Tư vấn về trường hợp làm hộ thẻ rồi rút tiền cho người khác?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư! Em tên là Hùng. Hôm qua thì có người anh em trong họ nhờ em mở tài khoản ngân hàng do em đứng tên, rồi lấy toàn bộ thông tin và thẻ với lý do là có việc. Sau đó thì nhờ em vài hôm nữa đi rút tiền hộ.

Em lên mạng thì có nhiều thông tin là những vụ việc như thế này đa phần là lừa đảo rồi chuyển tiền nhờ người khác giúp. Bây giờ theo luật sư em nên làm như thế nào? Em định mai sang nói chuyện và không đứng ra rút tiền hộ nữa. Chân thành cảm ơn! Người gửi: P.T.H

Tư vấn về trường hợp làm hộ thẻ rồi rút tiền cho người khác ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Xin giấy phép, thắc mắc của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Bộ luật hình sự quy định:

“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân.

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Như vậy, việc bạn từ chối không rút tiền hộ người anh em trong họ của bạn là hợp lý và cũng là để tự bảo vệ mình, vì nếu có dấu hiệu lừa đảo thì:

Trước hết đối với người bị hại thì họ chỉ biết được thông tin về số tài khoản của bạn, được người anh em trong họ bạn cho họ và chuyển tiền tới tài khoản đó nên về nguyên tắc khi họ tố cáo cơ quan chức năng sẽ mời bạn lên để điều tra xác minh làm rõ.

Nếu bạn thực sự không chiếm đoạt tài sản của họ mà người anh em đó trong họ bạn chiếm đoạt tài sản thì để làm sáng tỏ sự việc bạn cũng nên hợp tác với các cơ quan chức năng.

Dù bạn không chiếm đoạt tài sản của những người đó nhưng trong vụ việc này bạn vẫn là người có liên quan, để không bị ảnh hưởng tới công việc cũng như uy tín danh dự của mình bạn. Hãy nên tỉnh táo trong mọi trường hợp để tránh những hậu quả bất lợi cho mình bạn nhé.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: hoặc Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng.!.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *