại hàng thanh long, cân lấy số kí thanh long mua về từ các lái mua thanh long, và em phụ trách luôn việc kiểm kê ki (sọt) đựng thanh long của cơ sở cũng như các lái mang về để có thể trả lại đúng cho các lái.

Vào ngày 9/12/15 trong lúc em đang cân hàng phân loại thì có một thanh niên là tài xế của một lái thanh long lại nhận lại ki( sọt) thì em thấy và đi ra để kiểm. Khi đang đi ra em có hỏi anh thanh niên kia: ” lấy bao nhiêu cái ki á, đủ chưa”. Nhưng mắt em nhìn về hướng chồng ki (sọt). Vì Trời nắng gắt nên mắt em có nhíu lại để điều tiết. Anh thanh niên kia nói: tao lại lấy ki làm gì mặt mầy chầm dầm khó chịu vậy. Em cũng không quan tâm để ý tới anh ta nói gì và tiếp tục hỏi y như câu trước: lấy nhiu cái ki á. Đủ chưa. Thì lúc đó anh thanh niên kia lao đến dùng cùi trỏ tay đánh vào mặt em. Em đã không phản ứng lại mặc dù tay em đang cầm một móc sắt dùng để kéo ki( công cụ làm việc) em noi trong lúc anh thanh niên đó đánh em : ” tôi hỏi anh lấy ki (sọt) đủ chưa làm gì anh đánh tôi”. Không dừng lai ở đó anh thanh niên này dã dùng tay bóp cổ em và tiếp tục hắc em vào đầu xe tải đan đậu gần đó để xuống hàng. E vẫn không phản kháng và tiếp tục hỏi:” tôi hỏi anh lấy đủ ki chưa làm gì anh đánh tôi.” Một lần nữa anh thanh niên này vung tay lên chuẩn bị đánh em. Thì em đẩy anh ta ra xa mình và đã dùng móc sắt trên tay đánh lại anh ta trúng vào phía sao đầu và chảy máu. Lúc em đánh anh ta thì anh ta đã quay mặt hướng khác. Sau cú đánh đó anh ta ngã xuống đất và lập tức đứng dậy xô xát với em. Tiếp theo là được mọi người can ngăn. Chủ của em( dì dượng 4) đã chở anh ta đi băng bó. Và vết thương phía sau đầu đã phải khâu lại 7 đường kim. Em đã cảm thấy mình đã quá nông nổi. Và chờ chủ em( dì dượng 4) em chở anh ta lại vựa lần nữa. Thì em đã xin lỗi anh ta. Nhưng anh ta không chấp nhận lời xin lỗi của em mà thay vào đó là câu nói: đụ má, mày nên tự xử đi. Đừng để tao chém mày. Tao may bao nhiêu mũi thì mày cũng vậy…… Và còn nhiều lời hâm doạ khác nữa. Xin hỏi luật sư là em đã phạm phải lỗi gì? Khung hình phạt ra sao? Và em có được tình tiết giảm nhẹ nào không? Xin nói thêm với luật sư là anh thanh niên này đã có tiền án tiền sự về tội . Còn em đang trong quá trình xét duyệt để đi nghĩa vụ công an. Em là sinh viên mới ra trường và vừa ra làm tiếp dì dượng em được năm tháng thì xảy ra cớ sự này. Em rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư.

Em chân thành cảm ơn./.

Câu hỏi được biên tập từ Bộ phận của Công ty Xin giấy phép.

Luật sư gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I Cơ sở pháp lý:

II Nội dung phân tích

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự quy định về Phòng vệ chính đáng:

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo như bạn nói bạn đã dùng móc sắt để chống trả hành vi của anh kia thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự do lỗi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 106 Bộ luật hình sự quy định về hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

“1. Người nào hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”

Như vậy bạn còn phải căn cú vào tỷ lệ thương tật của người bạn làm bị thương nếu tỷ lệ thương tật từ 31 % trở nên thì ban có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng,khung hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Về việc bạn hỏi tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46,47 Bộ luật hình sự

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Như vậy thì trong trường của bạn,bạn có thể được xem xét giảm nhẹ tội vì bạn thuộc vào trường hợp được quy định tại khoản 1c Điều 46 Bộ luật hình sự.Mức hình phạt cụ thể sẽ do tòa án khi giải quyết vụ việc căn cứ vào các tình huống nhân thân để quyết định. Hơn nữa nếu như bạn có hai tình tiết để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì bạn sẽ được tòa án cho áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn quy định của Điều 106 Bô luật hình sư.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *