Tư vấn trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tranh chấp đất đai thường xảy ra giữa những người chung thửa đất (hàng xóm) hoặc giữa những người có chung huyết thống, họ hàng được thừa hưởng đất đai hay giữa những người có chung lợi ích (đồng sở hữu), Luật sư hướng dẫn giải quyết loại tranh chấp này:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn với nhà hàng xóm ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Hiện gia đình em có đang với đất đai liền kề. Do trước đây đường ranh giới giữa hai vườn chỉ được ngăn bằng cách hàng cây thơm (dứa), nay cây bị chết nên gia đình em muốn xây tường bao quanh, nhưng họ không đồng ý, thực tế họ muốn lấn sang phần đất gia đình em, việc thảo thuận không được thực hiện do họ bất hợp tác. Vậy xin luật sư cho ý kiến tư vấn giải quyết ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: T.H

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm ?

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi. Thắc mắc của bạn được chúng tôi tư vấn như sau:

Để giải quyết tranh chấp đất đai thì cần tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

Được quy định tại Điều 202 như sau:

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Theo như bạn trình bày, do 2 gia đình tự thỏa thuận không thành nên bạn có thể gửi đơn trực tiếp đến UBND xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Bước 2: Gửi yêu cầu giải quyết đến cơ quan có thẩm quyền

Nếu việc hòa giải tranh chấp đất đai tại xã không thành thì bạn có thể tiến hành tiếp bước này.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Do trong câu hỏi bạn không nêu rõ là đất nhà bạn đã có giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai chưa nên chúng tôi chưa có căn cứ để tư vấn cho bạn cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho trường hợp của bạn. Tuy nhiên, do trường hợp của bạn là tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau nên nếu lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền thì cần gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện nơi có mảnh đất đó, còn nếu chọn Tòa án thì gửi đơn ra tòa án cấp huyện nơi có bất động sản tranh chấp.

Tổng đài đất đai:

>> Tham khảo ngay:

2. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án ?

Chào luật sư, tôi có 1 vấn đề rất mong được luật sư giải đáp: Mảnh đất hiện tại nhà tôi ở là do ông bà nội để lại ( không có giấy tờ chuyển nhượng hay thừa kế gì), chỉ có bảo rằng cho bố tôi và 1 bác nữa, mỗi người 1 nửa. Người bác đó đi làm ăn xa và cũng đã có nhà riêng nên hiện giờ trên mảnh đất đó chỉ có gia đình tôi ở.

Từ những năm 1990-1991, mọi khoản thuế má trên mảnh đất là do bố mẹ tôi nộp, có tên trong sổ địa chính của xã. Gần đây do mâu thuẫn các bác bên họ nội nhà tôi kiện cáo và có ý muốn được chia mảnh đất nhà tôi thành 7 phần ( ông bà nội có 7 con). Nhà tôi cũng vì tranh chấp mà chưa được cấp sổ đỏ. Hiện vấn đề được các bác tôi đưa ra Tòa án nhân dân nhưng đã lâu cũng chưa thấy có phản hồi. Tôi xin hỏi luật sư, theo luật đất đai thì miếng đất đó có thuộc quyền sử dụng của bố mẹ tôi hay vẫn thuộc quyền sử dụng của ông bà tôi ( ông tôi đã mất, chỉ còn bà) và phải chia theo luật thừa kế ? Và nếu vụ việc phải nhờ Tòa giải quyết thì thời gian quy định tối đa là bao lâu phải giải quyết ?

Rất mong được luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án ?

, gọi:

Trả lời:

Do ông nội bạn mất không có di chúc nên di sản của ông nội bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, theo quy định thì 7 người con và bà nội bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau, do cùng ở hàng thừa kế thứ nhất.

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Về thời hạn giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án được quy định tại Điều 203 như sau:

“Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;

b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.”

Như vậy, theo điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thì thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án dân sự là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể giải quyết gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng.

>> Tham khảo ngay:

3. Tư vấn tranh chấp đất đai và việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án ?

Thưa luật sư! Năm 1996, Vợ chồng tôi mua nguyên 2 thửa đất ở và được UBND Huyện Châu Thành cấp GCNQSD Đất với diện tích 3.060 m2. Người chủ cũ bán đất cho tôi cũng đã được cấp GCNQSD Đất với diện tích 3.060 m2 từ năm 1994. Cùng lúc đó, chủ đất liền kề cũng được cấp GCNQSD Đất với diện tích 5.590 m2. Ranh giới giữa 2 bên là hàng rào bông bup và kẽm gai nằm trên đất của bên tranh chấp. Năm 2000 tôi chuyển công tác lên TPHCM.

Ba tôi trong coi vườn giúp việc bán dừa, bán chuối, bắt cá. 2. Đến năm 2004, UBND Huyện cấp lại GCNQSD Đất cho tôi nhưng chỉ còn 2.944 m2 (mất 116 m2), trong khi bên tranh chấp được cấp 5.876 m2 (tăng thêm 286 m2) nhưng không chứng minh được vì sao tăng thêm diện tích này.

Tôi tìm hiểu được là năm 2000, Công ty trặc địa và đo đạc bản đồ 301 ở TPHCM có đo đạc nhưng không có ký giáp ranh, chủ đất liền kề tự chỉ mốc giới, bên chúng tôi không có ai chứng kiến việc đo đạc này. Phần diện tích tăng thêm của bên tranh chấp còn do họ lấn thêm đường đi công cộng của nhà nước với diện tích 170 m2 (170 m2 + 116 m2 tranh chấp với bên tôi = 286 m2); cạnh phía Bắc tăng thêm 1,79 mét, cạnh phía Nam tăng thêm 4,08 mét. 3. Năm 2006, bên tranh chấp chia đất cho con nhưng cũng không có chữ ký giáp ranh của vợ chồng tôi, họ xây hàng rào kiên cố cũng không có vợ chồng tôi chứng kiến. Trước khi xây hàng rào kiên cố thì có hàng rào dâm bụt và kẽm gai do bên tranh chấp làm từ lâu, ba tôi không thấy sự biến động hàng rào nên đã ký giáp ranh cho họ chia đất cho con (ba tôi không được vợ chồng tôi ủy quyền ký kết các việc liên quan đến ranh giới đất). Năm 2006 thì cả 2 bên mới có GCNQSD Đất ký năm 2004, tới lúc này chúng tôi mới biết bị mất đất khi họ xây xong hàng rào mới.

Chúng tôi đã chứng minh cho bên tranh chấp biết sự biến động đất của 2 bên bằng Trích lục họa đồ và GCNQSD Đất 2 bên có biến động, nhưng họ không đồng ý hòa giải. Các hộ giáp ranh khác (3 bên còn lại) đều ký không tranh chấp với chúng tôi và làm chứng cho tôi, UBND Xã thành lập cả đoàn xác minh chủ cũ bán đất cho tôi cũng xác nhận đất cho tôi. Trong khi làm chứng cho hộ liền kề là những người không sống ở địa phương, không liền kề. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xử chúng tôi thua kiện nhưng không hề đã động đến sự biến động đất giữa 2 lần cấp sổ đỏ năm 1994 và 2004, cán cân lực lượng làm chứng 2 bên. Tòa án tối cao và cấp cao TPHCM cũng không đồng ý cho chúng tôi kháng nghị giám đốc thẩm. Trong khi chờ đợi TANDTC tiếp tục xem xét vụ án theo Thông báo số 244-TANDTC-TB ngay 17/03/2016 do có ý kiến của Quốc Hội, thì Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TPHCM lại ban hành Thông báo số 563-TB-VC3-VP ngày 27/06/2016 bác đơn kháng án của tôi với lý do quá thời hạn khởi kiện theo Khoản 1 điều 284 Luật TTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.

*Xin hỏi luật sư tư vấn pháp luật của công ty:*

1. Trong vụ án này cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã có những sai phạm gì ? (Ví dụ về quy trình cấp/ cấp lại sổ đỏ, tư cách người ký giáp ranh, nhân chứng)…

2. Tôi phải làm gì tiếp theo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ?

3. Việc Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TPHCM ra thông báo bác đơn của tôi do quá thời hạn khởi kiện có đúng Luật không trong khi tôi liên tục gửi đơn yêu cầu xét xử từ năm 2011 đến 2015 và ngay trong Bộ luật này có Điểm a khoản 3 Điều 159 quy định về thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. (File “Don khieu nai lan 2.pdf” và “Thong bao so 73-VKSTC-V7 – Ngay 21-02-2014.pdf“ có phê chuẩn bổ sung hồ sơ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) ?

Xin trân trọng và cám ơn !

Tư vấn tranh chấp đất đai và việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án ?

, Gọi:

Trả lời:

– Căn cứ vào Điều 225 và Điều 303 về xem xét tài liệu chứng cứ tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm như sau:

“Điều 225. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói

1. Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên tòa; hỏi và nghe trả lời câu hỏi; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; điều hành và nghe tranh luận giữa các đương sự; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.

2. Việc xét xử phải bằng lời nói và được tiến hành tại phòng xử án.

Điều 303. Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm

1. Thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng quy định tại Điều 287 của Bộ luật này tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm.

2. Việc hỏi được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 293 của Bộ luật này.”

Vậy khi bạn cung cấp tài liệu chứng cứ cho Toà án thì tại hai phiên toà xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, toà án phải có nghĩa vụ xem xét tài liệu chứng cứ. Nếu toà án không xem xét thì vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự.

– Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như sau:

“Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

2. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

4. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.”

Vậy khi bạn có phát hiện ra có sự vi phạm trong tiến hành tố tụng bạn có quyền kháng nghị bản án, quyết định của toà án để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định tại Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

“Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.”

– Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định Tại Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”

Vậy pháp luật quy định thời hạn kháng nghị là 3 năm, bạn đã liên tục gửi đơn trong vòng 4 năm từ năm 2011 đến 2015 nên theo quy định trên nêu quá 3 năm mà đương sự tiếp tục gửi đơn kháng nghị thì được gia hạn thêm 2 năm. Cho nên, của bạn vẫn được chấp nhận và Viện kiểm sát phải chấp nhận đơn kháng cáo của bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Tham khảo ngay:

4. Giải quyết tranh chấp đất đai đối với công trình sử dụng chung thế nào ?

Chào các Luật sư, Tôi muốn hỏi vấn đề sau: Diện tích phụ dùng chung đó bên gia đình chúng tôi ko có giấy tờ chứng cứ thỏa thuận gì hết, chỉ có sự làm chứng của hàng xóm dân cư ở đó từ năm 65 đến nay, ai cũng biết đó là diện tích công trình phụ dùng chung của toàn bộ số nhà đó, cả gia đình nhà tôi và 4 hộ kia cùng một số nhà ạ. Bây giờ hộ mới kia nói đã mua của nhà nước theo nghị định 61 gì đấy toàn bộ khu diên tích phụ dùng chung đó rồi, và tuyên bố diện tích đó là thuộc sở hữu của họ. Chúng tôi thật bất ngờ trước thông tin này. Vậy xin quý luật sư giúp đỡ tư vấn cho tôi biết chúng tôi có thể khởi kiện việc này đc ko? Và có giành lại đc quyền sở hữu chung hợp pháp ko ?

Trân trọng cảm ơn!

Giải quyết tranh chấp đất đai đối với công trình sử dụng chung thế nào ?

Trả lời:

Theo những thông tin bạn cung cấp, diện tích đất mà 4 hộ gia đình đang sử dụng chung được một hộ gia đình tuyên bố thuộc sở hữu của mình. Gia đình bạn và các hộ còn lại có thể yêu cầu gia đình này xuất trình chứng cứ chứng minh việc sở hữu riêng diện tích đất nói trên. Trường hợp không xuất trình được chứng cứ chứng minh thì bạn và các hộ còn lại có quyền yêu cầu gia đình này chấm dứt việc chiếm hữu bất hợp pháp. Nếu họ xuất trình được chứng cứ chứng minh như GCN QSDĐ thì bạn và các hộ còn lại có thể để thu hồi GCN QSDĐ có nội dung không hợp lý trên.

Theo quy định:

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy trước tiên bạn cần làm đơn khiếu nại lên UBND cấp xã, phường, sau đó nếu Hòa giải không thành thì làm lên Tòa án nhân dân cấp huyện/ quận nơi bạn cư trú. Kèm theo đơn khiếu nại/ đơn khởi kiện bạn cần kèm những tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Tranh chấp đất đai khi mua bán đất thuộc diện quy hoạch thì xử lý như thế nào?

Thưa luật sư! Tôi mua nhà 870 triệu 36 m2 có thỏa thuận với bên bán là vay ngân hàng khoảng gần 300 triệu vì tôi không đủ tiền. Nếu đồng ý thì tôi đặt cọc. Bên bán đồng ý và tôi đã đặt cọc 70 triệu giữa T9/2015, chủ nhà hẹn cuối T11/2015 sẽ có giấy chủ quyền do dịch vụ hứa. Nhưng quá thời hạn hẹn đã nhiều tháng tôi muốn lấy tiền cọc lại thì họ bảo thông cảm chờ thêm.

Trong thời gian chờ tiếp họ có năn nỉ thuyết phục tôi là đã kiếm được nhà khác cần tôi giao một số tiền lớn họ mua nhà khác giao nhà cho tôi, tôi đồng ý và giao tạm ứng cho họ thêm 420 triệu. Đến tận t8/2016 họ có giấy hẹn 27/8/2016 quận ra sổ họ thuyết phục tôi giao thêm 100 triệu nữa và nói khi có sổ họ bảo tôi muốn làm sao thì làm. Đến 23/9/2016 tôi mới nhận được bản photo công chứng tờ chủ quyền và tôi đem lên ngân hàng bảo nhà bị quy hoạch còn dưới 15m2 nên không hỗ trợ cho vay được. Bên bán đã từng báo cho tôi biết là đo đạc không dính quy hoạch, khi bị như vậy bảo họ cũng không biết chuyện của nhà nước nên giờ tôi cũng bị kẹt không thể thực hiện vay để trả số còn lại và tôi thực sự không đồng ý mua nhà bị cắt hơn một nửa với giá tri đó ?

Xin luật sư tư vấn giùm. Tôi chân thành cám ơn.

>> gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất ()
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, ; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, bên bán không có Giấy chứng nhận nên không đủ điều kiện thực hiện quyền cho bạn.

Theo thì “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.” Tuy nhiên ở đây, hợp đồng dân sự này không thể thực hiện được do bên bán không có quyền thực hiện hợp đồng này, như vậy việc đặt cọc này vô hiệu ( Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. – Khoản 2 Điều 410 BLDS 2005 và ). Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (Khoản 2 Điều 137).

Trước hết, bạn nên thương lượng với bên bán, nếu bên bán không chịu hợp tác thì bạn có thể khởi kiện họ ra Tòa dân sự với yêu cầu giải quyết Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự theo các quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự.

>> Tham khảo ngay:

6. Tranh chấp đất đai giữa anh em được giải quyết như thế nào?

Thưa luật sư! Hiện tại gia đình nhà em đang xảy ra tranh chấp trên 1 mảnh đất diện tích 500m2 với nội dung như sau: Ông nội em có 2 người con trai là bố em và chú em, mảnh đất 500m2 được bố mẹ em lên khai hoang và có tên trong sổ kê khai của xã vào năm 1982. Sau đó bố mẹ em chuyển về quê sống, bố em mất vào năm 1994. Sau đó ông nội và chú của em xây nhà và sử dụng và đóng thuế sử dụng đất trên mảnh đất 500m2 đó.Em ra địa chính xã hỏi thì cán bộ địa chính bảo là năm 1982 thì sổ kê khai diện tích đó tên bố em đến năm 1997 và 2014 đo đạc lại thì họ ghi tên trên sổ là tên của ông em. Ông em muốn chia số đất trên cho gia đình em 1/4 nhưng chú không đồng ý mà còn đánh đập ông mà ông nội em ra ủy ban xã thì họ bảo ông nội em cũng không có quyền để chia số đất đó.

Bây giờ ông nội em rất yếu không biết sống được đến bao lâu, em muốn hỏi luật sư như trong trường hợp gia đình em thì nếu khởi kiện gia đình em có lấy lại được đất không? và giấy tờ để bắt đầu khởi kiện là gồm những gì và bắt đầu như thế nào ạ ?

Em rất mong nhận được phản hồi của luật sư. Em xin chân thành cảm ơn.!

>> gọi:

Trả lời:

Trong trường hợp mảnh đất 500m2 mà gia đình bạn khai hoang mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 101

“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Theo quy định trên và thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất 500m2 này được bố mẹ bạn khai hoang và có tên trong sổ kê khai của xã vào năm 1982 đến năm 1997 đo đạc lại thì họ ghi tên trên sổ là tên của ông bạn đồng thời lại có tranh chấp đất nên sẽ không được cấp Giấy chưng nhận quyền sử dụng đất.

Điều 168 quy định về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:

“Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, ; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.”

Như vậy UBND cấp xã bảo ông nội bạn cũng không có quyền để chia số đất đó là đúng. Bây giờ ông nội bạn rất yếu không biết sống được đến bao lâu, bạn muốn khởi kiện ra tòa án thì kết quả gia đình bạn có lấy lại đất hay không sẽ do tòa án giải quyết sau khi điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn.

Thủ tục khởi kiện:

Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Quyền khởi kiện vụ án.

“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, , người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”.

Bạn cần thực hiện đúng theo quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn khởi kiện. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Trường hợp vì lý do khách quan mà không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp. Bạn bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Vấn đề gửi đơn khởi kiện đến Tòa án tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”.

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Vì vậy, yêu cầu của bạn là hoàn toàn hợp pháp nên bạn có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu bị đơn trao 1/4 diện tích mảnh đất. Bạn phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ, hợp pháp. Cụ thể, trong trường hợp của bạn thì hồ sơ khỏi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện (theo mẫu); Bản photo công chứng chứng minh nhân dân của bạn; Bản photo giấy những tài liệu cho thấy bố mẹ bạn đã sử dụng mảnh đất ấy hợp pháp và không có tranh chấp trong một thời gian trước khi bố bạn qua đời (khi nào Tòa án yêu cầu trình bản gốc để đối chiếu thì mới trình bản gốc cho Tòa xem).

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *