Tư vấn về dấu hiệu và hành vi lừa đảo đối với việc môi giới, xuất khẩu lao động ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, Tôi xin luật sư tư vấn về vấn đề nội dung như sao : Tôi có ký hợp đồng tuyển lao động nữ giúp việc nước ngoài với người nhân viên đối ngoại của công ty A..

Mục lục bài viết

Giấy hợp đồng có hai bên ký tên và lăn tay, nhưng không có một công chứng. Nội dung hợp đồng tôi tuyển dụng mỗi lao động đủ điều kiện sức khỏe, giấy tờ hợp pháp với bộ lao động giao cho bên nhận tại sân bay B với giá phí là 2 ngàn đô la và sau khi được đóng visa đi, phía bên kia phải trả chi phí cho tôi đủ. Nhưng lần đầu tiên tôi đem ra tôi văn phòng bàn giao phía bên kia nhận và cho học tập ngoại ngữ tại chỗ cho đến khi hoàn tất là 14 ngày, xong bên nhận đưa người lao động ra sân bay C và bây đến Arapxeut. Mọi việc đã làm hoàn tất . Nhưng cho đến nay phía bên người nhận không thanh toán tiền bạc cho tôi, tôi liên lạc điện thoại đổ chuông nhưng không mở máy. Xin hỏi luật sư trợ giúp cho tôi, giờ tôi phải làm sao? có nên tố cáo Công an không? Và phải tố cáo như thế nào ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

>>

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và các yếu tố cấu thành tội này là như thế nào?

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tạo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

– Chủ thể: Có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.

– Mặt khách thể: Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

– Mặt chủ quan: Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

– Mặt khách quan: Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau: Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên; Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ.

Những hành vi khách quan cần có những điểm đáng lưu ý như người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

2.2 Khởi tố vụ án khi nào?

Cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ: tố giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú.

2.3 Thời gian ra quyết định khởi tố vụ án là như thế nào?

Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn trình báo công an tới công an điều tra hình sự cấp quận /huyện nơi bạn đang cư trú hợp pháp để trình báo công an điều tra về vấn đề này trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tin trình báo của bạn, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu có yếu tố hình sự, trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.Đồng thời, chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn trình báo công an (theo mẫu)

– Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng)

– Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng)

– Những chứng cứ có liên quan khác kèm theo hồ sơ (video, ghi âm, hình ảnh, sao kê ngân hàng…)

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *