Tư vấn về điều kiện hưởng án treo mới nhất theo quy định của luật hình sự hiện nay?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Được hưởng án treo là một mong muốn thường thấy của người phạm tội nhưng không phải khi nào hình phạt này cũng được áp dụng. Án treo chỉ được áp dụng với người phạm tội khi họ thỏa mãn những điều kiện pháp lý nhất định.

Mục lục bài viết

1. Tư vấn về điều kiện hưởng án treo?

Thưa luật sư, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Anh trai em trước đây từng có hai tiền sự về tội trộm cắp, lần gần đây nhất bị xử phạt hành chính vào tháng 10/2013. Đến ngày 05/12/2013 lại bị bắt quả tang trộm cắp tài sản.

Tài sản không lớn, chưa đến 2 triệu đồng và đã trả lại cho người bị hại. Hiện anh ấy đang bị tạm giam, xin luật sư cho em hỏi anh có thể được hưởng án treo không? Trong nhà anh là lao động chính, có con nhỏ, có mẹ ruột bị bệnh thần kinh.

Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép!

>>

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 173 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”

Như vậy, người nào trộm cắp tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Ở trong trường hợp này tuy tài sản trộm cắp chưa đến 02 triệu đồng nhưng anh bạn đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính (theo Điều 7 ) thì vẫn đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản và phải chịu hình phạt về tội này. Mức hình phạt thấp nhất anh bạn được hưởng là hình phạt cải tạo không giam giữ, mức hình phạt cao nhất là bị phạt tù 03 năm.

Nếu anh bạn muốn được hưởng án treo thì anh bạn cần cung cấp các bằng chứng để chứng minh mình đủ điều kiện được hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 và Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTPbao gồm những điều kiện sau:

– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

– Có nhân thân tốt. Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của . Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của .

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo. Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, anh bạn cũng có thể cung cấp các tài liệu, bằng chứng để chứng minh anh ấy có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 , ngoài mức án treo thì anh bạn còn có thể được hưởng mức án là cải tạo không giam giữ, nên xem xét đề nghị được hưởng cải tạo không giam giữ sẽ có lợi hơn cho anh bạn.

2. Sự khác biệt giữa án treo và cải tạo không giam giữ?

Căn cứ theo quy định của và các văn bản hướng dẫn kèm theo thì có thể nhận thấy án treo và cải tạo không giam giữ có sự khác biệt như sau:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, hình phạt đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù không quá 03 năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được. Nhưng cần lưu ý, án treo có kèm theo thời gian thử thách và trong thời gian này, nếu người bị án treo phạm tội mới, tòa án quyết định người bị án phải chấp hành hình phạt tù như đã ghi trong bản án. Ngoài ra, người bị án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Còn cải tạo không giam giữ là hình phạt chính được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

3. Phạm tội trộm cắp tài sản chưa bị phát hiện lại phạm tội cướp giật tài sản thì có được hưởng án treo không?

Ngày 02/01/2018, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không quen biết (tài sản trị giá 49 triệu đồng – thuộc khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015) nhưng không bị phát hiện. Ngày 05/11/2018, H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015) bị phát hiện và Công an bắt giữ H. Vậy H bị truy tố theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 và tội trộm cắp như trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, Nguyễn Văn H đủ điều kiện cấu thành hai tội hình sự đó là: Tội trộm cắp tài sản và Tội cướp giật tài sản theo quy định của . Theo đó, H sẽ bị truy tố về cả hai tội danh cùng một lần. Căn cứ Điều 55 quy định khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

Đối với hình phạt chính:

– Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

– Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

– Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

– Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

– Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

– Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

Đối với hình phạt bổ sung:

– Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật hình sự quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

– Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự về Tội trộm cắp tài sản: khung hình phạt khoản 1 điều này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với Tội cướp giật tài sản khung hình phạt thấp nhất thuộc khoản 1 Điều 171 là bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Chính vì vậy, để H có thể được hưởng án treo trong trường hợp này tương đối khó, H cần có đủ điều kiện để được hưởng án treo theo Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo và không thuộc các trường hợp không được hưởng án treo theo Điều 3 Nghị quyết này. Đồng thời, H có thể cung cấp các bằng chứng, tài liệu, chứng cứ để chứng minh H có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 để yêu cầu Tòa án xem xét và đưa ra mức hình phạt phù hợp cho mình.

4. Trộm cắp điện thoại sau đó ra tự thú có được hưởng án treo không?

Xin luật sư cho tôi hỏi: Tôi có trộm cắp 1 chiếc iPhone để trên bàn rồi đi về, người mất có làm việc mất điện thoại nộp đơn trên công an phường. Công an có mời tôi lên và hỏi tình hình hôm mất, tôi trả lời không biết và không lấy. Sau 03 tháng, tôi có sử dụng và bán được 9 triệu tại một cửa hàng, tôi cảm thấy ăn năn, hối lỗi nên tôi có lên công an phường khai báo sự việc tôi đã lấy trộm chiếc điện thoại và làm đơn trình bày lại sự việc về việc phạm tội của tôi. Tôi có giao nộp lại số tiền 09 triệu bán điện thoại cho công an. Giờ công an phường nộp hồ sơ lên công an quận, công an quận ghi lại lời khai, người thụ án có cho tôi về tại ngoại, chờ thời gian ra tòa xét xử. Tôi muốn hỏi với tội phạm của tôi toà tuyên án có thể tôi phải phạt tù thời gian như nào? Có được hưởng án treo đi về nhà không? Tôi phạm tội lần đầu, chưa tiền án tiền sự, bên bị hại có làm đơn miễn truy tố, thân nhân tốt. Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 173 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”

Dựa trên thông tin bạn cung cấp, bạn có trộm một chiếc điện thoại iPhone và bán được 09 triệu đồng, sau đó, bạn có đi tới cơ quan công an để tự thú. Do đó, đối với hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt không quá 03 năm thì có thể xem xét được hưởng án treo theo Điều 65 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm cũng như căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 thì bạn có thể được Tòa án tuyên hình phạt là án treo hoặc cải tạo không giam giữ.

Bạn có thể tham khảo qua bài viết: để có thêm thông tin xác nhận chính xác bạn có đủ điều kiện được hưởng án treo hay không.

5. Tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến “hình phạt án treo”?

Có được hưởng án treo hai lần không?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định nào quy định “chỉ được hưởng án treo một lần” hay “đã từng được hưởng án treo thì sẽ không được hưởng án treo nữa“,… Do đó, nếu người phạm tội đáp ứng được các điều kiện được hưởng án treo theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì họ vẫn có thể được hưởng án treo, không phân biệt là hưởng án treo lần một hay hưởng án treo nhiều lần.

Thưa luật sư, tôi đang trong thời gian án treo và đang ở nhà, giờ tôi muốn tách hộ khẩu để vay ngân hàng để làm ăn (mở cửa hàng nhôm kính tại nhà). Vậy tôi có thể tách hộ khẩu được không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 43 quy định về hình phạt bổ sung là quản chế như sau:

“Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.”

Như vậy, bạn đang trong thời gian hưởng án treo, được ở địa phương, nếu bạn không bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là quản chế, không bị cấm đi khỏi nơi cư trú thì khi bạn đáp ứng các điều kiện được phép tách Hộ khẩu theo Điều 27 thì bạn đương nhiên vẫn được tách hộ khẩu bình thường.

Thưa luật sư, nhà tôi có người mua số đề với số tiền là 10.200.000 đồng, bị bắt và bị tạm giam 02 tháng nhưng chưa ra tòa. Cho hỏi, như vậy khi ra tòa sẽ bị phạt hành chính hay hình sự và mức phạt như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 321 quy định về Tội đánh bạc, theo đó, người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của (hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc) hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của , chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Số tiền mua số đề của người thân của bạn là 10.200.000 đồng, dù chưa bị xử phạt vi phạm hành chính lần nào, hoặc chưa bị kết án lần nào về hành vi này hay hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc thì hành vi mua số để của người nhà bạn cũng đã đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự, chính vì vậy, trong trường hợp này, người thân của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định với mức hình phạt có thể là bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Thưa luật sư, tôi đang bị án treo 12 tháng, tôi có thể đóng tiền lao động để hết án treo không? Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định của , cũng như các văn bản hướng dẫn kèm theo thì không có quy định nào về việc đóng tiền để không phải chấp hành án treo. Do đó, bạn không thể đóng tiền lao động để hết án treo được, bạn cần phải chấp hành hình phạt án treo theo đúng thời hạn đã ghi trong bản án của Tòa án.

>> Tham khảo ngay:

Thưa luật sư, Toà án xét xử sơ thẩm tôi 03 năm tù giam vì tôi phạm vào quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trong khi đó, tôi được hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Được bị hại làm và đơn xin giảm nhẹ hình phạt. Khi xét xử tại toà án thì bị hại cũng ý kiến xin giảm nhẹ hình phạt cho tôi. Như vậy, thì tôi có thể kháng cáo xin được hưởng án treo không? Xin luật sư cho tôi ý kiến được không? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Căn cứ Điều 290 về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Điều 51 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Điều 65 quy định về án treo của thì với hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bạn tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 51 thì không đủ điều kiện để có thể được hưởng án treo theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.

Các tình tiết như: được bị hại làm đơn và đơn xin giảm nhẹ hình phạt. Khi xét xử tại toà án thì bị hại cũng ý kiến xin giảm nhẹ hình phạt không được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 , chính vì vậy, trong trường hợp này của bạn, Tòa án đã căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, hồ sơ của vụ án đã có để đưa ra Bản án phù hợp nhất cho bạn, nên việc bạn kháng cáo mà không có thêm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác thì rất khó để được Tòa án phúc thẩm sửa lại bản án để cho bạn được hưởng án treo.

Còn đối với quyền kháng cáo thì bạn vẫn có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 331 .

Xin chào luật sư, em xin hỏi một số vấn đề về xoá án tích. Cách đây 28 năm người nhà em bị án treo 06 tháng về truyền bá văn hoá đồi trụy. Em xin hỏi nếu trường hợp này cần xoá án tích thì bao lâu mới được xoá. Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Căn cứ Điều 70 về các trường hợp đương nhiên được xóa án tích thì đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII (quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (quy định các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) của Bộ luật hình sự khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện sau:

– Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

+ 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Như vậy, người nhà bạn đã bị kết án với hình phạt là bị án treo 06 tháng về truyền bá văn hóa đồi trụy cách đây 28 năm rồi. Nên trường hợp này đã được xóa án tích theo quy định của pháp luật nếu người nhà của bạn đáp ứng được các điều kiện nêu trên.

Anh tôi có tham gia đánh bạc và bị bắt vào ngày 01/01/2018 tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc ở khoản 2 Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 và bị TAND tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 02 năm tù giam. Nay gia đình tôi muốn kháng cáo lên TAND Tối cao xem xét xử lại để cho anh tôi được hưởng án treo. Bản thân anh có nhân thân tốt vi phạm lần đầu gia đình có công cách mạng nhà lại đông con là người làm chính nuôi gia đình. Xin luật sư tư vấn giúp thủ tục và điều kiện như thế nào để anh được hưởng án treo. Gia đình xin cảm ơn.

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn đã được Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử và tuyên bản án với hình phạt là 02 năm. Bạn không nói rõ là Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm vụ án của anh bạn. Do thông tin bạn không cung cấp rõ ràng và chi tiết, nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bạn như sau:

Trường hợp 1: Nếu Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án của anh bạn thì gia đình bạn có quyền nộp cho chính Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Tòa án nhân dân cấp cao để xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương XXII nếu còn thời hạn kháng cáo theo định.

Trường hợp 2: Nếu Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử phúc thẩm vụ án của anh bạn thì về nguyên tắc, bản án phúc thẩm đó đương nhiên có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án theo khoản 2 Điều 355 . Chính vì vậy, nếu gia đình bạn muốn nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân Tối cao xét xử lại vụ án của anh bạn phải có các bằng chứng, căn cứ theo Điều 371 để xem xét giải quyết lại theo thủ tục giám đốc thẩm:

– Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

– Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Hoặc gia đình bạn gửi đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nếu có một trong các căn cứ sau theo Điều 398 :

– Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

– Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

– Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

– Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Về điều kiện để anh bạn được hưởng án treo bạn có thể tham khảo qua bài viết để thu thập những bằng chứng, tài liệu để chứng minh anh bạn đủ điều kiện được hưởng án treo theo quy định.

6. Hình phạt khi sử dụng ma túy đá và điều kiện được hưởng án treo?

Kính chào luật sư! Nếu một cá nhân sử dụng chất ma túy đá thì thông thường thì bị phạt mấy năm tù? Và có được án treo không luật sư? Tôi xin cảm ơn luật sư!

Tư vấn hình phạt đối với tội sử dụng chất ma túy đá và điều kiện được hưởng án treo ?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc trường hợp Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 255 :

“1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Còn đối với hành vi một cá nhân sử dụng trái phép chất ma túy chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 21 về hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.”

>> Tham khảo ngay:

7. Điều kiện để được hưởng án treo theo quy định của Bộ ?

Xin chào Luật sư! Cô tôi cầm vàng trả cho một tiệm cầm đồ 03 lần với số tiền là 86.500.000 đồng. Khi người ta phát hiện đến gặp nhưng cô tôi sợ quá không nhận, người ta nộp đơn lên công an huyện và hiện tại cô tôi đang có quyết định bị tạm giam 02 tháng.

Cô tôi còn phải phụ gia đình làm kiếm tiền trả số nợ mà bà con giúp để khắc phục cho người bị hại, lại còn phải nuôi đứa con gái học đại học, là nguồn thu nhập chính của gia đình, nếu gia đình khắc phục hậu quả xong và có , thì cô tôi có được hưởng án treo không? Đơn xin bãi nại có giá trị như thế nào trong quá trình này, tại vì gia đình mới trả được phân nửa số tiền cho người bị hại, người ta nói trả hết mới viết đơn bãi nại, gia đình đang cố gắng tìm cách. Tôi xin cảm ơn!

Tư vấn về điều kiện hưởng án treo mới nhất theo quy định của luật hình sự hiện nay?

Trả lời:

Cô bạn cầm vàng giả tại tiềm cầm đồ để vay 86.500.000 đồng, đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 174 .

Để xem xét hành vi của cô bạn có được hưởng án treo hay không thì cô bạn phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo, theo đó, về nguyên tắc nếu cô bạn khi bị Tòa án tuyên mức hình phạt tù không quá ba năm; đã bồi thường, khắc phục hậu quả thiệt hại, có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 thì cô bạn có thể được hưởng án treo.

Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đơn xin bãi nại của người bị hại không có tác dụng nhiều, vì đơn xin bãi nại của người bị hại không thuộc một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho cô bạn theo Điều 51 . Đồng thời, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không nằm trong các vụ án khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo Điều 155 . Do đó, việc có đơn bãi nại của người bị hại cũng không là yếu tố khả thi để cô bạn được hưởng án treo, trong trường hợp này, cô bạn và gia đình bạn nên cố gắng thương lượng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho người bị hại để có thể xem xét là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

>> Xem ngay:

8. Điều kiện hưởng án treo với tội trộm cắp tài sản?

Xin chào Xin giấy phép, em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Năm nay em 19 tuổi. Trước đây, em và bạn em có đi ăn trộm. Chúng em gồm 5 người, chủ yếu là hái trộm quả cây hồ tiêu được khoảng 200 kg tiêu tươi và nhổ 400 giây hồ tiêu đi bán. Số tiền chúng em bán được khoảng 500.000 đồng đến 600.000 đồng một vụ, còn cao nhất thì gần 2 triệu.

Đồng thời, chúng em có bắt 5 con gà. Em gây ra tất cả 13 vụ, còn bạn em người 5 vụ, 6 vụ, 13 vụ và 6 vụ. Tuy số tiền bọn em lấy không lớn nhưng thiệt hại khoảng 18 – 20 triệu đồng. Bản thân em trước giờ chưa có tiền án, lúc phạm tội em mới 17 tuổi 8 tháng. Vậy khi ra tòa em có được hưởng án treo không? Nếu không được thì có thể bị phạt tù bao nhiêu năm? Em mong luật sư trả lời cho em sớm nhất. Em xin chân thành cảm ơn!

>>

Tư vấn về điều kiện hưởng án treo mới nhất theo quy định của luật hình sự hiện nay?

– Ảnh minh họa

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 173 thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản khi:

– Số tài sản mà bạn thực hiện hành vi trộm cắp có giá trị 02 triệu đồng trở lên;

– Nếu giá trị tài sản trộm cắp dưới 02 triệu đồng nhưng trước đó bạn đó bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của , chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, các lần trộm cắp của bạn đều có giá trị dưới 02 triệu, nên đối với các lần trộm cắp trườc đó, nếu cơ quan có thẩm quyền không có bằng chứng nào để chứng minh hành vi phạm tội của bạn thì bạn cũng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 15 là bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản cho lần bị bắt quả tang.

Ngược lại, nếu cơ quan điều tra có đầy đủ bằng chứng để chứng minh hành vi trộm cắp tài sản của các bạn của tất cả các lần trộm cắp hoặc ít nhất hai lần trở lên, đồng thời còn thời hiệu xử phạt vi phạt vi phạm hành chính (theo Điều 6 ) thì đối với lần phát hiện đầu tiên về hành vi trộm cắp tài sản thì các bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định như trên, còn từ lần trộm cắp thứ hai trở đi đã đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 173 .

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ Điều 12 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”

Như vậy, tại thời điểm có hành vi trộm cắp tài sản, bạn đã 17 tuổi 08 tháng nên đương nhiên bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, đối với tội trộm cắp tài sản thì không có quy định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải từ đủ 18 tuổi trở lên, do đó, bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật.

Về việc bạn có được hưởng án treo không?

Để được hưởng án treo bạn cần đáp ứng quy định của Điều 2 hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo quy định điều kiện để cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và đã được phân tích ở trên, cũng như bạn nên cung cấp những bằng chứng, tài liệu để chứng minh các tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 .

———————————————————-

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật hình sự, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư tư vấn luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *