Tư vấn về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư hiện tại em đang là sinh viên em có một số thắc mắc mong được giải đáp như sau ạ: Ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai? Thực tiễn áp dụng chế độ toàn dân về đất đai ở Việt Nam như thế nào ?

Chuyên viên tư vấn trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.Cơ sở pháp lý :

– Luật Hiến pháp 2013

2. Nội dung phân tích:

I. chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì ?

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.

Căn cứ theo Điều 53 Luật Hiến pháp 2013 có quy định về cách xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, cụ thể như sau:

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. “

Tiếp theo là về ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Ưu điểm

Thứ nhất là sự thể hiện đúng bản chất của đất đai là không của riêng ai mà nó là tạo hóa của thiên nhiên.

Thứ hai là chế độ này phù hợp với quan điểm chính trị của quốc gia: “ Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân “. Bởi lẽ để có được đất đai như ngày hôm nay là nhờ thành công giữ nước dựng nước của cả dân tộc, chính vì lẽ đó đất đai sẽ không thuộc chủ quyền của bất kì cá nhân nào mà mà thuộc sở hữu chung của toàn dân và sử dụng nhằm mục đích chung của toàn dân tộc.

Thứ ba, ngoài phù hợp với quan điểm chính trị của quốc gia, quan điểm này còn phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện tại là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi chuyển một diện tích đất nông nghiệp sang đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp. Và với vấn đề này cần đòi hỏi có sự giúp sức của nhà nước để làm việc với dân dễ dàng hơn.

Cuối cùng là chế độ này tạo điều kiện để những người lao động có cơ hội tiếp cận với đất đai tự do hơn. Người lao động được hưởng lợi ích từ đất một cách có lợi, công bằng và bình đẳng hơn.

Nhược điểm:

Bên cạnh những mặt tích cực của ưu điểm, chế độ toàn dân về đất đai vẫn còn tồn tại những điểm còn hạn chế, bất cập như sau:

Thứ nhất, vì như ở trên đề cập thì đất đai thuộc sở hữu của toàn dân chứ không của riêng ai dó đó nhiều người không có động lực, ý thức để đầu tư và phát triển nó một cách nghiêm túc.

Thứ hai, hiện nay, quyền định đoạt đất đai thuộc về quyết định của cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương nên việc lạm dụng quyền hạn can thiệp vào các vấn đề như: thu hồi đất, bồi thường với giá rẻ,… là điều khó tránh khỏi. Từ đó, việc tham nhũng, lạm quyền là điều tất yếu.

Thứ ba, là sự bất cập của các quy định pháp luật. Hiện tại, các quy định pháp luật còn chồng chéo, gây khó hiểu từ định nghĩa thế nào là sở hữu toàn dân, định nghĩa chưa rõ ràng, mông lung dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn.

II. Việc áp dụng chế độ toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Việc áp dụng chế độ toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện này có rất nhiều điều đáng nói, cụ thể như sau:

Trước hết là việc áp dụng mức định giá đất và cách thu hồi đất của nhà đất còn rất nhiều điều bất cập. Về phía người dân, họ muốn được chủ động về quyền sử dụng đất trên chính mảnh đất mình đang ở, muốn mua hoặc bán khi có nhu cầu. Tuy nhiên, việc nhà nước có quyền thu hồi bất cứ mảnh đất nào bất cứ lúc nào khiến cho người dân gặp tương đối rắc rối. Bởi những mảnh đất khác nhau sẽ có những giá trị khác nhau song có nhiều dự án, nhà nước không có kế hoạch thu hồi đất cụ thể, rõ ràng khiến cho người dân cũng không có kế hoạch sử dụng đất hợp lý. Ví dụ như khu vực này sẽ dự kiến xây trung tâm thương mại, từ đó người dân được thông báo về thời gian thu hồi đất, mức đến bù, để họ có những cách kế hoạch phù hợp với mảnh đất mình đang sử dụng. Việc làm này sẽ tránh được những tình trạng khiếu kiện kéo dài hoặc tình trạng bạo lực và sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sau đó.

Thứ hai là khuôn pháp lý tại Việt Nam về vấn đề này còn thiếu sự cụ thể, rõ ràng. Mặc dù chế độ này hiện tại vân đang hợp lý với xã hội tuy nhiên, bởi những quy định thiếu rõ ràng khiến cho người dân cảm thấy khó hiểu, khó áp dụng. Đất đai là một tài nguyên vô cùng lớn, quyền sử dụng đất lại là một tài sản vô cùng có giá trị , thực tế, nhiều thuở ruộng, mành vườn, đồi núi hay ao hồ có giá trị sản xuẩn chuyển đổi tương đối cao nhưng lại không thể chuyển đổi bởi những quy định còn chồng chéo và chưa rõ ràng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *