Tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo luật đầu tư năm 2014, là điều kiện cơ bản, đầu tiên mà nhà đầu tư nước ngoài khi mong muốn kinh doanh đầu tư tại Việt Nam cần nghĩ tới. xin giấy phép luôn sẵn sàng hỗ trợ nhà đầu tư trong lĩnh vực này

Mục lục bài viết

1. Tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Minh Khuê là nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, với phương trâm “đồng hành cùng sự thịnh vượng của khách hàng”. Chúng Tôi cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cho Qúy khách trong dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

>> gọi:

đối với dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ:

1.1. Các quy định pháp lý

Các dự án đầu tư thuộc trường hợp phải xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ được quy định tại Điều 31 của năm 2014.

– Thủ tục xin cấp quyết định chủ trương của Thủ tướng chính phủ thực hiện theo Điều 34 như sau:

“Điều 34. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư. Hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;

b) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

c) Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

d) Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước, gửi cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến thẩm định về hồ sơ dự án đầu tư và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản quy định tại khoản 4 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

6. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 8 Điều 33 của Luật này.

7. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dựán đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.”

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 thì đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

– Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án cần có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 31 như sau:

“Điều 31. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với d ự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

1. Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thtướng Chính phủ được quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư.

2. Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đng thời gi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án đầu tư để lấy ý kiến về các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Khoản 3 Điều này có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư trình y ban nhân dân cp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung sau đây:

a) Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với dự án được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);

b) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có) đối với dự án đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đt;

c) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

6. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gm các nội dung quy định tại Khoản 6 Điều 33 Luật Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 33 Luật Đầu tư. Văn bn quyết định chủ trương đầu tư được gi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư.

8. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chtrương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

9. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Đầu tư phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau:

a) Đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 28 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tnh quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư;

b) Đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.”

1.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Cơ quan thẩm tra: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố

Cơ quan phê duyệt: UBND Tỉnh/Thành phố

Chấp thuận chủ trương : Thủ tướng Chính phủ.

1.3. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:

Các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, làm thủ tục thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu TT 16/2015/TT-BKHĐT);

– Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).

– Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;

– Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối với hình thức đầu tư theo ).

– Hợp đồng liên doanh (đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài).

– Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

– Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) của một trong các loại giấy tờ: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.

– Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) của một trong các giấy tờ: Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực.

– Văn bản uỷ quyền và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.

Số lượng hồ sơ nộp: 10 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc.

1.4. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:

– Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc (thông báo cho nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ – nếu có)

– Thời gian thẩm tra: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau khi kết thúc đầu tư ?

Xin chào Luật sư, nhờ cho em vấn đề như sau: Công ty em trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có 01 dự án khai thác than (khoáng sản) có tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng; thời điểm phê duyệt dự án chưa có yêu cầu thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư nên Công ty đã không thực hiện.

Đến nay dự án đã được quyết toán vốn đầu tư (kết thúc đầu tư) nhưng vẫn tiếp tục khai thác; khi đi xin gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, yêu cầu cần có Giấy chứng nhận đầu tư ? Vậy đối với dự án đã kết thúc đầu tư có cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư không ? Rất mong giải đáp của Luật sư. Xin trân trọng cám ơn!

Theo những thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn trực thuộc tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam nhưng bạn không cung cấp cụ thể thông tin nào về việc có sự tham gia của một nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân, tổ chức có quốc tịch nước ngoài thực hiện đầu tư tại Việt Nam) khác cùng đầu tư với công ty của bạn nên chùng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

2.1. Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước

Nếu như chỉ có một mình công ty bạn thực hiện việc đầu tư thì dự án đầu tư mà công ty bạn tiến hành là dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước.

Theo quy định tại điều 36 về trường hợp thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì đối với dự án đầu tư của công ty bạn (nhà đầu tư trong nước) sẽ không cần phải bắt buộc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư (trừ trường hợp công ty bạn có nhu cầu xin được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Cụ thể, quy định như sau:

“Điều 36 . Trường hợp thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.

4. Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

2.2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Nếu dự án đầu tư mà công ty bạn thực hiện có sự tham gia của cá nhân, tổ chức nước ngoài khác cùng thực hiện thì đây sẽ là dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 1 điều 36 thì trường hợp này, sẽ bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nên nhà đầu tư sẽ chỉ được thực hiện dự án đầu tư khi hoàn thành thủ tục này và đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư (tức là nhà đầu tư sẽ bắt buộc phải hoàn thành thủ tục và được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó mới có thể triển khai dự án) và do đó việc xin vào thời điểm đã kết thúc đầu tư (hết hạn đầu tư ) là không thể được.

Đây là một dự án mà công ty bạn đã thực hiện và tiến hành quyết toán rồi, cho nên nếu muốn tiếp tục thực hiện nữa thì công ty bạn nên tiến hành làm thủ tục đầu tư như một dự án mới hoặc dự án mở rộng, và khi đó sẽ tiến hành làm các thủ tục như: xin cấp quyết định chủ trương – nếu có, xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án này.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng!

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *