Tư vấn thủ tục thành lập trung tâm kỹ thuật môi trường trực thuộc công ty ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Tôi có vấn đề nhờ luật sư hướng dẫn với nhé. Công ty tôi vừa thành lập một trung tâm hoạt động về mảng kỹ thuật môi trường. Tôi muốn trung tâm có dấu riêng để kinh doanh và hoạt động trong lĩnh lực khoa học công nghệ, tách biệt với công ty có được không. Nếu làm dấu riêng thì phải làm những thủ tục gì? Xin trân trọng cảm ơn quý vị luật sư.

>> 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý

2. Chuyên viên tư vấn

Trường hợp công ty bạn muốn thành lập một trung tâm hoạt động về mảng kỹ thuật môi trường thì bạn sẽ thành lập theo hình thức chi nhánh. Khi thành lập chi nhánh bạn cần chú ý quy định về ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh. Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 45 năm 2014:

Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Như vậy ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp chi nhánh muốn hoạt động về ngành, nghề hoạt động khoa học công nghệ môi trường mà doanh nghiệp bạn chưa đăng ký kinh doanh về ngành, nghề này thì bạn cần bổ sung ngành, nghề có liên quan với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Về con dấu của chi nhánh, căn cứ theo Điều 44 năm 2014, con dấu của doanh nghiệp được quy định như sau:

Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy theo pháp luật hiện hành, việc quản lý và sử dụng con dấu do doanh nghiệp quyết định. Khi thành lập chi nhánh, chi nhánh của doanh nghiệp có thể có con dấu riêng, khi sử dụng con dấu chi nhánh phải thực hiện thủ tục thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của chi nhánh.

 Cụ thể điều này được quy định tại Điều 34 Về Đăng ký doanh nghiệp như sau:

Điều 34. Thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu

1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.

2. Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp,chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:

a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;

b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

3. Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.

5. Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của các lần trước đó không còn hiệu lực.”

Như vậy sau khi có con dấu, bạn nộp thông báo theo mẫu tại Phụ lục II-8 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp để hoàn thành thủ tục.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *