Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.
Hành vi đe dọa, khủng bố tinh thần… nếu không có phương án xử lý sẽ có thể gây ra những hậu quả pháp lý đáng tiếc. Việc xử lý hành vi đe dọa cần được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ các quan hệ pháp luật được nhà nước bảo vệ:
Mục lục bài viết
1. Tư vấn về hành vi vào nhà đe dọa tấn công người khác phạm tội gì ?
Tôi năm nay lên 15 . Hôm tối 29 tết vừa qua bà nguyễn thị Bê tức cô tôi . Đã xông thẳng vào nhà tôi la hét chửi bới lấy đồ đạc vứt tung lên . Thấy thế mẹ tôi bảo có gì ngồi xuống người lớn với nhau nói chuyện xong bà ta vẫn không nghe tiếp tục chửi bới và phỉ báng mẹ con tôi. Sau đó cầm dép dày ném vào em tôi trong khi mẹ và em tôi đang ngồi trên ghế cho em tôi ăn .
Chiếc dép đã trúng ngay ngực và văng lên chạm mũi khiến e tôi tức N.N.K – 5 tuổi khóc thét và chảy máu mũi . Trước việc đó mẹ tôi quá hoảng liền ôm em tôi dỗ dành . Tôi sợ ngây người trước hành động đó liền hỏi : tại sao cô lại đánh em con ? Bà tức bà N.T.B chửi mắng bảo tôi là đồ mất dạy dám nói bà ta này nọ bèn trực tiếp xông đến tấn công tôi bằng cách dùng tay giật mạnh tóc tôi xuống tiếp đó dùng tay cào cấu mặt tôi khiến mặt tôi rách bươm chảy máu rất nhiều . Mẹ tôi hoảng liền vào can không cho bà ta đánh tôi .
Bà ta lại trực tiếp chuyển qua mẹ tôi nắm lấy tóc mẹ và tiếp tục cào cấu cắn mạnh khiến ngón tay mẹ tôi xưng lên . Thấy sự việc chuyển biến càng lớn dần lên ba tôi chen vào kéo mẹ ra . Một lát sau khi về nhà bà ta gọi anh em bà ta xuống trong điện thoại bà ta bảo với anh cả rằng : a cả mau về mẹ tôi giết chết bà ta rồi . Lát sau bọn họ có mặt tức anh em của bà ta gồm N.X.D và N.X.T . Bản thân N.X.D chỉ hỏi nguyên nhân sự việc rồi về nhưng N.X.T lại hùng hổ xông thẳng xuống bếp cảnh cáo đe dọa mẹ tôi nếu đụng đến em ông ta tức N.T.B thì chỉ cần gặp mẹ tôi ngoài đường ông ta sẽ đánh chết . Hiện tại mẹ con tôi rất hoang mang . Tôi muốn hỏi liệu bà N.T.B có phải chăng đã vi phạm việc xâm nhập gia cư bất hợp pháp , phỉ bán cũng như vu khống khi bảo mẹ tôi giật chồng người khác trong khi bố mẹ tôi đã kết hôn có chứng nhận của pháp luật việt nam cũng như tội cố ý gây thương tích cho chị em tôi ?
Mong luật sư cho mẹ con tôi lời giải đáp thỏa đáng sớm nhất . Tôi xin chân thành cảm ơn
>>
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 104 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy trong trường hợp này bà B đã cố ý gây thương tích cho ba mẹ con bạn ,thậm chí còn là cố ý gây thương tích cho trẻ em( tức lè em của bạn và bạn).Như vậy bà bê sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi này của mình theo quy định tại khoản 1 điều 104. Ngoài ra bà B còn phải chịu tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại
Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Việc bà B tự ý vào gia đình bạn đánh người bà B cũng đa vi phạm quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự
Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân
1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Ngoài ra đối với hành vi chửi bới và phỉ báng người khác thì bà B còn đã vi phạm quy định theo khoản 1 và 2 b Điều 121 Bô luật hình sự
Điều 121Bộ quy định tội làm nhục người khác:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
b) Đối với nhiều người;
Ngoài ra đối với hành vi vu khống mẹ bạn giật chồng người khác thì mẹ bạn có thể kiện bà ta tội vu khống theo quy định tại điều
Điều 122 bộ luật hình sự thì:
1. người có hành vi bịa đặt, loan truyền những điều này sẽ bị xử phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Như vậy hành vi của bà B đã xâm phạm rất nhiều quy định được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự các tội xâm phạm gai cư bất hợp pháp ,cố ý gây thương tích cho nhiều người ,vu khống ,làm nhục người khác .Trong trường hợp này để bảo vệ mình và các con, mẹ bạn hãy đến cơ quan công an gần nhất để tố cáo tội phạm ,để cơ quan có thẩm quyền sẽ có biện pháp trừng phạt thích đáng dành cho bà ta.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!
>> Xem thêm nội dung liên quan:
2. Đe dọa giết người có bị xử lý hình sự không ?
Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau muốn hỏi Luật sư: Gia đình tôi có đang nợ một khoản tiền, hôm trước chủ nợ có cho một nhóm người đến đập phá, đe dọa nhà tôi, thậm chí còn đòi giết cả nhà tôi khiến cho cả gia đình chúng tôi hiện nay rơi vào trạng thái rất lo lắng, đặc biệt là hai đứa trẻ con nhà tôi một đứa 14 tuổi, một đứa 10 tuổi chứng kiến vụ việc đều đang rất hoảng sợ. Xin luật sư cho tôi biết trong tình huống này tôi có thể tố cáo với cơ quan công an được không ?
Trả lời:
Hành vi được quy định tại Điều 133 như sau:
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nhóm người đã có gia đình bạn bằng lời nói, khiến cho gia đình bạn rơi vào tình trạng lo lắng vì tin rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, có thể cấu thành tội đe dọa giết người, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm.
Ngoài ra, với trường hợp của bạn, nhóm người này có hành vi đe dọa đến nhiều người và trong đó có cả trẻ nhỏ, thuộc vào các tình tiết tăng nặng quy định tại Khoản 2 Điều 133:
Điều 133. Tội đe dọa giết người
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Căn cứ theo điều luật trên, của nhóm người đó rơi vào các tình tiết tăng nặng là: Phạm tội đối với 02 người trở lên và phạm tội với người dưới 16 tuổi, cụ thể là với hai đứa con của bạn và khiến hai đứa con của bạn rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi. Tóm lại, trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể tiến hành tố cáo với cơ quan công an về hành vi của nhóm người trên, về tội đe dọa giết người.
>> Xem thêm nội dung:
3. Có bị kết tội về hành vi đe dọa người khác hay không ?
Dear quý Luật Xingiayphep, Tôi có em trai họ, đã có vợ và 01 con, hai vợ chồng đã li dị và đứa con cậu ấy nuôi, nhà thuộc hộ nghèo và hiện đang là nhân lực chính làm việc nuôi gia đình, bố mẹ già và đứa con, Bản chất ngoan hiền, trình độ học vấn hết lớp 9. Sau khi em tôi đi làm ăn có quen cô gái và hai người yêu nhau được 1 năm. Khi em họ tôi phát hiện cô ấy đang cặp bồ với người khác và em tôi bất chợt nhìn thấy hai người cặp kè tại quán cafe.
Do không kiềm chế được, em tôi đã dùng dao nhọn gọt hoa quả chạy vào kè cổ doạ đưa cô gái kia về. Đi dọc đường cô gái không chịu và hét lên , người dân ven đường thấy bất bình , tưởng là dân nghiện nên đánh em tôi trọng thương và sau báo công an bắt, em tôi bị kết luận tội danh là “đe doạ người khác”. Tuy nhiên gia đình chúng tôi cung cấp đủ hồ sơ” Gia đình thuộc hộ nghèo, và phía nạn nhân cô gái đã viết giấy cam đoan đó là sự hiểu nhầm từ em trai tôi và không hề gây thương tích gì cho cô ấy, chỉ là sự hiểu nhầm” .
Vậy xin hỏi luật sư trường hợp em trai tôi sẽ bị xử phạt mức hình phạt như thế nào?
Mong nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ luật gia Xingiayphep. Cảm ơn luật sư.
Trả lời
Theo Điều 133 quy định:
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Căn cứ nêu trên, hành vi bị coi là đe dọa giết người là khi hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…)hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…).
Theo Điều 15 Bộ luật hình sự 2015 ta thấy
“Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.”
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
--> Qua hành vi của em bạn ta có thể phân tích như sau: có hành vi “dùng dao” kề cổ cô gái – tức cố ý thực hiện và bị ngăn cản – tức có yếu tố tác động bên ngoài mà hành vi không được thực hiện đến cùng.
Như vậy, hành vi của em bạn có thể tước đoạt tính mạng của người khác, người bị hại hoàn toàn có căn cứ lo sợ việc kề dao vào cổ này có thể dẫn đến việc giết người; Kết hợp với Điều 15 BLHS 2015 ta kết luận ” Tội đe dọa giết người và ở giai đoạn phạm tội chưa đạt“
--> Theo quy định của pháp luật ta thấy hành vi trên thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, do vậy em bạn sẽ bị xử lý theo khoản 1 Điều 9 BLHS 2015:
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;“
>> Xem thêm nội dung:
4. Phải làm gì khi bị người khác nhắn tin đe dọa giết?
Thưa Luật sư. Cháu có người dì. Chồng dì cháu ngoại tình với một người phụ nữ khác. Cháu có nhắn tin vào số điện thoại người phụ nữ kia để điều tra xem cô ta là ai và ở đâu. Cháu có nhắn tin là “Em hãy trông con em cẩn thận nha, trông nó cho kỹ” Người phụ nữ đó có nhắn cho cháu rất nhiều tin, xoay quanh nội dung là sẽ tìm cháu, giết cháu và chém cả dòng họ cháu.
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi:
Luật sư tư vấn:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau :
Được biết hành vi đe dọa , hăm dọa đến cuộc sống tính mạng của bạn và gia đình . Hành vi đe dọa này có thể thực hiện qua điện thoại, tin nhắn, email, lời nói, cử chỉ… đã làm tâm lý người bị đe dọa lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện và khi đó hành vi này sẽ cấu thành tội phạm.
Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Loại tội phạm này chỉ được coi là tội phạm ít nghiệm trọng có khung hình phạt có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm ( Khoản 1 Điều 103 ). Tuy nhiên, trong trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết tăng nặng thuộc ( Điểm a,b,c,d, Khoản 2 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 ) bị coi là tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có các tình tiết giảm nhẹ hoặc tác hại gây ra không lớn … thì được gia đình hoặc cơ sở được chỉ định nhận giám sát, giáo dục.
Như vậy, hành vi nhắn tin đe dọa gây thương tích mặc dù đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và không có dấu hiệu của tội phạm. Tuy nhiên, đây là hành vi trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (điểm b, khoản 1, Điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP) nên cần phải được xử lý.
Bạn có thể tố cáo hành vi của người đó với cơ quan công an nếu có đủ chứng cứ chứng minh hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và gia đình để ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo bài viết liên quan:
5. Đe dọa tạt axit có cấu thành tội phạm không ?
Chào luật sư, Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Trường hợp của tôi như sau: 2 tháng gần đây tôi thường xuyên bị một người nhắn tin đe dọa tạt axit tôi và nhiều lần đến nơi tôi làm việc để đe dọa. Tôi và anh ta không có quan hệ gì cả.
Trước đây, anh ta có quan hệ tình cảm với chị gái tôi và đã có với nhau 1 đứa con, sau khi biết anh ta đã có gia đình thì chị gái tôi không muốn tiếp tục với anh ta nữa. Nhưng anh ta vẫn cố theo quấy phá chị tôi và đòi gặp con. Sau đó chị gái tôi làm đơn báo công an phường anh ta sống và được họ xử lý phạt hành chính anh ta. Sau một thời gian không thấy anh ta theo phá rối nữa thì gần đây anh ta tiếp tục đe dọa chị tôi bằng tin nhắn và theo dõi ngoài đường. Chị tôi đổi sdt khác, anh ta không liên lạc được với chị tôi nên anh ta tìm đến nơi tôi làm việc nhiều lần nhưng không gặp tôi và có trực tiếp nói chuyện với 1 người đồng nghiệp của tôi với lời lẽ đe dọa tạt axit tôi. Anh ta tiếp tục nhắn tin đe dọa sẽ tạt axit tôi. Trong khi tôi không hề làm gì hay liên quan tới anh ta.
Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi thì phải làm như thế nào. hành vi của anh ta sẽ bị xử lý như thế nào là thỏa đáng nhất. Tôi có những quyền lợi gì ?
Mong luật sư có thể tư vấn rõ giúp tôi. Trân trọng cảm ơn.
– L.Q
Luật sư trả lời:
Hành vi gọi điện, nhắn tin đe dọa tạt axit như vậy theo quy định tại Điểm g Khoản 3 có quy định:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Nếu việc nhắn tin không mang tính đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu sách thì hành vi này không phạm tội hình sự nhưng bị xử phạt hành chính.
Nếu hành vi đe dọa tạt axit mà có mục đích giết người, khiến cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện (như nhắn tin nhiều lần, tin nhắn dùng nhiều từ ngữ đe dọa gây hoang mang, lo lắng…) thì hành vi của bạn bị truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 133 sửa đổi bổ sung
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Trường hợp của bạn mới chỉ là đe dọa chứ chưa thực hiện, bạn và gia đình chỉ bị ảnh hưởng về tinh thần, chưa gây ra bất kỳ thương tích gì về sức khỏe hay con người, nên nếu có thể, người đe dọa bạn mới chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Nhưng nếu người đó thực hiện hành vi đe dọa đó, khiến bạn hoặc người thân bị tổn hại sức khỏe thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Với trường hợp của bạn, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và sự an toàn cho bản thân cũng như chính gia đình mình, bạn cần làm đơn tố cáo hành vi vi phạm của kẻ đe dọa tới cơ quan điều tra công an quận, huyện.
Trong trường hợp có đủ cơ sở xử lý về hình sự, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với người vi phạm. Nếu vi phạm có dấu hiệu phạm tội hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan công an ra quyết định xử phạt hành chính đồng thời áp dụng một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật buộc người vi phạm chấm dứt hành vi.
Để có chứng cứ nộp kèm theo đơn tố cáo, người nhận tin nhắn cần cung cấp cho cơ quan điều tra các tin nhắn đe dọa khủng bố tinh thần, các biên bản làm việc của công an xã, phường về việc kẻ đe dọa. Ngoài ra, nạn nhân có thể cung cấp cho cơ quan điều tra lời khai của các nhân chứng để cơ quan điều tra có thêm thông tin khi giải quyết vụ việc.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.
6. Tư vấn Tội hủy hoại tài sản, vu khống, đe dọa giết người ?
Thưa luật sư, Nửa đêm có người đạp phá cửa làm hỏng cửa nhà tôi lúc đó không có ai ở đó. khi phát hiện thì người đó còn cầm đá ném tôi nhưng không chúng người, người đó còn bịa chuyện tôi nói xấu người đó để chia rẽ tình cảm của vợ chồng người đó, còn đe dọa giết cả nhà tôi? xin hỏi Luật sư như vậy có kết tội người đó là phá hoại tài sản và tội vu khống , tội đe dọa người khác không?
Xin cảm ơn Luật sư.
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi:
Luật sư tư vấn:
Do Bạn không nói rõ: cửa nhà Bạn bị hư hỏng giá trị là bao nhiêu, người thực hiện hành vi có năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm nhiệm hình sự không, khi bị đe dọa giết Bạn hoảng sợ thế nào và hành vi vu khống, bịa đặt cụ thể thế nào. Nên Tôi không thể khẳng định được các hành vi mà Bạn nêu có dấu hiệu của Tội phạm không. Tuy nhiên, để đáp ứng một số vấn đề mà Bạn hỏi có tính liên quan, Tôi xin tư vấn về các tội mà Bạn Hỏi như sau:
Theo quy định của về:
– Một là Tội vu khống:
“Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. …”
Theo đó, để cấu thành yếu tố về mặt Hành vi thì, Người phạm tội phải có hành vi bịa đặt rồi loan truyền sự bịa đặt không có thật đó với mục đích nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến các quyền và các lợi ích hợp pháp của Bạn hoặc biết là Bạn không phạm tội nhưng cố ý tố cáo Bạn đến cơ quan có thẩm quyền là Bạn có tội mà căn cứ chứng minh hành vi tố cáo giả này là, tạo ra các chứng cứ giả để tố cáo bạn thì một trong hai hành vi này có hiệu về mặt hành vi của Tội vu khống
“Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. …”
Còn về Tội này, Người phạm Tội phải có hành vi làm hủy hoại tức là mong muốn phá hủy hoàn toàn hoặc cố ý mong muốn và thực hiện hành vi làm hư hỏng Tài sản của người bị hại như dùng gậy, dùng búa hoặc các vật dụng khác phá hỏng cửa nhà và phải gây hậu quả là tài sản sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng với giá trị từ hai triệu đồng trở lên thì hành vi của Người thực hiện có dấu hiệu về mặt hành vi của Tội Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Hành vi đe dọa giết người có hậu quả là ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của người bị hại.
“Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. …”
Như vậy, thì để cấu thành mặt hành vi của Tội này thì người thực hiện hành vi phải có hành vì bằng lời nói, cử chỉ, hành động hoặc các hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng của người khác và hành vi đó khiến cho người bị đe dọa lo sợ và tưởng thật là người đe dọa sẽ giết mình, lo sợ là thái độ tâm lý chỉ tồn tại dưới dạng ý trí nhưng có thể được thể hiện ra bên ngoài bằng các trạng thái qua nét mặt, lời nói, hành vi hoảng sợ …
>> Tham khảo bài viết liên quan: Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự –
Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.