Tư vấn về hành vi cố ý hạ thấp danh dự, nhân phẩm của cán bộ xã

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư! Tôi là một cán bộ xã. Vừa qua tôi có tiếp khách và có uống chút rượu. Sau đó lên cơ quan, tôi có tiếp xúc và nói chuyện mang tính chất vui đùa với một số đồng chí. Tôi thừa nhận hành vi uống rượu và lên cơ quan là sai. Tuy nhiên, lại có ý kiến phản ánh lên Đảng ủy xã là tôi nhậu say lên cơ quan quậy, cự cãi lớn tiếng, thiếu nhã nhặn.

Mục lục bài viết

Thưa Luật sư! Tôi là một cán bộ xã. Vừa qua tôi có tiếp khách và có uống chút rượu. Sau đó lên cơ quan, tôi có tiếp xúc và nói chuyện mang tính chất vui đùa với một số đồng chí. Tôi thừa nhận hành vi uống rượu và lên cơ quan là sai. Tuy nhiên, lại có ý kiến phản ánh lên Đảng ủy xã là tôi nhậu say lên cơ quan quậy, cự cãi lớn tiếng, thiếu nhã nhặn.

Thậm chí có dư luận cho rằng tôi đòi đập điện thoại và chửi mắng vợ của tôi cùng làm việc ở xã. Tổ kiểm tra của Đảng ủy xác minh và kết luận tôi có nhậu say, lớn tiếng, cự cãi, thiếu nhã nhặn. Tôi rất bức xúc và cho rằng những phản ánh đấy là cường điệu. Tôi xin hỏi, vậy đó có phải là hành vi cố ý hạ thấp danh dự, nhân phẩm người khác hay không? Việc cố ý tạo ra dư luận có vi phạm luật hay không? Nếu người cố ý hạ thấp danh dự, nhân phẩm đó là đảng viên thì có bị xử lý hay không khi mà không đưa ra được chứng cứ nào chứng minh tôi có sai phạm. Kính mong sự tư vấn của Luật sư.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của .

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

2.1 Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên nhậu say, lớn tiếng, cự cãi, thiếu nhã nhặn là như thế nào?

Theo thì Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi có những hành vi tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, mừng thọ, kỷ niệm ngày cưới, mừng nhà mới, lên chức, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc trái quy định. Vi phạm các quy định về cấm uống rượu, bia làm ảnh hưởng đến tư cách đảng viên. Có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức. Quậy phá, gây go, đánh nhau hoặc có hành vi thiếu văn hóa làm mất an ninh, trật tự công cộng.

Đồng thời, trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): Tổ chức việc cưới, việc tang với quy mô lớn, kéo dài nhiều ngày; tổ chức giỗ, sinh nhật, mừng thọ, lên chức, mừng nhà mới với quy mô lớn gây phản cảm hoặc gây dư luận bức xúc trong nhân dân, bị xã hội lên án. Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân mà dung túng hoặc kích động người khác vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, trường hợp vi phạm quy định trên mà gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: Là lãnh đạo, chỉ huy nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cán bộ, chiến sĩ, nhân viên dưới quyền. Là cấp dưới nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và đồng nghiệp.

2.2 Hành vi vu khống và xúc phạm danh dự nhân phẩm của ngừoi khác là như thế nào?

Việc xử lý kỷ luật hành vi Đảng viên nhậu say, lớn tiếng, cự cãi, thiếu nhã nhặn là rất quan trọng và nghiêm minh. Do đó, nếu như bạn khẳng định rằng mình không nhậu say, lớn tiếng, cự cãi, thiếu nhã nhặn, hay nói cách khác là bạn có căn cứ chứng minh về việc họ vu khống cho bạn, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn có thể làm đươn báo lên công an xã/ phường/ thị trấn để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên.

Hành vi vu không và xúc phạm danh dự nhân phẩm ngừoi khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại phạt tiền, cụ thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

2.3 Bồi thường danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm phạm là như thế nào?

Khi bị người khác vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín, thì bên cạnh yêu cầu xin lỗi công khai bạn có thể yêu cầu một khởn tiền bồi thường cho danh dự, nhân phẩm, và uy tín của mình. Mức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo Bộ Luật dân sự 2015 thì sẽ có một mức bồi thường là không quá mười lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *