Tư vấn về tội cố ý gây thương tích và tình tiết giảm nhẹ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Cũng như các tội danh khác nếu chứng minh người phạm tội cố ý gây thương tích có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên thì có thểm xem xét xin giảm nhẹ hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn về tội và tình tiết giảm nhẹ ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Anh tôi vừa rồi có dùng hung khí giám định 29%. Nguyên nhân là do bị kích động vì người bị hại đã giành mối làm ăn, nhưng vừa gây án anh tôi đã khắc phục hậu quả và người bị hại đã làm đơn giảm án ngay khi đó.

Và người bị hại nay đã bình phục hoàn toàn, không bị ảnh hưởng gì cả. Anh tôi trước đó mấy năm đã có 1 lần cố ý gây thương tích nhưng chỉ phạt hành chính. Ngoài ra gia đình anh có công với cách mạng. Vậy tôi muốn hỏi là anh tôi có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù và có thể giảm án với các tình tiết trên không ạ ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.T.D

Tư vấn về tội cố ý gây thương tích và tình tiết giảm nhẹ ?

Trả lời:

Điều 134 , quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

…”

Như bạn trình bày thì anh bạn dùng hung khí gây thương tật cho người khác 29%. Nguyên nhân gây thương tích là bị dành mối làm ăn, tu nhiên đây không phải là tình tiết để xem xét trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Do đó, anh bạn phạm hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Khoản 1 Điều 134 (Dùng hung khí nguy hiểm). Khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Về các tình tiết giảm nhẹ:

Điều 51 , quy định:

“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.”

Như vậy, anh bạn có tình tiết giảm nhẹ theo Điểm b Khoản 1 Điều 51. Nếu anh bạn là người có công với cách mạng thì anh bạn được xét vào tình tiết giảm nhẹ theo Điểm x Khoản 1 Điều 51. Việc gia đình bị hại viết đơn giảm án thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ khác theo Khoản 2 Điều 51 nêu trên. Tình tiết anh bạn từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cố ý gây thương tích không phải là tình tiết tăng nặng trong tội phạm này.

Với các tình tiết nêu trên, anh bạn có thể được giảm án theo Điều 52 , , Tòa án sẽ xem xét và quyết đinh mức hình phạt cuối cùng.

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Tư vấn xử lý hành vi đe dọa hành hung, cố ý gây thương tích cho đồng nghiệp ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Vào ngày 17/3/2017, có xảy ra vụ hành hung của các bị can đối với em: ydin, ydai (bị bắt quả tang), và còn 1 đối tượng chưa bị bắt, do các công nhân tên N, G, H, M chỉ điểm, nhưng khi bị bắt ngân đã rời khỏi hiện trường, trong quá trình sự việc xảy ra tôi đã thấy N chỉ điểm cho các đối tượng trên (không hề quen biết) đánh tôi.

Sau quá trình điều tra, công an cho tôi kết quả là đánh nhầm và yêu cầu hòa giải và đền bù thiệt hại, ban đầu tôi không đồng ý vì sự việc không dừng lại ở mức đánh nhầm mà là hành hung người khác có tổ chức, nhưng sau đó công an nói sau khi hòa giải công an sẽ gửi công văn sang công ty để các đối tượng chủ mưu phải viết là sẽ không gây hấn, hay làm bất cứ vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và công việc của tôi. Tôi đồng ý hòa giải với 2 đối tượng trên với số tiền bồi thường là 5 triệu, nhận trước 3 triệu, còn 2 triệu đến ngày 22/4/2017 sẽ nhận, với mong muốn các đối tượng trên sẽ ăn năn hối cái và sẽ không làm bất cứ việc gì ảnh hưởng đến đời sống của tôi.

Nhưng đến ngày 03, 04, 05/04/2017, các đối tượng chủ mưu: N, H, M vẫn có thái độ thách thức, bóng gió, đỉnh điểm là vào khoảng 10h ngày 05/04/2017, N có đưa ra lời hăm dọa với nội dung: sẽ hành hung tôi nữa vào giờ tan ca cùng ngày, và ép buộc tôi thôi việc nếu không sẽ đánh tôi đến khi tôi nghỉ thì thôi, hoặc tệ hơn nữa là khiến tôi tàn tật suốt đời. Tôi đã trình báo với công ty, sau đó có hòa giải nhưng ngân vẫn có thái độ cố chấp, không chịu nhận hành vi mình đã làm, cuối cùng chỉ viết bản cam kết không vi phạm nội quy của công ty. Tôi cũng có báo cho cơ quan công an xã tại nơi làm việc, qua họ quan sát mặc dù đã bị phát giác sự việc, nhưng các đối tượng vẫn cho người đón đánh. Do có các cán bộ chiến sĩ công an đi theo nên họ không hành hung được. Tôi nhận thấy sự việc còn kéo dài không có hồi kết, vậy nếu bây giờ tôi mà liên kết sự việc đánh nhau lần 1 và chặn đường lần 2 để tố cáo các đối tượng liên quan tội cố ý gây thương tích được không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn xử lý hành vi đe dọa hành hung, cố ý gây thương tích cho đồng nghiệp ?

Hành vi cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý như thế nào ? – Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 134 , quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy căn cứ theo quy định trên, cần xác định thương tích lần trước bạn bị hành hung là bao nhiêu phần trăm sức khỏe. Hành vi phạm tội có người chỉ điểm và người thực hành được xác định là phạm tội có tổ chức. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Do trước đó bạn đã đồng ý với kết quả hòa giải nên không thể hủy kết quả này được. Sau khi được hòa giải các đối tượng trên vẫn tái phạm nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, do đó chưa . Vì vậy, hiện tại bạn không thể khởi kiện các cá nhân trên với tội cố ý gây thương tích được.

>> Xem thêm nội dung liên quan:

3. Cố ý gây thương tích, đe doạ tính mạng sẽ bị xử lý như thế nào ?

Chào luật sư, tôi có một người anh trai 26 tuổi đã lấy vợ và có một con trai. Anh tôi có hành vi hành hung người khác nhiều lần, cụ thể thường xuyên đánh đập chị dâu tôi khi vợ chồng xích mích, gần đây nhất tôi và mẹ có lao vào can và cũng bị đánh (tôi đã bị anh trai đánh rất nhiều lần trước đó), thậm chí còn bị anh trai tôi cầm cốc đe dọa sẽ giết cả nhà nếu ai vào can ngăn.

Anh ta liên tục có hành vi đe doạ và chửi bới, xúc phạm cả gia đình tôi mỗi khi có ai làm việc gì khiến anh ta không hài lòng (anh ta đã từng đánh bố tôi khiến ông bị rạn xương vai, phải điều trị một thời gian dài) khiến gia đình tôi rất sợ hãi nên đã gọi công an đến làm việc nhưng phía công an chỉ đưa ra kết luận là bạo lực gia đình và quấy rối trật tự tại địa phương, phạt tiền cảnh cáo. Tôi muốn hỏi thực sự không có hình thức xử phạt nào dành cho hành vi cố ý gây thương tích nhiều lần, đe doạ và chửi bới, người khác như trong trường hợp này hay sao ạ.

Gia đình tôi thực sự rất bế tắc vì người anh trai này (gia đình tôi có nghi ngờ anh trai tôi dùng ma tuý đá nhiều dẫn đến thần kinh bị ảnh hưởng nhưng không có bằng chứng, tôi cũng đã bắt gặp anh tôi dùng thuốc nhiều lần nhưng không biết đó là dạng thuốc gì) ?

Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn.

Cố ý gây thương tích, đe doạ tính mạng sẽ bị xử lý như thế nào ?

xử lý hành vi cố ý gây thương tích, gọi ngay:

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì anh trai bạn thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình mỗi khi anh ấy không hài lòng. Tuy nhiên, vì bạn không trình bày rõ về hậu quả cũng như mức độ thương tật của người bị anh bạn đánh, cho nên trong trường hợp này rất khó để có thể truy cứu trách nhiệm anh trai bạn đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của Bộ luật hình sự và phía cơ quan công an xã, phường nơi bạn cư trú ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh trai bạn về hành vi bạo lực gia đình là hợp lý.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 134 , quy định về điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác thì nếu gia đình bạn muốn có một biện pháp giải quyết tốt hơn để hạn chế hành vi bạo lực của anh trai bạn thì gia đình phải cung cấp được những căn cứ sau cho phía cơ quan công an để được yêu cầu giải quyết hoặc có cơ sở để truy cứu về mặt hình sự. Cụ thể:

Thứ nhất, gia đình bạn phải chứng minh được tại thời điểm anh trai bạn có hành vi bạo lực thì anh hoàn toàn tỉnh táo, làm chủ được hành vi của mình và việc thực hiện hành vi là do anh cố ý thực hiện (vì các thành viên trong gia đình làm anh không hài lòng).

Thứ hai, trong quá trình thực hiện hành vi anh có sử dụng hung khí nguy hiểm hoặc trong quá trình hai bên xảy ra mâu thuấn anh bạn có gây hậu quả là làm cho người bị hại bị thương tật theo các trường hợp quy định tại điều 134 ( tỉ lệ thương tật phải được xác định thông qua hội đồng giám định y khoa).

Từ thông tin mà bạn cung cấp thì thực tế anh bạn có gây thương tích cho người nhà, tuy nhiên gia đình chưa yêu cầu giám định tỉ lệ thương tật là bao nhiêu % nên chưa có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh trai bạn về tội cố ý gây thương tích. Đối với trường hợp này gia đình bạn nên chủ động hạn chế gây sự kích động cho anh trai, nếu anh bạn hành vi bạo lực thì gia đình nên liên hệ ngay cho cơ quan công an xã, phường nơi bạn cư trú để cơ quan công an có biện pháp hòa giải kịp thời, tránh xảy ra những thương tích không đáng có.

>> Xem ngay nội dung:

4. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác ?

Xin chào luật sư! luật sư cho tôi hỏi con tôi trong lúc đang đi chơi thì có một nhóm côn đồ xông vào chém con tôi. Hậu quả là con tôi bị đứt lìa bàn tay trái, không nối lại được. Khi đi chúng có mang theo kiếm nhật, chúng có ba tên, hai tên thì túm cổ áo và khóa hai tay lại cho tên kia chém. Do chúng chém trên đầu chém xuống nên con tôi mới phản kháng mạnh tay trái đưa lên đỡ kết qủa thì đứt lìa bàn tay trái.

Vậy bọn chúng phải chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật, bị phạt bao nhiêu năm tù và có ghép vào không ? Và đền bù thiệt hại bao nhiêu ạ ?

Cảm ơn luật sư!

>>

Trả lời:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại điều 134 , .

Do thông tin chị cung cấp chưa được cụ thể về tỷ lệ thương tật của con chị là bao nhiêu phần trăm sau khi đi giám định, vì vậy căn cứ theo pháp luật hiện hành tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật của con chị mà nhóm thực hiện hành vi kia sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc nhóm thực hiện hành vi có tổ chức, và dùng hung khí sẽ là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.

>> Bài viết tham khảo thêm:

5. Tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe đối với thành viên trong gia đình ?

Thưa luật sư! Có lẽ nếu không có luật sư tư vấn, người bị hại chúng tôi không có cái quyền được bảo vệ lợi ích cũng như sức khỏe. Bởi tội phạm điều tra và tội phạm gây án trực tiếp cấu kết để làm méo mó đi luật pháp Việt Nam. Các chị tôi và mẹ tôi bị anh tôi đánh đập và ngược đãi, rồi anh tôi được cơ quan công an xã và thành phố cấu kết bảo kê, che chở, anh tôi ngày càng hung hăng. Tháng 10/2017 chị tôi bị anh tôi đánh gây thương tích và tổn hại sức khỏe và không làm được gì.

Vụ án xảy ra vào ngày 26/11/2017, công an xã và thành phố Thanh Hóa kéo dài vụ án và không truy tố. Chị tôi làm đơn yêu cầu công an đưa đi trưng cầu giám định, nhưng họ bảo chị tôi tự đi mà giám định, họ bảo họ không có trách nhiệm, rồi họ có ý nạt nộ chị tôi ?

Xin luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn.

>> , gọi:

Trả lời:

Với hành vi của anh trai bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 49 như sau:

“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, đối với hành vi đánh đập mẹ bạn và các chị của bạn theo quy định tại Điều 49 , anh bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự được đặt ra theo quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại điều 134 , .

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 143 như sau:

“Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì tháng 10/2017 chị bạn bị anh bạn đánh gây thương tích và tổn hại sức khỏe và không làm được gì. Như vậy, trường hợp này bạn và chị bạn có thể tố giác anh bạn với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với cơ quan khác của Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Tố giác có thể bằng miệng hoặc bằng đơn tố giác.

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn tố giác tội phạm .

Sau khi nhận được đơn tố giác của bạn, trong thời hạn không quá 20 ngày cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải xác minh nguồn tin và quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không. Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

Điều 206 quy định:

“Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

3. Nguyên nhân chết người;

4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

6. Mức độ ô nhiễm môi trường.”

Đối với trường hợp của chị bạn bị anh bạn đánh gây thương tích và gây tổn hại sức khỏe. Theo quy định tại khoản 4 Điều 206 thì chị bạn thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích. Như vậy, việc cơ quan có thẩm quyền không đưa chị bạn đi giám định là đã vi phạm quy định của pháp luật.

Điều 154, Điều 158 quy định:

“Điều 154. Quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.”

“Điều 158. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.”

Như vậy, trong trường hợp này sau khi điều tra, xác minh hành vi của anh bạn. Nếu kết quả điều tra cho thấy hành vi của anh trai bạn đủ yếu tố để cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 , thì lúc này cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với tội này, thi theo quy định tại khoản 2 Điều 158 , bạn và chị bạn có thể khiếu nại quyết định này với Viện kiểm sát hoặc khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự là của Viện kiểm sát cấp dưới.

Bạn có thể tham khảo: .

6. Tư vấn hình thức xử lý đối với người cố ý gây thương tích đã bỏ trốn ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em trai tôi đi chơi về bị người ta chặn đánh không có lý do và dùng dao chém em tôi bị gãy tay. Hiện tại đối tượng gây án đã bỏ trốn. Vậy luật sư cho tôi hỏi biện pháp xử lý theo quy định pháp luật là như thế nào ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: M.T.V

Tư vấn hình thức xử lý đối với người cố ý gây thương tích đã bỏ trốn ?

Luật sư tư vấn quy định về tội cố ý gây thương tích, gọi:

Trả lời:

Người đánh em bạn phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tình tiết quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 134 , : Dùng hung khí nguy hiểm (con dao). Để xác định khung hình phạt cụ thể thì cần dựa vào kết quả giám định thương tật của em bạn.

Hiện tại, kẻ phạm tội đã bỏ trốn. Như vậy, bạn nên làm đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức theo :

“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Sau đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ triệu tập bị can, trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã theo Khoản 3 Điều 60 :

“3. Bị can có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;”

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài hình sự trực tuyến: để được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể về từng trường hợp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *