Tư vấn về nội dung phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng?

Giữa bên giao thầu và bên nhận thầu có sự thỏa thuận về việc thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng, được gọi là hợp đồng xây dựng. Trong đó, nội dung về phạt vi phạm đang được nhiều khách hàng quan tâm.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Chào Xin giấy phép, nhà thầu bên tôi trúng thầu gói thầu xây lắp, đến khi thương thảo hợp đồng, có một điều khoản làm tôi hơi phân vân, cụ thể dưới đây:

Điều 8. Phạt vi phạm

Khi một bên vi phạm nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng này, thì chịu mức phạt vi phạm là 12%, tính trên giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm, trừ trường hợp do bất khả kháng theo quy định pháp luật và hợp đồng này”.

Cho hỏi điều khoản phạt vi phạm như trên có đúng không?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật thương mại năm 2005.

– Luật xây dựng năm 2014.

– Bộ luật dân sự năm 2015.

– Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ.

2. Luật sư tư vấn:

Theo như trình bày của bạn, hợp đồng giữa nhà thầu bên bạn với chủ đầu tư được xác định là hợp đồng với nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu, dẫn chiếu tới quy định pháp luật có liên quan, cụ thể là Luật xây dựng và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, thì loại hợp đồng này là hợp đồng xây dựng.

Theo đó, như khoản 1 Điều 2 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.”

Tùy theo các căn cứ khác nhau, hợp đồng xây dựng được phân loại như sau:

– Căn cứ theo tính chất, nội dung công việc, ta có:

Hợp đồng tư vấn xây dựng

Hợp đồng thi công xây dựng công trình

Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ

Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (Hợp đồng EC)

Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (Hợp đồng EP)

Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Hợp đồng PC)

Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Hợp đồng EPC)

Hợp đồng chìa khóa trao tay

Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân

Theo hình thức giá hợp đồng, ta có:

Hợp đồng trọn gói

Hợp đồng theo đơn giá cố định

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

Hợp đồng theo thời gian

Hợp đồng theo giá kết hợp

Theo mối quan hệ của các bên trong hợp đồng, ta có:

Hợp đồng thầu chính

Hợp đồng thầu phụ

Hợp đồng giao khoán nội bộ

Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài

(Căn cứ: Điều 3 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP)

Do đó, hợp đồng xây dựng nói chung, điều khoản phạt vi phạm nói riêng, ngoài việc tuân theo Luật xây dựng, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP nêu trên còn phải tuân theo quy định của Luật thương mại, Bộ luật dân sự (căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP: Những nội dung chưa được quy định tại Nghị định này, các bên phải căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện”), tùy theo từng trường hợp như sau:

Hợp đồng xây dựng được giao kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, tức một bên trong hợp đồng này là tổ chức kinh tế, mong muốn tìm kiếm lợi nhuận khi giao kết hợp đồng, vậy hợp đồng xây dựng được xác định là hợp đồng kinh doanh thương mại, theo đó, mức phạt vi phạm được quy định tại Điều 300 và Điều 301 Luật thương mại:

Điều 300. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

“Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Như vậy, có thể xác định hợp đồng giữa nhà thầu bên bạn với chủ đầu tư là hợp đồng kinh doanh thương mại, theo đó, mức phạt vi phạm theo quy định tại Điều 301 Luật thương mại là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Hay nói cách khác, với quy định như dự thảo hợp đồng nói trên, nội dung phạt vi phạm sẽ bị vô hiệu, phần vượt quá 8% sẽ không được áp dụng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *