Tư vấn về quyền tác giả và sử dụng tác phẩm, thủ tục đăng ký quyền tác giả như thế nào?

Khi nào được phép sử dụng tác phẩm của người khác mà không cần sự đồng ý của chính tác giả đó ? Quyền tác giả là gì ? Đăng ký, bảo hộ quyền tác giả cần những thủ tục pháp lý nào ? và một số vấn đề liên quan sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn về hành vi vi phạm Luật bản quyền ?

Chào Luật sư, cho em hỏi về luật bản quyền với trường hợp như sau: Bạn A mua ảnh từ trang 123rf. Sau đó bạn A có đăng ảnh đó trên trang cá nhân, em có tải về và sử dụng ảnh đó. Vậy cho em hỏi, như thế có vi phạm luật bản quyền không ạ, và ai là người vi phạm bạn A đã đăng ảnh hay là em đã sử dụng ( em nghĩ ảnh đó là của bạn A nên xin phép và tải về ) ?

Rất mong được giải đáp . Xin cảm ơn.

-Võ Văn Danh

Vướng mắc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền tác giả và sử dụng tác phẩm. Thủ tục đang ký quyền tác giả như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, Minh Khuê xin được giải đáp câu hỏi của anh/chị như sau:

Theo quy định tại Điều 18 thì quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm d Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu quyền tài sản có quyền “phân phối, nhập khẩu bản gốc, bản sao tác phẩm”. Trường hợp bạn đề cập tới, bạn A này đã “mua ảnh” từ trang 123rf, điều này nghĩa là bạn A đã được chuyển quyền sử dụng từ chủ thể có quyền tác giả, nên hành vi “đăng ảnh” của bạn A lên trang cá nhân không vi phạm quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hành vi cho phép bạn tải ảnh về của A có thể đã vi phạm quy định tại khoản 4 điều 47 Luật sở hữu trí tuệ “Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.” Vì bạn không nói rõ cho nên, trong trường hợp này nếu bạn A chưa xin phép chủ sở hữu thì việc bạn A đồng ý cho bạn sử dụng ảnh là trái với quy định của pháp luật.

2. Giải đáp thắc mắc giải đoạt phim truyền hình hay nhất ?

Luật sư cho em hỏi: A ký hợp đồng với B để B viết kịch bản từ 1 tác phẩm văn học của C cho bộ phim đầu tay của mình, vậy A,B,C là gì? Nếu bộ phim đó đoạt giải phim truyền hình hay nhất thì ai sẽ đoạt giải? Em xin cám ơn!

Trả lời:

Căn cứ khoản 2 Điều 4 quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Theo quy định tại điều này thì ở đây C là tác giả của tác phẩm văn học (tác phẩm gốc).

Việc B viết kịch bản từ tác phẩm của C được coi là hành vi làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc với hình thức là tác phẩm chuyển thể theo quy định tại khoản 8 điều 4 luật sở hữu trí tuệ quy định: “8. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.”

Đối với A, vì bạn không nói rõ A có vai trò gì trong bộ phim nên việc sác định tư cách của A khá phức tạp.
– Trường hợp A là người sáng tạo ra bộ phim thì A sẽ là tác giả của bộ phim theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ.

– Trường hợp theo quy định tại điều 44 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

Điều 44. Chủ sở hữu quyền liên quan

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

3. Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

trường hợp này thì A sẽ là chủ sở hữu quyền liên quan.

3. Đăng ký bản quyền tác phẩm – truyện tranh ?

Dear Xin giấy phép, Tôi đại diện cho công ty CP Comicola muốn làm đăng ký bản quyền cho tác phẩm truyện tranh. Xin giấy phép có thể tư vấn và báo giá cho tôi được không ?

Cám ơn,

-Thảo Đào

Trả lời:

căn cứ khoản 1 điều 3 luật sở hữu trí tuệ quy định:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Đối với tác phẩm truyện tranh thì quyền tác giả sẽ phát sinh ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất (có thể là bản thảo). Tuy nhiên để bảo vệ tốt hơn cho việc bảo vệ quyền của tác giả pháp luật ghi nhận về đăng ký quyền tác giả, quy định tại điều 49 luật sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Việc đăng ký ở đây là không bắt buộc, nhưng trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền tác giả, việc đăng ký có giá trị chứng minh thời điểm sáng tác và là căn cứ để xác định bạn có phải là chủ sở hữu quyền tác giả hay không. Nói cách khác là nếu có tranh chấp thì bạn sẽ không phải chứng minh nữa (Trừ trường hợp có “ai đó” cũng có chứng cứ ngược lại – tức là cũng có Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chính tác phẩm mà quí vị đã được cấp giấy chứng nhận).

1. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

a)

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả; Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

2. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại

3.Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

4. Nơi tiếp nhận đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận

Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

4. Tư vấn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc?

Chào luật sư, bên công ty mình muốn đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiếntrúc là 1 mẫu biệt thự ở khu resort. Bạn tư vấn cho mình thủ tục và phí dịch vụ bên công ty bạn nhé? Trân trọng cảm ơn!

Tư vấn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Xin giấy phép. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc. Pháp luật Sở hữu trí tuệ không quy định việc bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả thì mới được hưởng những quyền tác giả và những quyền liên quan. Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.

Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả giúp cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không có nghĩa vụ phải chứng minh khi có tranh chấp về quyền tác giả.

Các thức nộp đơn: Nộp tại Cục bản quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả;

– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

– Giấy ủy quyền (nếu người nộp được ủy quyền);

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do thừa kế, chuyển giao, kế thừa);

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có đồng tác giả);

– Văn bản đồng ý của các đồng sở hữu (nếu quyền tác giả thuộc Sở hữu chung);

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho chủ đơn.

5. Thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 135 quy định về nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn được công ty giao nhiệm vụ nghiên cứu làm sản phẩm, công ty bạn đã đăng ký sáng chế với sản phẩm của bạn nên công ty của bạn sẽ là chủ sở hữu sáng chế này còn bạn là tác giả của sáng chế. Theo quy định trên của pháp luật, nếu bạn không có thỏa thuận gì khác với công ty thì công ty có nghĩa vụ trả thù lao cho bạn. Số tiền thù lao tối thiểu sẽ là 10% số tiền làm lợi mà công ty thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; 15% tổng số tiền mà công ty nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Công ty phải trả thù lao cho bạn trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế này.

6. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Vai trò của các sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng gia tăng, cùng với đó nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được nâng cao. Các chủ thể đã tích cực sử dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, trong đó có việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật:

1. Người nộp đơn:

Theo quy định tại Điều 50 thì: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật hoặc có thể nộp đơn tại Sở Văn hoá – Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật hoặc tại Sở Văn hoá – Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

>>

2. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký quyền tác giả sử dụng Mẫu số 1: Tờ khai đăng ký quyền tác giả Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan áp dụng Mẫu số 2: Tờ khai đăng ký quyền liên quan theo Quyết định số 88/2006/QĐ- BVHTT ngày 17 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Xin đọc kỹ hướng dẫn ghi thông tin sau mỗi tờ khai.

b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật có trách nhiệm lưu giữ một bản và giao lại một bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký sau khi cấp Giấy chứng nhận.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

3. Thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy Chứng nhận đăng ký quyền liên quan

3.1. Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại khoản 1, 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.

a. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì nộp đơn nêu rõ lý do và hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.

b. Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất; đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;

c. Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp xác định người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu và những trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ theo quy định của pháp luật.

3.2. Sở Văn hoá – Thông tin sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định pháp luật, chuyển Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Sở Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm chuyển cho tổ chức, cá nhân nộp đơn ngay sau khi nhận được kết quả xem xét, giải quyết của Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.

3.3. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan cho Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật theo quy định pháp luật.

3.4. Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành các mẫu đơn đăng ký, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Theo luật định, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho tổ chức, cá nhân sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

5. Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

– Khi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật tiến hành cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;

Khi người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật có quyền hủy bỏ hiệu lực các giấy chứng nhận đã cấp.

6. Nơi tiếp nhận đăng ký, cấp lại, đổi giấy chứng nhận

– Phòng Đăng ký – Thông tin, Cục Bản quyền tác giả

– Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật tại TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 08.8234132

– Sở Văn hóa – Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.

Mẫu số 1: Tờ khai đăng ký quyền tác giả

Mẫu số 2: Tờ khai đăng ký quyền liên quan

Mẫu số 3: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Mẫu số 4: Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *