Tư vấn về mức xử phạt hành chính khi gây tai nạn giao thông theo luật ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người gây ra các vụ tai nạn giao thông nếu bị các lỗi như: Chạy quá tốc độ, không có bằng lái… có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo luật giao thông đường bộ hiện nay và mức xử phạt cụ thể sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp theo từng trường hợp:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn về mức xử phạt hành chính khi gây tai nạn giao thông theo luật ?

Người gây ra các vụ tai nạn giao thông nếu bị các lỗi như: Chạy quá tốc độ, không có bằng lái… có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo luật giao thông đường bộ:

Tư vấn về mức xử phạt hành chính khi gây tai nạn giao thông theo luật  ?

Lỗi đi hàng ba khi tham gia giao thông – Ảnh minh họa

Thưa luật sư, xin hỏi: 16 tuổi điều khiển xe máy đi ngược chiều gây tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em là một học sinh lớp 12 hiện chưa đủ 18t…trong một lần mượn xe máy của bố đi học. trên đường về em có gây tai nạn giao thông thì gây ra tai nạn.. hỏi em sẽ bị xử những tội nào và mức phạt là bao nhiêu ?

Xin chào! Tôi có tham gia giao thông và tự gây tai nạn do tránh con chó chạy ngang qua đường. Tôi đánh lái và xe chồm lên vỉa hè, húc đổ cây cột điện. Về phía điện lực tôi đã bồi thường xong. Xin hỏi mức phạt của tôi là bao nhiêu?

Kính gửi luật sư Xin giấy phép Trưa ngày 25/2/2016 em trên đường đi làm có 1 chú say rượu tông em trường hợp trên em nen xử lý như thế nào anh

Về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Điều 584 Bộ luật Dân sự quy định như sau:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Ngoài ra, căn cứ BLDS, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp người gây thiệt hại chưa thành niên thì người đại diện pháp luật của người gây thiệt hại (bố, mẹ) sẽ có trách nhiệm bồi thường.

Thưa luật sư. Cho tôi hỏi anh tôi uống rượu vừa xảy ra tai nạn giao thông với (người có thai khoảng 2 tháng) mà giờ chưa biết bên nào có lỗi và giờ người phụ nữ kia nói bị động thai . Xin luật sư cho tôi biết sẻ bị phạt như thế nào và tình trạng xấu nhất thì có bị phạt tù hay không thưa luật sư Được gửi từ đ.thoại thông minh Sony Xperia™ của tôi

Thưa luật sư, hiện em rể tôi đang là lái xe cont. Lúc 9 h tối có gây tai nạn bị chết 1 người và 1 người bị thương nặng.Khi lấy lời khai nhân chứng thì được biết do 2 thanh niên kia vượt đèn đỏ.Vậy trường hợp này thì em tôi phải bồi thường và bị xử phạt như thế nào. Em cảm ơn luật sư.

Kính gửi luật sư Xin giấy phép Trưa ngày 25/2/2019 em trên đường đi làm có 1 chú say rượu tông em trường hợp trên em nen xử lý như thế nào anh

Căn cứ BLDS, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Người gây thiệt hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

Kính chào luật sư. Vừa qua e của e bị tai nạn giao thông. Xe ô tô 7 chỗ vượt xe tải tông vào e của e. E của e đi đúng làn đường của mình, đúng vận tốc quy định . Nhưng e của e bị khuyết tật nghe và nói bẩm sinh. Chưa có bằng lái xe máy hạng A2. Em muốn hỏi là e của e sẽ bị phạt những lỗi gì về luật an toàn giao thông? Và sau này e của e có đc thi bằng lái xe không? Mong luật sư hồi âm sớm. Em xin chân thành cảm ơn!

Người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường cho em bạn. Tuy nhiên, em bạn cũng bị xử phạt hành chính vì điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ, người lái xe phải có sức khoẻ phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe. Việc xác định công dân có đủ điều kiện về sức khỏe để được điều khiển xe máy hay không do cơ sở y tế có thẩm quyền xác định.

Thưa luật sư, xin hỏi: Cho e hỏi em gây tai nạn giao thông và bị giữ bằng lái. Vậy bằng bị treo từ ngày tai nạn hay ngày e đi nộp phạt ạ. Và thời gian bị treo bằng là bao lâu

Về thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

2. Tai nạn giao thông do uống rượu bia gây tai nạn thì có phải ngồi tù không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: chồng tôi trên đường đi lm về có uống rượu bia. Và gây ra tai nạn khiến một người chết chồng tôi bị thương nặng. Chấn thương sọ não. Lún sọ. Sau đó gđ tôi có yêu cầu giám định sức khoẻ của chồng tôi là 81%. Bên gia đình tôi cũng đã lo mai táng và đền bù cho gđ người mất. Và bên gđ ngừoi mất có viết giấy bãi nại cho chồng tôi.

Vậy cho tôi hỏi như vậy chồng tôi có phải ngồi tù hay ntn k ạ. Và phần trăm thương tật như vậy có xin miễn án được không ?

Mong được sự tư vấn của các luật sư ạ.

– Nguyễn Thị Hoa

Luật sư Lê Minh Trường trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông

Mẹ em lưu thông bằng xe gắn máy trên đường, chạy đúng chiều và tốc độ cho phép, thì có người băng qua đường (không phải nơi vạch sang đường) , do né tránh người đó nên bị té sụp sương vai. Nếu trường hợp xấu xảy ra với mẹ em thì em có thể bồi thường người băng qua đường đó không ạ?

Trường hợp này do người qua đường vi phạm quy định giao thông vì sang đường không đúng nơi quy định, không quan sát khi sang đường thì mẹ bạn có thể yêu cầu người đó bồi thường thiệt hại.

– Trường hợp nơi đó không có vạch kẻ đường: Khoản 4 Điều 11 Luật an toàn giao thông quy định:

“4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.”

Vậy nếu mẹ bạn điều khiển xe không quan sát, không nhường đường cho người đi bộ thì mẹ bạn vi phạm pháp luật, vậy mẹ bạn không được bồi thường.

Thưa luật sư, xin hỏi: Cháu bị tai nạn giao thông ngày 20/8/2016 ở tỉnh khác tỉnh cháu sinh sống. Lý do là cháu đi xe máy vượt công nông đi cùng chiều với cháu ở đoạn đường cong đường 2 chiều k có vạch kẻ hay biển chỉ dẫn gì cả, đường có chiều rộng là 5,9m khi vượt được đến ngang chiếc xe công nông thì có 1 người đi ngược chiều với cháu cũng đi xe máy đi với tốc độ nhanh và đi ở gần giữa đường, thấy vậy cháu bóp phanh giảm tốc độ và né sang bên trái. Nhưng người kia đi nhanh k kịp giảm tốc nên vẫn lao vào cháu, cháu chỉ bị ngã tại chỗ nên chỉ xây xát nhẹ không việc gì cả, cháu đứng lên thì thấy người đi xe máy kia nằm bất tỉnh sau xe công nông. Cháu được biết là sau khi va vào cháu thì người đi xe máy kia có va vào công nông nữa. Người đó phải đi viện và đến ngày 24/8/2016 thì tử vong. Nhà cháu đã đưa nhà người chết tổng là 70 triệu đồng nhưng nhà người ta đòi nhà cháu chi trả 86 triệu tiền viện phí, hơn 10 triệu tiền mai táng, tiền sửa chữa xe và 1 năm lương cơ bản của người chết là mỗi tháng 3,6 triệu đồng. Nhưng nhà cháu cũng chưa có đủ tiền để đưa cho nhà người ta ạ. Nhà người ta nhận 70 triệu rồi nhưng không viết cho nhà cháu 1 tờ giấy nào hết cả. Đến ngày 20/10/2016, cháu có quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú trong quá trình điều tra để ra toà, cháu phải viết giấy cam kết và bố mẹ cháu viết giấy bảo lãnh ạ. Cháu là con gái và hiện là sinh viên năm cuối của 1 trường đại học gần nhà ạ. Hiện cháu vẫn đi học bình thường, công an gọi thì cháu xuống ạ. Cho cháu hỏi là trường hợp của cháu chắc chắn là sẽ ra toà phải không ạ. Và nếu ra toà thì cháu sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào ạ, cháu thực sự rất lo lắng liệu cháu có được đi học tiếp không hay có thể bị đi tù không ạ.

Trường hợp của bạn đã có thông báo về việc điều tra để tiến hành xét xử tại cơ quan Tòa án, bạn là sinh viên năm cuối vậy bạn đã trên 18 tuổi nên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự vì vậy khi Tòa án triệu tập thì bạn có nghĩa vụ tham gia phiên tòa.

Nếu bạn phải chịu trách nhiệm hình sự thì tùy vào tỷ lệ thương tật của người đó do bạn gây ra là bao nhiêu thì mới có thể xác định được khung hình phạt. Khi có quyết định của Tòa án về việc thi hành án thì bạn phải chấp hành án phạt tù nếu bị phạt tù, việc đi học sẽ được hoãn lại.

Thưa luật sư, xin hỏi: bồi thường tai nạn giao thông làm chết người mức bồi thường tối đa 1- Trường hơp không có lỗi 2- Trường hợp lỗi vô ý

Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông thì phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật do người gây tai nạn gây ra cho người kia là bao nhiêu thì phải bồi thường.

+ Nếu người gây tai nạn không có lỗi thì không phải bồi thường.

+ Nếu người tai nạn có lỗi thì người đó phải bồi thường các chi phí theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định.

Cụ thể như sau:

1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

– Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em năm nay 18 tuổi. Hôm xảy ra vụ việc em đang điều khiển xe máy có dung tích 50cc trên đường và không hề sai phạm bất kì một lỗi vi phạm an toàn giao thông nào cả. Khi đi đến đoạn trường Tiểu học, em có giảm tốc độ vì khi đó là giờ tan trường của học sinh. Thì bất ngờ có 1 học sinh lớp 2 chạy sang đường. Do đọt ngột nên em chỉ kịp phạn lại nhưng học sinh đó vẫn va chạm vào xe em. Sau đó em có đưa em nhỏ về nhà và nói chuyện với gia đình em, nêu rõ vụ việc và có cả người dân chứng kiến toàn bộ sự việc, em có để lại số điện thoại cho gia đình và nói có việc gì thì gọi cho em. Hôm sau, vì em đi làm xa và người nhà họ gọi nên em chưa về được. Đến hôm sau em về nhà và cùng mẹ em đến nhà thăm hỏi và có í gửi chút tiền coi như là bồi dưỡng cho em nhỏ nhưng gia đình họ kiệm quyết không nghe và gửi đơn lên chính quyền xã với nội dung là em vô trách nhiệm khi xảy ra vụ tai nạn. Vậy cho em hỏi là em có phải bồi thường không ạ?

Theo những gì bạn trình bày thì bạn điều khiển xe với dung tích 50cm3 thì Luật giao thông đường bộ quy định:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;”

Vậy bạn 18 tuổi thì bạn đã đủ tuổi để điều khiển xe này nhưng bạn cần phải được cấp Giấy phép lái xe. Vậy nếu bạn có điều khiển xe giảm tốc độ khi có bé sang đường, có quan sát, có giấy phép lái xe thì bạn không có nghĩa vụ bồi thường.

Còn nếu bạn không có giấy phép lái xe mà bạn vẫn điêu khiển xe thì bạn đã vi phạm pháp luật, vậy bạn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Hai vợ chồng tôi đi xe máy đúng phần đường quy định nhưng anh ấy đi ngược chiều lấn sang tông thảng vào hai vợ chồng tôi, làm cả hai vợ chồng tôi bị gãy tay , gãy chân nặng . Vậy luật sư cho giúp tôi biết hình phạt, giải quyết như thế nào .

=> Phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của 2 vợ chồng bạn để xác định trách nhiệm hình sự của anh ấy theo Điều 260 Bộ luật hình sự.

Còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì anh ấy sẽ phải bồi thường những chi phí hợp lý do thiệt hại khi bị xâm phạm đến sức khỏe của 2 vợ chồng bạn.

vào ngày 15/7/2016.e lái xe tải và gây ra tai nạn làm chết một người trên đường đi cấp cứu.sau khi sảy ra Tai nạn e cùng mọi người lo cho người đó.khi về lo hậu sự gia đình e cũng lo với gia đình họ.về phần dân sự hai bên đã thỏa thuận.hồ có viết đơn bãi nại.đen h tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.e vi phạm khoản 1đieu 202BLHS sửa đổi bổ sung2009 vậy theo luật sư e sẽ nhận án phạt như thế nào?

Trường hợp này bạn bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật giao thông – .

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *