Tư vấn về những rủi ro pháp lý khi nhập khẩu hàng hóa đã có đơn vị phân phối độc quyền ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào xin giấy phép, Tôi có câu hỏi liên quan đến luật sở hữu trí tuệcần luật sư tư vấn giúp. Năm 2015 công ty tôi định nhập khẩu một hãng đồng hồ đo nước tại đức, nhưngnhà máy sx bên đức báo lại là đã có đại lý phân phối độc quyền tại việt nam.

Hiện chúng tôi đang phải nhập qua nhà phân phối với giá rất cao. Hiện nay đang có 1 cty khác nhập hàng qua một nước thứ ba về việt nam bán lạiv ới giá rẻ hơn rất nhiều. Xin luật sư cho biết như vậy có vi phạm luật sở hữu nhãn hiệu không ( tại sao lại thông quan hàng hóa được ) và công ty tôi có nhập hàng như họ và có rủi ro gì về mặt pháp luật không ?

Xin cảm ơn luật sư.

>>

Căn cứ pháp lý:

Luật Thương mại 2005

Luật Cạnh tranh 2018

Chuyên viên trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận Tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất, căn cứ khoản 2 Điều 169 Luật Thương mại 2005 về Các hình thức đại lý: Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.” Theo quy định của pháp luật Việt Nam về đại lý độc quyền, nhà cung cấp sản phẩm tại Đức sẽ không được cung cấp sản phẩm này (và một số sản phẩm khác trong trường hợp có thỏa thuận với bên đại lý độc quyền) cho một doanh nghiệp khác trên lãnh thổ Việt Nam. Hành động này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đại lý độc quyền của họ trên thị trường Việt Nam. Như vậy, việc công ty bạn bị từ chối cung cấp sản phẩm đã có đại lý độc quyền trên thị trường Việt Nam là đúng với quy định của pháp luật về hợp đồng đại lý.

Thứ hai, theo thông tin bạn cung cấp: Hiện nay đang có một công ty khác nhập hàng qua một nước thứ ba về Việt Nam bán lại với giá rẻ hơn rất nhiều, vấn đề này không liên quan đến trách nhiệm của bên giao đại lý. Thực chất, thỏa thuận đại lý độc quyền giữa các bên là thỏa thuận thương mại được pháp luật công nhận và bảo vệ, thỏa thuận này được thực hiện trên cơ sở tự do, tự nguyện, không trái với quy định của pháp luật. Tuân theo tiêu chí tự do thỏa thuận , tôn trọng ý chí các bên trong quan hệ thương mại, pháp luật sẽ không can thiệp vào nội dung của thỏa thuận thương mại đó giữa các bên, vì vậy, các cơ quan chức năng không có nhiệm vụ xử lý, ngăn chặn hành vi nhập khẩu từ nước thứ ba các sản phẩm đã có đại lý độc quyền tại Việt Nam.

Hiện nay không có quy định nào của pháp luật Việt Nam hạn chế việc công ty bạn nhập khẩu mặt hàng đã có đại lý độc quyền tại Việt Nam từ nước thứ ba. Công ty của bạn có thể tự do nhập khẩu sản phẩm đã có đại lý độc quyền tại Việt Nam từ nước thứ ba này theo đúng pháp luật. Trong quá trình nhập khẩu sản phẩm, bạn nên trình bày rõ điều kiện thị trường Việt Nam đã có đại lý độc quyền với bên thứ ba cũng như các cơ quan chức năng, đồng thời cập nhật thường xuyên các thông tư, nghị định mới về luật cạnh tranh để tránh các rủi ro đáng tiếc.

Thứ ba, về việc đại lý độc quyền nâng mức giá thành của sản phẩm và bán lại cho công ty của bạn, nếu hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng và thị trường Việt Nam, bạn có thể chứng minh và khiếu nại đến các cơ quan chức năng để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp về cạnh tranh lành mạnh. Căn cứ Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 về Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm:

“1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:

a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.”

Nếu đại lý độc quyền nêu trên đáp ứng điều kiện về Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (căn cứ Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018) hoặc là Doanh nghiệp có vị trí độc quyền (căn cứ Điều 25 Luật Cạnh tranh 2018), và có dấu hiệu nâng giá thành sản phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và thị trường Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể khiếu nại đến cơ quan chức năng để được bảo vệ quyền lợi theo pháp luật Việt Nam về cạnh tranh lành mạnh.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *