Tư vấn về việc bị phạt dù không có lỗi và bị xe khác tông vào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Trường hợp là em đang chạy xe máy trên đường và đúng phần đường của mình, thì bị xe đi phía bên kia đường lấn tuyến tông vào, họ còn trong tình trạng say rượu. Em bị người khác tông vào nhưng vẫn bị cảnh sát giao thông phạt tới 2,5 triệu, họ nói là lỗi do mình thấy xe đi hướng ngược lại phải chủ động né về bên phải.

Bên kia người ta bỏ xe không lên giải quyết. Công an giữ giấy tờ xe và bằng lái, xe thì em làm đơn xin lấy về và làm đơn không truy cứu bên kia nữa, họ nói nếu bên kia không lên thì 6 tháng sau mới thanh lý vụ này. Vậy luật sư cho hỏi phạt như vậy có đúng không ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  của ,

Tư vấn thủ tục thành lập

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục của chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– 

2. Luật sư tư vấn:

Về việc phạt 2.5 triệu đồng với lỗi không tránh xe đi ngược chiều

Căn cứ điều 17 luật GTĐB:

Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều

1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.

2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:

a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;

b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;

c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

3. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.”

Mặt khác, tại khoản 8 điều 8 của luật GTĐB cũng quy định cấm hành vi:

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có .

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.”

Vậy, anh có thể căn cứ vào những quy định trên để giải trình với CSGT rằng lỗi không phải do mình mà là do người đi ngược chiều

Về việc tạm giữ phương tiện được quy định tại Điều 10 Quyết định số 18/2007/ QĐ-BCA  như sau:

1. Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

– Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

– Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.

2. Tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông:

– Việc tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

– Khi tạm giữ người, cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người bị tạm giữ.

Như vậy, trong trường hợp này, khi CSGT xác định không có dấu hiệu tội phạm thì CSGT phải trả phương tiện cho người liên quan theo quy định của pháp luật. 

Về thời hạn tạm giữ phương tiện:

Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 125  thì:

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Như vậy, thông qua quy định này thì thời gian tối đa bị giữ xe để xác định vi phạm hành chính kéo dài không quá 60 ngày tức là 2 tháng. 

Trên thực tế, hành vi của anh không có lỗi nên theo điểm c khoản 1 điều 10 anh có thể được trả xe ngay sau đó.

Vậy, các hành vi của cơ quan CSGT đều không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Trân trọng./.

Bộ phận –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *