Tư vấn thủ tục nhập hộ khẩu theo quy định của luật cư trú hiện nay ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Việc thay đổi nơi cư trú, nơi sinh sống, nơi làm việc diễn ra thường xuyên trong xã hội hiện đại điều này phát sinh nhu cầu thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. xin giấy phép tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực trên:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn theo quy định hiện nay ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tách nhập hộ khẩu Chào luật sư! Do gia đình thường có bất đồng, nay em muốn được tách hộ khẩu sang nhà bác ruột để ở luôn. Cha mẹ cũng đồng ý tách em ra và bác em cũng đồng ý cưu mang em. Em xin hỏi luật sư là có được không,và phải làm thủ tục gì ạ?

Em cám ơn luật sư nhiều!

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 Điều 20 () quy định như sau:

“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; ”

Như vậy, nếu bạn có nhu cầu muốn nhập hộ khẩu sang nhà bác ruột thì bạn phải đáp ứng được một trong các điều kiện trên.

Chào Luật sư ! Tôi đang gặp khó khăn về việc nhập hộ khẩu về một huyện của Tp.HCM , rất mong Luật sư giải đáp giúp trường hợp của tôi . Tôi là một tu sĩ , có hộ khẩu tại tỉnh với gia đình . Nay tôi cần lên Thành phố để tiếp tục việc tu học , tôi được một cư sĩ làm giấy ủy quyền toàn bộ cho tôi được sử dụng căn nhà và giấy ủy quyền cho mượn nhà để nhập hộ khẩu , tôi đã có hộ khẩu KT3 tại căn nhà này hơn một năm . Tôi đã nhiều lần làm hồ sơ xin nhập hộ khẩu về căn nhà này nhưng ko được sự chấp thuận của địa phương . Tôi rất mong Luật sư hường dẫn giúp tôi , rất cám ơn Luật sư . Kính chúc sức khỏe Luật sư

Điều 20 Luật Cư trú quy định như sau:

“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Như vậy, để được nhập hộ khẩu vào huyện của Thành phố Hồ Chí Minh thì bạn phảiđáp ứng được các điều kiện sau:

– Có chỗ ở hợp pháp

– Tạm trú tại Thành phố hồ Chí MInh 1 năm

– Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

– Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

– Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

Do đó, nếu bạn đã đáp ứng được các điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú trên rồi mà cơ quan có thẩm quyền vẫn không thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho bạn thì bạn nên yêu cầu hộ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thưa luật sư, A/c cho em hỏi với ạ ! Em đã cắt hộ khẩu ngoài quê năm 2015, do 1 số vấn đề mà em không nhập hộ khẩu và nhà chú ruột em được,giờ em mới nhập hộ khẩu được thì giấy tờ cắt hộ khẩu năm 2015 có dùng được nữa không ạ, hay phải về làm lại, vì em giờ không về quê được ạ !

>> Hiện tại theo quy định của luật hiện hành như: Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013; ,… thì chưa có quy định về thời hạn của giấy chuyển khẩu. Do đó, trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền sử dụng giấy chuyển khẩu này để làm thủ tục đăng ký thường trú.

Thưa luật sư, tôi nhập hộ khẩu vào nhà chồng năm 2014, hiện tại tôi muốn tách riêng sổ hộ khẩu của tôi với con ra riêng một sổ hộ khẩu có được không?

Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú quy định như sau:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.”

Như vậy, nếu bạn và con bạn muốn tách khẩu thì phải đáp ứng được một trong các điều kiện trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Tư vấn thủ tục nhập hộ khẩu cho người đã thành niên ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em năm nay 20 tuổi rồi do lúc đó sinh em tại nhà nên không có giấy chứng sinh. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên giờ em vẫn chưa có tên trong sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh. Vậy mong luật sư có thể chỉ dùm em được không ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: H.T

Tư vấn thủ tục nhập hộ khẩu và đăng ký làm giấy khai sinh cho người đã thành niên ?

Luật sư tư vấn thủ tục nhập khẩu, khai sinh, gọi số:

Trả lời:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

-Thứ nhất, về thủ tục làm giấy khai sinh khi bạn đã thành niên:

Theo quy định tại các Điều 14, 15 và 43, 44, 45 :

“Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em”.

Những trường hợp khai sinh ngoài thời hạn nói trên phải đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn.

Trường hợp của bạn, năm nay bạn đã 20 tuổi – đã thành niên nhưng chưa được khai sinh nên theo quy định của Điều 44 Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì bạn có thể được thực hiện việc đăng ký khai sinh cho mình:

“Trong trường hợp người đã thành niên đăng ký khai sinh quá hạn cho mình, thì có thể đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.”

Bạn có thể đăng kí khai sinh cho mình tại Ủy ban nhân dân xã/phường nơi bạn cư trú.

Thủ tục đăng kí khai sinh quá hạn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, cụ thể là:

“ Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn”.

Trường hợp của bạn, bạn không có giấy chứng sinh thì khi bạn đi đăng kí khai sinh bạn phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực cùng với việc khai các thông tin vào Tờ khai, sau đó cán bộ Tư pháp sẽ làm thủ tục để đăng kí khai sinh cho bạn.

-Thứ hai, về đăng ký nhập hộ khẩu:

Căn cứ theo quy định tại điều 19,20, 21 () về đăng ký thường trú như sau:

“Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;
b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú

1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Như vậy, bạn có thể xem mình thuộc trường hợp đăng ký thường trú ở đâu để chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi cho thắc mắc của bạn, hi vọng có thể giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi!

Trân trọng./.

3. Thủ tục xin cấp lại giấy kết hôn và sổ hộ khẩu

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi đang làm thủ tục giấy tờ cho người nhà sang bên Đài Loan thăm người thân nhưng đang có 1 số giấy tờ không khớp nhau do đó tôi muốn hỏi xem thủ tục làm lại các giấy tờ đó như thế nào?

Giấy đăng ký kết hôn của bố, mẹ tôi sai về cả năm sinh và dân tộc, tôi có ra UBND phường xin cải chính lại thì cán bộ ở đó yêu cầu phải có CMND và giấy khai sinh gốc, nhưng hiện tại thì bố mẹ tôi đều mất hết giấy khai sinh gốc vậy thủ tục cấp lại giấy khai sinh gốc thì cần những giấy tờ gì? Bố tôi thì nguyên quán ở Lạng Sơn nhưng hộ khẩu thường trú ở Bắc Ninh vậy để xin cấp lại giấy khai sinh gốc đó ở Lạng Sơn hay Bắc Ninh? Sổ hộ khẩu của gia đình thì bố tôi sai năm sinh vậy thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm những giấy tờ gì?

Trên đây là 2 câu hỏi của tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của quý công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thủ tục xin cấp lại giấy kết hôn và sổ hộ khẩu

Luật sư tư vấn luật dân sự, cư trú trực tuyến gọi:

Trả lời:

1. Thủ tục cấp lại giấy khai sinh

Căn cứ theo Điều 1, , thủ tục cấp lại giấy khai sinh được quy định như sau

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của

13. Khoản 1 và khoản 2 Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trong trường hợp không có bản sao giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.

2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy tờ hộ tịch theo từng loại việc. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày.”

Như vậy, để làm lại giấy khai sinh cho bố mẹ, bạn cần chuẩn bị Tờ khai theo mẫu quy định và giấy cam đoan về nội dung đã đăng ký do bố mẹ bạn đã mất giấy khai sinh gốc và đều không có bản sao.

2. Địa điểm xin cấp lại giấy khai sinh

Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 158/2005/NĐ-CP:

“Điều 47. Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự cư trú hoặc nơi đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi trước đây thực hiện việc đăng ký lại.”

Vì vậy bố bạn có thể xin cấp lại giấy khai sinh ở nơi cư trú hiện tại.

3. Thủ tục cấp lại sổ hộ tịch (sổ hộ khẩu)

Với trường hợp năm sinh trong Sổ hộ tịch của bố bạn bị sai thì không cần thiết phải làm lại sổ hộ tịch mới mà có thể ra UBND cấp xã để điều chỉnh nội dung trong Sổ hộ tịch căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 điều 38, nghị định 158/2005/NĐ-CP

“Điều 38. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bồ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.

Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.”

Vì vậy để thay đổi nội dung trong Sổ hộ tịch, gia đình bạn cần có giấy tờ sau:

– Tờ khai (theo mẫu quy định),

– Bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bồ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do bạn cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Trân trọng./.

4. Công an điạ phương có quyền lấy sổ hộ khẩu của người dân không ?

Kính gửi công ty luật Minh Khuê, tôi muốn được luật sư giải đáp thắc mắc sau: Luật sư cho tôi hỏi công an điạ phương có quyền lấy sổ hộ khẩu của người dân không vì công an địa phương đã lấy sổ hộ khẩu của gia đình tôi trên một năm là đúng hay sai, gia đình tôi chưa hề di chuyển đi nơi khác.

Trân trọng cảm ơn !

>> :

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 9 thì nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã quy định cụ thể như sau:

“1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.

2. Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền.

3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.

5. Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

6. Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.

7. Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.

8. Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

9. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

10. Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.

11. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thực hiện một số biện pháp công tác công an theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

12. Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân; luyện tập, diễn tập thực hiện các phương án quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng khác.

13. Xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ.

14. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, công an xã có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú: thực hiện việc kiểm tra, quản lý cư trú trên địa bàn phụ trách.

Còn đối với việc thu giữ công an địa phương chỉ có thẩm quyền thu giữ thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an (khoản 6, Điều 9 Pháp lệnh công an xã). Có thể thấy sổ hộ khẩu gia đình bạn không phải vũ khí, hay hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật, cũng không phải vật chứng phạm tội. Do vậy mà việc công an xã thu giữ sổ hộ khẩu gia đình bạn là thực hiện chưa đúng thẩm quyền, bạn có thể khiếu nại lên cơ quan cấp trên để bảo vệ quyền lợi cho gia đình bạn và được lấy lại sổ hộ khẩu của gia đình mình

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *