Tư vấn về tranh chấp đất đai theo luật đất đai?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tranh chấp đất đai có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình làm sổ đỏ, mua bán, chuyển nhượng đất đai, trong quá trình xây dựng nhà ở, mở ngõ đi chung… Luật sư tư vấn giải đáp một số tranh chấp cụ thể.

Mục lục bài viết

1. Tư vấn về theo luật đất đai?

Thưa luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi một số kiến thức về luật đất đai như sau:

1. Phân loại tranh chấp đất đai?

2. Vai trò, ý nghĩa của tranh chấp đất đai? Tôi xin cảm ơn!

>> :

Trả lời:

Theo Khoản 24 Điều 3 quy định như sau:

“24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Việc giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 và 203 , theo đó, tranh chấp đất đai có nhiều loại, pháp luật hiện hành không quy định rõ về vấn đề này, không phân thành bao nhiêu loại, do đó, chúng tôi không thể tư vấn chi tiết cho bạn được, tùy từng quan điểm của từng người thì sẽ có sự phân loại tranh chấp đất đai khác nhau.

Tuy nhiên, trên thực tế, tranh chấp đất đai có nhiều dạng khác nhau. Nhưng nhìn chung, tranh chấp đất đai được chia thành các dạng như sau:

Tranh chấp quyền sử dụng đất: Là tranh chấp giữa các bên về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất đó. Thường gồm những dạng nhỏ, như tranh chấp ranh giới đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, ly hôn; tranh chấp đòi lại đất đã cho mượn, cho thuê…

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: thường xảy ra giữa các chủ thể có các giao dịch nhất định về đất, như bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: là tranh chấp trong việc xác định mục đích sử dụng đất là gì, thường phát sinh do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích đất được giao, cho thuê.

Về vai trò và ý nghĩa của việc tranh chấp đất đai:

Hiện nay, tranh chấp đất đai là những vụ việc không hiếm gặp trong việc giải quyết các vấn đề hành chính, tố tụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung, tranh chấp đất đai có ý nghĩa như sau:

– Xác định chính xác các yếu tố liên quan đến diện tích đất đang bị tranh chấp (ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan…).

– Thông qua việc xác định các yếu tố trên, cơ quan có thẩm quyền có thể biết được tình trạng đất đai hiện tại, có cách giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật đất đai. Từ đó giải quyết được việc tranh chấp đất đai giữa các chủ thể.

– Qua việc giải quyết tranh chấp đất đai, cơ quan có thẩm quyền và Nhà nước có thể thấy được những vướng mắc, bất cập trong chính sách đất đai hiện hành, dẫn đến tranh các tranh chấp trên thực tế. Ví dụ như việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa triệt để, nhiều diện tích đất được quy hoạch nhưng chưa tiến hành thực hiện dự án, gây hiện tượng quy hoạch treo; hoặc công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư còn chưa thỏa đáng, dẫn đến người dân khiếu kiện, đòi giữ đất,…

– Từ việc giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước có chính sách điều chỉnh quy định pháp luật đất đai phù hợp với thực tế, nhằm hạn chế các tranh chấp về đất đai. Từ đó xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật đất đai đồng bộ, hiệu quả; không chỉ riêng luật đất đai mà còn cả các quy định liên quan như giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, giải quyết việc bồi thường, giải phóng mặt bằng…

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Tranh chấp đất đai từ năm 1998 giải quyết như thế nào?

Kính chào công ty Xin giấy phép tôi có một vấn đề mong được công ty giải quyết giúp tôi như sau: Ông Ngân Văn S chuyển đến ở trên một khu đất trống năm 1998, lúc này làm 01 nhà sàn để ở và 01 móng chuồng lợn bằng bê tông cách nhà 5m phía bên kia khe suối. Đến năm 2006 gia đình ông chuyển nơi khác ở, sau đó ông S đi Malaysia từ 2006 – 2009 về và mượn đất người khác để làm nhà ở (cũng không ở lại các chỗ trước). Vào năm 2007 có chủ trương Nhà nước cấp giấy chứng nhận (gọi là sổ đỏ) khi đó ông S đang ở nước ngoài. Khi đó, ở nhà vợ hay em trai làm hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ đứng tên ông S năm 2007 trên nền móng chuồng lợn ngày trước, còn nền nhà cũ trước đã ở là của người khác cũng được cấp sổ đỏ năm 2007. Đến năm 2012 sau khi biết tin ông S bán đất đã được cấp sổ cho người khác thi xảy ra tranh chấp đất giữa ông Ngân Văn N và ông S. Nguyên nhân được xác định là trên thửa đất của ông S được cấp sổ đỏ có 03 bụi luồng = 50 cây và 2 cây xoan của ông N (luồng trồng năm 1979 và xoan trồng năm 1997). Gia đình ông N đến ở cạnh thửa đất đang tranh chấp năm 1985 và trồng luồng sang thửa đất trống không chủ. Vậy tôi muốn xin được tư vấn cách giải quyết cụ thể:

– Về nguồn gốc đất, trường hợp nào sử dụng hợp pháp? Cách giải quyết?

– Việc cấp giấy sổ đỏ đó đúng đối tượng hay sai? Cách giải quyết?

– Cách giải quyết đối với thửa đất đó?

– Điều khoản, văn bản nào khi giải quyết thửa đất đó và các bụi luồng, xoan trên đất đó? Ghi chú thêm! quá trình tiến hành đo đạc đề nghị cấp sổ đỏ cho hộ ông S đã có tranh chấp giữa 02 hộ nêu trên vào thời điểm đo đạc năm 2007. Đoàn đo đạc của thôn không tiến hành đo nhưng sau ông S vẫn được cấp sổ đỏ, thôn không biết. Cách xử lý trường hợp này thế nào?

Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

>> luật dân sự, đất đai, nhà ở trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Thứ nhất, đối với trường hợp bạn hỏi việc giải quyết cụ thể trong trường hợp có tranh chấp giữa ông Ngân Văn N và ông Nguyễn Văn S trong việc thì một trong hai bên trước hết là sẽ gửi đơn lên Ủy Ban Nhân Dân cấp xã, phường, thị trấn đề nghị giải quyết vấn đề tranh chấp về đất đai theo đúng quy định tại điều 202 quy định như sau:

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, khi có tranh chấp đất đai trong trường hợp này thì một trong hai bên phải gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, nếu một trong hai bên không đồng ý vào phương án hòa giải của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thì một trong hai bên có thể gửi đơn ra tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất để giải quyết tranh chấp đất đai.

Thứ hai, về nguồn gốc đất và sử dụng hợp pháp và cách giải quyết trong trường hợp này. Căn cứ vào Điều 100 quy định những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất ổn định lâu dài như sau:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

+ Giấy tờ , mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với cách giải quyết thì như tư vấn ở trên khi có tranh chấp giữa các bên về vấn đề đất đai thì một trong hai bên chủ thể có thể gửi đơn lên Ủy Ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn để giải quyết tranh chấp của mình và nếu không đồng ý với ý kiến hòa giải của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì một trong hai bên có thể khởi kiện vụ án ra tòa án nhân dân cấp Huyện nơi đất đai đang có tranh chấp.

Theo đó, việc cấp sổ đỏ như vậy là chưa đúng đối tượng bởi vì việc căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liến với đất sẽ căn cứ vào Điều 99 thì Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

– Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Và việc đất này không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì sẽ căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 101 thì:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của , có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, nếu đất không có đủ những điều kiện theo quy đinh tại Điều 99 và Điều 101 của thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là không chính xác.

Cách thức giải quyết thì theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 thì Nhà nước sẽ thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đủ điều kiện được cấp:

Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

>> Tham khảo ngay:

3. Tranh chấp đất đai chú chém cháu bị thương có phải đi tù?

Thưa Luật sư, tôi mong Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề tôi đang vướng mức như sau: Do có tranh chấp đất đai với nhau mà chú của tôi có dùng dao chém em trai tôi bị thương. Hiện em tôi đang nằm viện điều trị. Xin hỏi trong trường hợp này thì chú tôi có bị truy cứ trách nhiệm hình sự không? Xin cảm ơn luật sư.

Kết quả hình ảnh cho thương tích

Trả lời:

Hiện nay, hành vi hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác được quy định tại Điều 134 :

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

…”

Theo đó, vì bạn không nói rõ tỉ lệ thương tật của em bạn là bao nhiêu phần trăm nên chũng tôi chưa thể tư vấn cụ thể cho bạn. Nhưng chú của bạn có dùng dao chém em trai bạn, dao được xem như là hung khí nguy hiểm, là tình tiết để xác định đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự kể cả mức tỷ lệ thương tích chưa đến 11% Lúc này, tùy vào từng trường hợp sau, chú của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Mức tỷ lệ thương tích từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoảm 1 Điều 134 trong đó có hành vi dùng hung khí nguy hiểm thì chú bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, nếu chú bạn có thể thương lượng, thỏa thuận được với em trai bạn để hai bên hòa giải với nhau, em trai bạn cũng đồng ý và không yêu cầu cơ quan công an Khởi tố vụ án này thì chú bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.

Trường hợp 2: Mức tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc từ 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 nêu trên thì kể cả khi hai bên tự thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường cũng như em trai bạn không muốn khởi tố vụ án (có đơn bãi nại) thì chú bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự bình thường.

Ngoài ra, chú bạn phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho em trai bạn theo Điều 590 bao gồm các chi phí bồi thường sau:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

– Chú bạn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà em bạn phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

>> Tham khảo thêm:

4. Tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm?

Xin chào luật sư! Hiện em đang xây nhà và xây hàng rào xung quanh, xây hàng rào trên phạm vi theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng chủ đất sát bên kiện, vì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bên em 20m ngang (em chỉ xây có 19,2m), bên kia 12m ngang, nhưng trên thực tế thì tổng hai lô đất là 30,5m (tức thiếu 1,5m), sau khi hoà giải không thành công ngày 15/10 /2018 tại hội đồng hoà giải của phường. Vậy trong trường hợp này, em phải làm gì tiếp theo để bảo vệ quyền lợi cho em? Em xin chân thành cảm ơn!

>>

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Điều 202 thì để giải quyết tranh chấp về đất đai thì hòa giải tại địa phương là thủ tục đầu tiên sau khi hai bên tự thương lượng, thỏa thuận với nhau không được, chỉ khi nào tranh chấp về ai là người có quyền sử dụng đất thì giải quyết hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã là thủ tục bắt buộc, sau đó bạn mới được yêu cầu giải quyết tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Trong trường hợp của bạn, thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường đã tiến hành nhưng không giải quyết được vấn đề tranh chấp này. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi công bằng, các bên đương sự có thể yêu cầu giải quyết ở cấp cao hơn.

Do cả hai bên đều đã có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất nên theo Khoản 1 Điều 203 , thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Ngoài ra căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản để yêu cầu giải quyết tranh chấp giữa các bên.

>> Tham khảo ngay:

5. Tư vấn giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa anh em trong gia đình?

Kính chào luật sư! Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn và giải quyết giúp tôi vấn đề như sau: Ông bà nội đã mất không để lại di chúc và sau này ba tôi và cô tôi cũng mất và không có di chúc, hiện tại anh em chúng tôi đang ở trên phần đất đó.

Vì vậy, anh em họp mặt gia đình trong đó có con trai của người cô và anh em tôi cùng thống nhất cho anh tôi đứng tên chủ quyền đất của ông bà để lại và được UBND địa phương xác nhận vào đơn. Sau một thời gian anh tôi lấy biên bản họp gia đình đi đăng ký quyền sử dụng đất trên, thì lúc này con của người cô tôi làm đơn ngăn chặn anh tôi đăng ký quyền sử dụng đất.

Vậy theo luật sư việc ngăn chặn trên có hợp pháp không, và biên bản hợp gia đình trước đây có còn giá trị không? Nếu anh tôi muốn đăng ký quyền sử dụng đất thì phải làm như thế nào? Trình tự thủ tục ra sao? Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>

Trả lời:

Căn cứ Điều 651 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Vì ông bà bạn mất không để lại di chúc nên theo quy định của di sản của ông bà sẽ được chia theo pháp luật và người có quyền hưởng thừa kế là bố bạn, cô bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác (nếu có). Và vì sau đó, bố bạn và cô bạn cũng mất mà không để lại di chúc nên di sản của họ (chỉ nói đến phần di sản mà bố bạn và cô bạn được hưởng thừa kế từ ông bà) cũng được chia theo pháp luật và người được hưởng thừa kế bao gồm: mẹ bạn, anh em bạn, chồng cô bạn, con cô bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác của bố bạn, cô bạn (nếu có).

Tại Điều 57 có quy định như sau:

– Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

– Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

– Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Mặt khác, Khoản 2 Điều 5 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có quy định:

“2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

b) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Bên cạnh đó, căn cứ điểm c khoản 3 Điều 167 quy định:

“c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;”

Như vậy, trong trường hợp này những người có quyền hưởng di sản của ông bà bạn để lại phải lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản có công chứng hoặc chứng thực chứ không phải là biên bản họp gia đình như bạn trình bày. Do đó, biên bản họp gia đình của gia đình bạn không có giá trị pháp lý. Và vì thế, việc người con của cô bạn không đồng ý cho bạn đăng ký quyền sử dụng đất đối với mảnh đất ông bà để lại là có căn cứ và hợp pháp.

Đối với phần đất của ông bà để lại, bạn không có quyền đăng ký quyền sử dụng đất đối với phần đất này khi chưa được sự đồng ý của các đồng thừa kế khác. Trong trường hợp này, nếu bạn muốn đứng tên mình trên mảnh đất đó thì phải lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản trong đó có thỏa thuận ghi rõ bạn được các đồng thừa kế khác tặng cho toàn bộ di sản phần họ được hưởng và văn bản này phải được công chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

>> Tham khảo ngay:

6. Giải quyết tranh chấp đất đai khi người bán đất không minh mẫn?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Nhà tôi có bác được huyện cấp cho một mảnh đất, nhưng bác tôi lại là người không được minh mẫn, không có chồng con, xã cũng công nhận điều này. Một hôm có một người gọi bác tôi lên Phòng Công chứng của huyện điểm chỉ bán mảnh đất này với giá 50.000.000 đồng (trong đó chỉ có bác tôi và người hàng xóm làm giấy tờ mua bán) mà không có người thân trong gia đình là chị tôi ruột của bác tôi. Mẹ tôi đã không đồng ý và đã yêu cầu hủy hợp đồng mua bán đất này thì Tòa định giá mảnh đất này là 200.000.000 triệu, tòa tuyên án là bác tôi là người phá hợp đồng mua bán và phải bồi thường cho người mua kia (có chồng làm địa chính xã quen biết rộng) là 75.000.000 đồng + 50.000.000 đồng = 125.000.000 đồng là đúng hay sai? Còn bên gia đình tôi chỉ chấp nhận đền bù 50.000.000 đồng tiền mua bán nhưng tòa không chấp nhận và vẫn bắt gia đình tôi phải đền bù 125.000.000 triệu? Mong Luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!

Giải quyết tranh chấp đất đai khi người bán đất không minh mẫn ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 125 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện như sau:

Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, , người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp sau đây:

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

– Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

– Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Điều 22 quy định về việc thực hiện giao dịch của người bị mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”

Theo như thông tin bạn đưa ra thì bác của bạn là người không được minh mẫn, nhưng lại chưa có Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án. Do đó, bác của bạn có thể thuộc trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, nên trong trường hợp này, gia đình bạn có thể yêu cầu tổ chức giám định thực hiện việc giám định cho bác bạn để xác định xem bác bạn có bị mất năng lực dân sự hay không?

Khi có kết quả giám định nếu bác bạn bị mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định của pháp luật , người mất năng lực hành vi dân sự muốn tham gia các giao dịch dân sự thì phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Trong trường hợp bác của bạn tự thực hiện giao dịch đó () mà không có mặt người đại diện thì người đại diện của bác bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu. Ngược lại, nếu bác bạn không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự thì giao dịch chuyển nhượng đất giữa bác bạn và người kia là có giá trị vì đã được Công chứng viên công chứng hợp đồng đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 167 .

Dẫn chiếu đến Điều 131 và Điều 132 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu, theo đó, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện là 02 năm, kể từ ngày:

– Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

– Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

– Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

– Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

– Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

Hết thời hiệu nêu trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, bạn có thể tham khảo những quy định trên của pháp luật để đòi lại quyền lợi cho gia đình mình và cho bác của bạn.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *