Tư vấn về hợp đồng vận chuyển xăng dầu ? điều kiện kinh doanh ngành nghề vận chuyển xăng dầu ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: A thuê B vận chuyển 5 tấn xăng loại xăng 92 từ tổng kho đến cty A là 200km. Khi B vận chuyển số xăng đến đúng thời hạn nhưng A chưa có đủ bồn chứa nên yêu cầu B khi có bồn chứa thì giao xăng.

Xác định hậu quả pháp lý:

1. B ko đồng ý và yêu cầu A nhận ngay số xăng nói trên vì ngay sau đó B vận chuyển cho công ty khác ?

2. B đồng ý và yêu cầu  phải thanh toán phát sinh trong quá trình chờ nhập hàng ?

3. B đồng ý và trong quá trình chờ đợi công ty A thì xe xăng của B đã va chạm với C làm cho xe xăng của B thủng bồn xăng nên gây thất thoát số xăng trên xe ?

Xin luật sư tư vấn và hỗ trợ, cảm ơn luật sư!

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

2. Luật sư tư vấn:

Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp của công ty Xin giấy phép. Câu hỏi của quý kách đã được đội ngũ luật sư và chuyên viên nghiên cứu và tư vấn như sau:

a) Trường hợp B không đồng ý với A 

 quy định:

Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

=> Với thông tin như quý khách đã cung cấp thì có 2 trường hợp xảy ra: Nếu việc thiếu bồn chứa là khách quan (tức là A không biết được là thiếu bồn chứa vào thời điểm đó và đã cố gắng khác phục nhưng không thay đổi được tình hình) thì hành động này không được coi là vi phạm hợp đồng. Để đảm bảo quyền lợi các bên thì A và B nên thỏa thuận lại một thời gian hợp lý và A phải chịu chi phí cho B. Nếu hành động của A vi phạm hợp đồng thì căn cứ vào hợp đồng và luật thương mại B có quyền áp dụng chế tài này vơi A ngoài ra A phải chịu chi phí phát sinh cho B. 

b) Trường hợp B đồng ý với A thì A phải chi trả chi phí phát sinh cho B (Do A và B thỏa thuận) . Khoản chi phí căn cứ vào thực tế chi phí phát sinh hợp lý do B cung cấp. 

c)  Trường hợp trong quá trình B chờ đợi để giao hàng cho A thì có xảy ra va cham làm thất thoát số xăng trên xe

Vì thông tin quý khách cung cấp chưa được đầy đủ cho nên qúy khách vui lòng cung cấp thêm thông tin để đội ngũ luât sư và chuyên viên có thể tư vấn hoàn chỉnh hơn. Trong trường hợp này cần xem xét đến yếu tố thỏa thuận của bên A và B, lỗi của các bên và địa điểm sảy ra sự va chạm. Nếu lỗi là do bên B hoặc có sảy ra va trạm nhưng không liên quan đến quá trình B vận chuyển cho A thì bên A không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu lỗi là do bên B và việc va chạm này liên quan đến quá trình B vận chuyển cho A thì bên A có trách nhiệm hỗ trợ khắc phục hậu quả và chịu chi phí phát sinh hợp lý. Nếu B không có lỗi thì bên A phải bồi thường thiệt hại và chịu chi phí phát sinh. Ngoài ra còn xem xét thêm cả lỗi của bên C trong việc gây ra sự va chạm để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *