Tư vấn về kinh doanh phế liệu và hoạt động ủy quyền/Ủy thác nhập khẩu phế liệu theo luật ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Hiện nay công ty tôi đang hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu phế liệu để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công ty không đủ khả năng thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu nên tôi có ý định ủy quyền cho một công ty khác thay mình thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu. Xin hỏi luật sư rằng tôi có thể làm như vậy không và nếu có thì phải làm như thế nào? Cảm ơn!

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– ;

2. :

Điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu được quy định tại Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:

– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

– Thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu quy định tại Phụ lục của Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 76 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 quy định:

“Điều 76. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường;

b) Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau:

a) Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

b) Phải xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không được cho, bán tạp chất đi kèm phế liệu;

c) Phải tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp không tái xuất được thì phải xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;

d) Thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định của Chính phủ.”

Theo Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu quy định:

“Điều 55. Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam

1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

2. Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.”

Như vậy theo quy định của pháp luật, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho một công ty khác thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu, tuy nhiên, đối với cả công ty bạn và công ty được ủy quyền đều cần thỏa mãn những điều kiện nhất định. Cụ thể:

Đối với công ty của bạn: được quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu:

– Có kho bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện bảo vệ môi trường

– Có công nghệ, thiết bị để tái chế phế liệu nhập khẩu

– Có phương án, giải pháp xử lý phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; đảm bảo mọi chất thải từ quy trình sản xuất đều được xử lý đạt quy chuẩn bảo vệ môi trường

– Đã chấp hành tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Còn đối với công ty được ủy quyền: được quy định tại Khoản 2 Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, theo đó, công ty này cần có những điều kiện sau:

– Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã đáp ứng đúng các quy định tại Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

– Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu của thương nhân ủy thác nhập khẩu (Bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)

– Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này

– Có văn về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường

– Có kho bãi đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

Quy định về điều kiện nhập khẩu phế liệu được quy định chi tiết trong Chương VIII Nghị định 38/2015/NĐ-CP từ các Điều 55 đến Điều 63, bạn có thể tìm hiểu để biết thêm chi tiết.

Bên cạnh đó, ngoài yêu cầu về chủ thể thực hiện hành vi nhập khẩu phế liệu còn có yêu cầu về phế liệu nhập khẩu, theo đó, phế liệu phải thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành, đồng thời đáp ứng được các điều kiện tương ứng được mô tả trong danh mục.

Nếu công ty được ủy quyền thỏa mãn những điều kiện trên và có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu thì bạn hoàn toàn có thể ký hợp đồng ủy quyền với công ty này thay mình thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu.

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU như sau:

Theo Điều 4 Thông tư 41/2015/TT-BTNMT quy định về hồ sơ xin giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu:

Trường hợp 1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm:

+ Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký ;

+ Một (01) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có); Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp thuận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

+ Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có);

+ Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);

+ Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của cơ sở (trường hợp báo cáo không có kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu thì phải bổ sung);

+ Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm:

+Một (01) văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

+Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

+Các hồ sơ quy định tại các điểm c, d, đ, e, g trên đây đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu có kho bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b Khoản 1, Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;

+Các hợp đồng nguyên tắc ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khâu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận;

+Giấy xác nhận còn hiệu lực của các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

+Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thời hạn giải quyết hồ sơ là 30 ngày làm việc:

+ Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ Môi trường là 25 ngày

+ Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 05 ngày

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Tư vấn về kinh doanh phế liệu và hoạt động ủy quyền/Ủy thác nhập khẩu phế liệu theo luật ?  “. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *