Tư vấn về việc chịu trách nhiệm khi vi phạm pháp luật quản lý cơ sở kinh doanh?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư! Hiện nay tôi đang là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage, nhà nghỉ, cơ sở của tôi đã hoạt động được hơn 6 tháng và có đầy đủ giấy tờ pháp lý ( là hộ kinh doanh cá thể). Do không có điều kiện tiếp tục điều hành cơ sở kinh doanh nên tôi muốn thuê 01 người làm quản lý, thay mặt tôi xử lý và điều hành mọi hoạt động.

Do là lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều vấn đề liên quan phạm pháp trong việc kinh doanh như mại dâm, ma túy, buôn bán hàng cấm….nên tôi xin hỏi luật sư về việc truy cứu trách nhiệm khi người quản lý này để xảy ra việc vi phạm pháp luật như trên. Cần những thủ tục hồ sơ gì ràng buộc để người quản lý phải chịu trách nhiệm? Vì đa số thời gian tôi đi vắng, không quản lý trực tiếp được nên tôi muốn khi xảy ra vi phạm thì người này để vi phạm thì họ phải chịu? 

Tôi xin cảm ơn!.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Dân sựcủa công ty Xin giấy phép!

gọi:

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 1. Cơ sở pháp lý

 (văn bản mới: )

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ quy định tại điều 581, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: 

” Điều 581. Hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. 

Căn cứ quy định Bộ luật Dân sự như sau: 

” Điều 584. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

Bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;

5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này”. 

Như vậy, trong trường hợp của bạn để có thể ràng buộc người quản lý chịu trách nhiệm khi thực hiện việc quản lý kinh doanh thay cho bạn thì bạn và người quản lý cần thỏa thuận một bản hợp đồng ủy quyền về nghĩa vụ và quyền giữa các bên. Để hợp đồng ủy quyền mang tính pháp lý cao hơn thì khi xác lập bạn có thể thêm người làm chứng hoặc có thể ra xã phường công chứng. Khi bên quản lý không thực hiện đúng nghĩa vụ bạn có quyền khởi kiện ra Tòa và có thể trình làm chứng cứ. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng/.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *