Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật ? Hồ sơ khởi kiện gồm những gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật và các vấn đề pháp lý phát sinh theo quy định của pháp luật hiện hành:

Trả lời:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chứng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 (văn bản mới: )

2. Nội dung trả lời:

Xin chào cty.E có câu hỏi muốn nhờ cty giúp.E có đứng ra mua cho một người bạn chiếc điện thoại iphone6.giá 15790000.bạn e trả trước 40% tức là hơn 6triệu.Và hợp đồng còn lại trả trong vòng 6tháng.mỗi tháng phải trả cả gốc lẫn lãi là 1867000.hiện tại bạn e đã trả 2tháng.Và bây giờ đến tháng thứ 3thì vẫn chưa trả.hạn chót là 25 mà bây giờ đã được nửa tháng oy.Cty gọi vs nhắn tin e phải khất vs lý do này nọ.Vậy cho e hỏi nếu người của cty mà đến nhà e đòi nợ.Mà e nói không có tiền thì có bị truy tố pháp luật không ạ.E xin cám ơn.Khi làm hợp đồng khai địa chỉ và giấy tờ của e là thật 100%

NHư vậy trong trường hợp này của bạn nếu không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì có thể bạn sẽ bị công ty tố cáo tội lạm dụng tín nhiệm theo quy định tại Điều 140 BLHS

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về , chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

Trong trường hợp của bạn,thì bạn có thể nêu 1 lý do nào đó thuyết phục để được công ty bạn chấp nhận cho bạn 1 thời hạn để trả nợ, còn nếu không thì bạn có thể bị khởi kiện dân sự hoặc bị tố cáo theo quy định luật hình sự

Chau chào luật sư. Chau có câu hỏi nay can luật sư giải đáp giúp a.chau hiện đang no 6tr đồng vi tiền đặt cọc mua go.nhung do bị thua lỗ mà chau chưa trả được. Nên bên kia viết đơn gửi bên công an, nhờ giải quyết .đòi nợ giúp. Nhung ca gd chau làm ng

Trong trường hợp bạn nợ 6 triệu mà chưa có thể có khả năng trả nợ thì như vậy bạn có thể thỏa thuận với bên cho vay để thảo thuận một thời hạn khác để trả nợ , còn nếu bên cho mượn không đồng ý thì họ có thể khởi kiện ra tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự

Những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tóa án 

TRranh chấp về hợp đồng dân sự

Và như vậy nếu bạn có tài sản thì cơ quan thi hành án sẽ kê biên tài sản của bạn để thi hành án dân sự

Chào luật sư!Vợ chồng tôi có cho anh A là người làm chung với chồng tôi số tiền 30 triệu,lãi suất thỏa thuận và do anh A đồng ý và hứa trả trong 1 tháng,từ tháng 04/2015 và mãi đến tháng 11/2015 thì anh A vỡ nợ và bỏ trốn,trong thời gian cho vay vợ chồng tôi luôn hối thúc anh A trả nợ gốc nhưng anh A cứ bảo là để từ từ và tiếp tục đóng lãi. Khi biết anh A trốn vợ chồng tôi có vào nhà gặp ba mẹ anh A nhưng họ đều phủi không chịu giải quyết họ bảo không biết anh A ở đâu nhưng trước khi mất liên lạc,anh A có gọi cho chồng tôi nói là mẹ anh A bảo anh A trốn đi.Vợ chồng tôi nay chỉ muốn đòi lại nợ gốc vì sau khi tìm hiểu tôi biết lãi suất của mình và anh A là lãi suất vượt quy định,là sai phạm nhưng hoàn cảnh khó khăn có nói cũng không ích gì,nay chỉ mong có thể lấy lại số tiền trên,mong luật sư tư vấn dùm. Tôi xin chân thành cám ơn Gửi từ thiết bị Samsung của tôi

Trong trường hợp này bạn có thể tố cáo ra cơ quan công an gần nhất để được giải quyết. Hành vi của anh A nợ tiền bạn mà không có khả năng trả rồi bỏ trốn như vậy đã vi phạm quy định của pháp luật hình sự cụ thể là tội

Điều 139. Tội  

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-dan-su/cho-vay-nang-lai-co-doi-duoc-tien-goc-khong-.aspx Mình thấy phần trả lời của 2 lần khác nhau về phần lãi suất đó ạ: 3%/tháng hay 9%/tháng vậy nhỉ? Mình cũng rơi vào trường hợp giống giống thê này, mình muốn ủy quyền cho VPLS đòi nợ để mình không phải kiện tụng ra pháp luật thì không biết cách tính phí bên mình ra sao? Thanks!

Vấn đề bạnhỏi chưng tôi xin tư vấn cho vấn

Theo quy định tại Điều 1 quyết định 2868 của NHNN thì

Điều 1. Quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.

Và theo quy định tại Điều 476 Bô luật dân sự 2005

Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

> NHư vậy theo quy định trên thì cụ thể lãi suất bạn cho vay là không quá 150 % lãi suất cơ bản mà lãi suất cơ bản là 9 % . Bạn sẽ được chọ vậy với mức lãi suất là không quá 150% x9 % = 13.5 % /1 năm và cụ thể bạn cho vay hàng tháng với mức sãi suất không quá 1.125 % / 1 tháng.

Thưa luật sư! Tôi cho 1 người vay. Giờ mọi thủ tục ở Tòa tôi đã làm xong và chờ giải quyết. Nhưg vì người nợ tiền tôi trốn đi nước ngoài tôi không biết. Nay họ về thăm gia đình. Tôi sợ rằng trog thời gian đang giải quyết nợ nần với tôi người đó đi lúc nào tôi không biết. Vậy tôi có quyền yêu cầu Tòa án cấm xuất cảnh nóng đi khỏi nơi cư trú, đặc biệt là cấm xuất nhập cảnh đi nước ngoài đối với người nợ tiền tôi không. Mong luật sư giúp tôi sớm để tôi làm thủ tục tiếp theo ạ. Tôi xin trân thành cảm ơn.

Theo quy đinh tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính Phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, cụ thể như sau:

Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt , nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

 Điều 22.

1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh :

a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này.

c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.

d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.

đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.

2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an để thực hiện.

3. Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh.

4. Người quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”.

Vì vậy, bạn có thể yêu cầu tòa án có biện pháp ngăn chặn để đảm bảo giải quyết vụ án và thi hành án theo quy định pháp luật.

Thưa luật sư, Tôi có vấn đề này xin giải đáp dùm tôi, Ba tôi có vay Ngân hàng khoản nợ 20 triệu. Đã trả được 9 triệu. Hiện tại còn 11 triệu, nhưng do thời gian gần đây bị thất nghiệp không có tiền trả tiếp và bỏ nhà đi, lâu lâu mới liên lạc về. Tôi làm công nhân lương tháng 3tr 3 đồng chưa có gia đình nhưng phải nuôi thằng em trai đang học lớp 8. Tôi không biết gì việc ông đi vay Ngân hàng nhưng trong danh sách kê khai có ghi tên tôi. Hiện tại ngân hàng tiếp tục đòi nợ và khả năng tôi thì không trả nổi. Ngân hàng đòi thưa ra tòa, vậy tôi có ảnh hưởng gì không?

 vấn đề này nếu bạn không có tên trong hợp đồng vay tài sản thì như vậy bạn không phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng , còn nếu bạn có tên trong hợp đồng vay tài sản thì bạn phải có nghĩa vụ theo quy định tại BLDS

Điều 283. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trường hợp nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đầy đủ thì bên có quyền có quyền khởi kiện ra tòa và tòa sẽ áp dụng cưỡng chế thi hành án nếu bị đơn không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình.

Xin chào Luật sư Tôi là Lê Thị Minh Phương. Tôi quê ở Thái Bình Tôi có một người cô họ cho vay tiền nhưng không đòi được. Tôi có giấy biên nhận vay nợ vạy tôi có thể kiện được không?

nếu bạn có như vậy thì là bạn đã có bằng chứng để chứng minh được quyền khởi kiện của bạn rồi theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự.

Tôi là nhân viên của một trung tâm dạy học, tháng 9 năm ngoái có học sinh đi học bên tôi nhưng sau đó không hoàn thành , chúng tôi đã liên hệ nhiều lần nhưng chưa đòi được. Số tiền là 2.760.000đ. Hôm 25/3 vừa rồi chúng tôi có đến trường tìm gặp học sinh và cho học sinh viết và ký đến ngày 9/4 sẽ trả tiền. Nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền. Giờ tôi làm thế nào để đòi được khoàn tiền này ah? Hiện nay tôi phải đền tiền trả cho công ty. Xin cảm ơn !

 Trong trường hợp của bạn thì bạn có quyền khởi kiện ra tòa để đòi thì học sinh đó phải trả đầy đủ tiền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

theo quy định tại Điều 26

Điều 26 Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Chào luật sư , cháu năm nay 17 tuổi. Gia đình cháu 1 tuần nay đang bị bọn đòi nợ ném bom bẩn vào nhà. Cháu có đọc qua những bài báo trên mạng và thấy là đieu 124 bộ luật hình sự có nói về vấn đề này . Luật sư có thể cho cháu biết nếu bọn chúng làm như vậy thì gia đình mình nên làm thế nào để ứng phó và nếu báo với công an bọn chúng có phải đi tù về việc này không ạ ? Cháu xin cảm ơn .

 Theo quy định tại Điều 2d Điều 5 Nghị định 167/2013 Quy định về trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

Còn nếu họ có hành vi xâm phạm vào nhà bạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy đinh tại Điều 124

Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân 

1Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân 

1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Cấu thành của tội phạm này được hiểu là Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác,đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì mới phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều124 này

 Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài  để được tư vấn trực tiếp hoặc bạn có thể liên hệ với gmail :

công ty Xin giấy phép.

Trân trọng./.

Bộ phận dân sự  – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *