Tư vấn về phán quyết của Tòa án phúc thẩm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư, Năm 2002 ba mẹ chồng hứa cho tôi một mảnh đất 100m2 (chưa có chủ quyền), Cô họ tôi yêu cầu tôi bán cho cô thửa đất này. Khi đó làm giấy giao tiền trước 40 triệu, ghi tên người mua là chồng của cô tôi. Khoảng 2 tháng sau ba mẹ chồng tôi biết, nên ba chồng tôi nói không cho đất nữa. Hai bên không có đất để làm hợp đồng chuyển nhượng nữa. Tôi nói trả lại tiền 40 triệu , chú rể tôi đòi gấp đôi là 80 triệu mà trong giấy giao tiền kia không có thoả thuận đó.

Cũng khoảng năm 2002 tôi làm thủ tục nộp tiền để mua một miếng đất của nhà nước cũng 100m2, được cấp chủ quyền 2005. Tôi chưa làm nhà. Năm 2009 tôi vào Sài Gòn làm ăn. Năm 2010 ông chú rể họ của tôi cho người khác thuê đất của tôi để làm nhà và ông chú tôi thu lời hàng năm. Tôi kiện ra toà. Toà phán giấy giao tiền viết tay của tôi và cô tôi, chú tôi lập năm 2002 là hợp đồng chuyển nhượng đất vô hiệu. Toà yêu cầu tôi phải trả lại tiền cho mảnh đất tôi mua 2005 cấp chủ quyền theo giá thị trường 2015 là 750 triệu mới được ông chú rể họ của tôi trả lại đất (toà nói đây là tiền thiệt hại chênh lệch theo giá thị trường). Trong khi đó tôi không có hợp đồng chuyển nhượng cho chú rể mảnh đất được cấp GCNQSDĐ năm 2005, Toà phúc thẩm phán như vậy là đúng hay sai.? Tôi mong được tư vấn và giúp đỡ? Vì bản án đã có hiệu lực thi hành.

Tôi cảm ơn rất nhiều

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của Công ty Xin giấy phép.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, gọi:

Trả lời:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Xin giấy phép của chúng tôi.Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Nội dung phân tích

Theo như thông tin bạn đưa ra chúng tôi xin phân tích cho bạn như sau:

Thứ nhất là hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bạn và vợ chồng cô chú của bạn đã vô hiệu vì đối tượng của hợp đồng giao dịch ở đây không thể thực hiện được theo Điều 408 Bộ luật dân sự 2015

Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Như vậy thì tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng được ký kết năm 2002 giữa bạn và vợ chồng cô chú của bạn như vậy là đúng quy định của pháp luật.Theo quy định của pháp luật dân sự thì hợp dồng dân sự vô hiệu hai bên sẽ hoàn trả những gì đã nhận của nhau và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Khi tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bạn sẽ phải hoàn trả lại cho vợ chồng cô bạn số tiền đã nhận là 40 triệu chứ chú của bạn sẽ không được yêu cầu bạn phải trả 80 triệu( vì trong giấy thỏa thuận đó không có quy định về việc bạn phải trả cho chú bạn 80 triệu đồng -tức là quy định về thỏa thuận phạt hợp đồng)

Năm 2002 ban mua đất của nhà nước và năm 2005 bạn được cấp giấy chủ quyền đất.Như vậy mảnh đất này sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn và chú của bạn không có quyền được sử dung miếng đất đấy và tự ý dùng miếng đất của bạn cho thuê và thu tiền bất hợp pháp khi chưa có sự đồng ý của bạn

Toà yêu cầu bạn phải trả lại tiền cho mảnh đất bạn mua 2005 cấp chủ quyền theo giá thị trường 2015 là 750 triệu mới được ông chú rể họ của bạn trả lại đất (toà nói đây là tiền thiệt hại chênh lệch theo giá thị trường).

Như vậy tòa án phán quyết như vậy có thể chưa đúng. Vì mảnh đất bạn mua và bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi thì mảnh đất đó sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn. Bạn chỉ phải trả lại vợ chồng cô chú bạn là 40 triệu,trong trường hợp bạn chậm trả thì ngoài việc trả tiền 40 triệu bạn còn phải thanh toán cả tiền lãi suất trả chậm theoquy định của pháp luật dân sự

Cụ thể là khoản Theo quy định tại khoản điều 357 Bộ luật dân sựquy đinh:

Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Trong trường hợp bạn chậm thi hành án thì bạn cũng không phải trả tiền thiệt hại chênh lệch theo giá thị trường mà bạn sẽ phải trả tiền theo quy định :

Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào thay thế hoặc hủy bỏ Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 nêu trên, nên Thông tư liên tịch này vẫn được áp dụng, trừ những nội dung không còn phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó (như: lãi đối với số tiền chậm trả theo “lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố” quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005 thay cho “lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định” theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 1995).

Cách xác định thời điểm và cách tính lãi phát sinh do chậm thi hành án hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015, Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997, Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố mức lãi suất cơ bản cho từng thời điểm.

Lãi suất chậm thi hành án được tính theo từng loại việc như sau: Kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp chủ động thi hành) và từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án (trường hợp thi hành theo đơn yêu cầu) cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án. Khi tính lãi chậm thi hành án chỉ tính lãi của số tiền còn phải thi hành án, mà không tính lãi của số tiền chưa trả trong quá trình thi hành án.

Do vậy, công thức tính lãi suất chậm thi hành án tùy theo từng thời điểm có khác nhau do mức lãi suất cơ bản ở mỗi thời điểm công bố khác nhau.

Như vậy phán quyết của tòa án như vậy là sai.Trong trường hợp này của bạn ,khi bản án đã được phúc thẩm và có hiệu lực thì vẫn có thể được tái thẩm tuy nhiên thẩm quyền tái thẩm theo quy định

Điều 307. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

Theo quy định Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó.( Điều 304 bộ luật tố tụng dân sự) và căn cứ để kháng nghị là Điều 305 BLTTDS

Điều 305. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.

Như vậy, bạn hãy viết đơn nhờ những người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 307 như trên để được kháng nghị bản án theo thủ tục tái thẩm

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *