Tư vấn quy trình xác lập hiện trường vụ án tai nạn giao thông?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện trường các vụ tai nạn giao thông luôn được lực lượng Cảnh sát giao thông, công an trật tự đảm bảo, giữ gìn nhằm đảo bảo có thể tìm kiếm được nguyên nhân chính xác nhất của vụ tai nạn giao thông và đưa ra phương án xử lý hợp pháp:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn quy trình xác lập hiện trường vụ án ?

Thưa luật sư, gia đình chúng tôi ngày hôm qua có gặp vụ va chạm giao thông. Vụ việc được công an quận CG thụ lý giải quyết và hẹn gặp vào 9h sáng ngày 08/01/2019. Ngay trong khi thực hiện các quy trình giải quyết theo quy định của công an quận CG, chúng tôi nhận thấy có những vấn đề không rõ ràng và thiếu thuyết phục. Vậy rất mong quý Công ty tư vấn để chúng tôi được rõ ràng.

Tư vấn quy trình xác lập hiện trường vụ án tai nạn giao thông?

Sự việc cụ thể như sau: Việc va chạm giữa taxi hãng ML và xe máy do em vợ tôi điều khiển vào thời gian 15h ngày 27/12/2018 vị trí tại điểm giao cắt giữa đường Nam Trung Yên và Dương Đình Nghệ ( tôi gửi kèm theo sơ đồ hiện trường chụp được ).

Ảnh hiện trường do khách hàng cung cấp

(Ảnh hiện trường do khách hàng cung cấp)

Sau khi xảy ra sự việc, bên hãng ML đã cử người đưa em tôi ra viện 198 để chiếu chụp và băng bó vết thương. Đồng thời, người gia đình tôi đã gọi điện thông báo cho CAGT quận CG. CAGT sau đó ít phút có mặt và đề nghị 2 bên tự giải quyết, nếu không giải quyết được thì họ sẽ làm theo đúng trình tự. Kết quả là gia đình tôi và ML không thống nhất được cách giải quyết và đề nghị bên CAGT xử lý. Cách xử lý họ thực hiện như sau:

1. Lập sơ đồ, đo vẽ hiện trường (chỉ vẽ, chụp ảnh nhưng không ký gì mặc dù bên gia đình tôi có thắc mắc)

2. Lập biên bản thu giữ phương tiện của 2 bên.

Toàn bộ công việc chỉ có vậy và không thực hiện các bước như: lấy lời khai của 2 bên và người chứng kiến, không ghi các mô tả sự việc tại hiện trường… Vậy rất mong quý Công ty tư vấn cho gia đình tôi cách giải quyết đối với phía CAGT và bên gây tai nạn là Công ty ML về chi phí bồi thường, mức phạt?

Rất mong nhận được sự hồi đáp sớm. Trân trọng!

Người gửi: Lê Anh Tuấn

>>

Trả lời:

Thứ nhất, về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông:

Căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 38 về Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông thì:

“Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.”

Về việc nhận tin và xử lý thông tin tai nạn thì cơ quan cảnh sát giao thông sẽ thực hiện các công việc sau:

Bước 1: Nhận tin

Khi nhận được tin báo có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, cán bộ, chiến sỹ nhận tin phải hỏi rõ và ghi vào sổ nhận tin các thông tin sau:

– Họ tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo tin;

– Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn (ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, tại km, đường, thuộc thôn (phố), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương);

– Phương tiện giao thông có liên quan đến tai nạn (biển số xe, loại xe, màu sơn);

– Họ tên, địa chỉ của người điều khiển phương tiện giao thông liên quan đến tai nạn;

– Họ tên, địa chỉ những người liên quan hoặc người biết vụ tai nạn xảy ra;

– Thiệt hại ban đầu về người, tài sản (số người chết, bị thương và phương tiện bị phá hủy hoặc hư hỏng);

– Những thông tin khác về vụ tai nạn giao thông.

Bước 2: Xử lý tin

Cán bộ, chiến sỹ nhận tin phải báo cáo ngay vụ tai nạn giao thông đường bộ cho lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị biết. Lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị khi nhận được báo cáo phải xử lý như sau:

– Tổ chức lực lượng cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải tỏa ùn tắc giao thông:

+ Trường hợp Cục C26 nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì điện cho Phòng Cảnh sát giao thông nơi xảy ra tai nạn để giải quyết;

+ Trường hợp PC26 hoặc Đội, Trạm thuộc PC26 nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến giao thông được phân công tuần tra kiểm soát hoặc gần trụ sở cơ quan thì cử cán bộ đến hiện trường giải quyết;

+ Trường hợp Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thuộc địa bàn của mình thì cử cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường giải quyết;

– Khi nhận được báo cáo hoặc khi Cảnh sát giao thông xác định:

+ Vụ tai nạn giao thông có người chết tại hiện trường (kể cả chết trên đường đi cấp cứu) thì phải báo ngay cho đơn vị Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thụ lý điều tra theo quy định và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân;

+ Vụ tai nạn giao không có người chết tại hiện trường thì phải cử ngay cán bộ, chiến sỹ hoặc báo ngay cho đơn vị Cảnh sát giao thông thụ lý điều tra theo quy định;

+ Trường hợp liên quan đến người nước ngoài, thì thông báo cho Sở Ngoại vụ; liên quan đến người, phương tiện của Quân đội thì thông báo cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền trong Quân đội để biết và phối hợp với lực lượng Cảnh sát thực hiện công tác điều tra ban đầu.

Như vậy, khi nhận tin CSGT phải đảm bảo thực hiện được những nhiệm vụ nêu trên. Nếu CSGT không thực hiện đúng quy trình nêu trên tức là không đảm bảo thực thi đúng quy định của pháp luật, gia đình bạn có thể làm đơn khiếu nại để yêu cầu thủ trưởng đơn vị của cơ quan công an đó để được giải quyết.

Về việc tạm giữ phương tiện được quy định tại Điều 125 như sau:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

…”

Như vậy, trước khi tạm giữ phương tiện CSGT phải xác định vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm hay không. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì việc thực hiện tạm giữ phương tiện phải tuân thủ quy định của và các quy định khác có liên quan. Còn nếu có dầu hiệu phạm tội thì việc xử lý phương tiện được thực hiện theo Điều 106 .

Ngoài thủ tục trên thì việc ghi lời khai, CSGT cũng có thể dựng lại hiện trường cũng được quy định trong trình tự giải quyết vụ tai nạn giao thông để xác định lỗi của người tham gia giao thông theo quy định.

Chính vì vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì CSGT đã không thực hiện đầy đủ thủ tục điều tra, xử lý tai nạn giao thông theo quy định. Bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định hoặc hành vi hành chính này. Thủ tục khiếu nại được quy định cụ thể trong như sau:

Về trình tự khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 7 :

“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Về hình thức khiếu nại quy định tại Điều 8 :

– Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

– Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.

– Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:

+ Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;

+ Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;

– Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.

Về thời hiệu khiếu nại được quy định tại Điều 9 :

“Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”

Thứ hai, về hình phạt và mức phạt:

Mức và loại hình phạt còn tùy thuộc vào tính chất của vụ tai nạn bao gồm: hành vi, lỗi… của người gây tai nạn và nạn nhân, thêm vào đó là tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Cụ thể:

– Nếu hành vi gây tai nạn được xác định có dấu hiệu tội phạm quy định tại thì sẽ bị xử lý theo quy định của luật này tùy vào tội phạm.

– Nếu hành vi gây tai nạn được xác định không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định tại quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nguyên tắc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 585 như sau:

“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Như vậy, hai bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại. Nếu không thỏa thuận được bạn có thể căn cứ vào các quy định xác định thiệt hại tại Chương XX để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

>> Xem ngay:

2. Bồi thường tai nạn giao thông đường bộ?

Thưa luật sư, xin luật sư cho em hỏi, bố của em là người đi bộ, đúng đường. Nhưng bị bà kia đụng phải, bà này đi xe máy, mà đội nón lá, gặp gió mạnh bị nón úp che mặt nên không thấy đường đã lao xe vào người bố của em. Làm gãy chân, kết quả giám định thương tật 25%. Vậy cho em hỏi bà này có sai không? Và theo pháp luật thì xử phạt thế nào, cảm ơn.

– Tran Khanh –

Tư vấn quy trình xác lập hiện trường vụ án tai nạn giao thông?

>> Luật sư tư vấn:

3. Bị tai nạn giao thông xe máy dẫn đến tử vong nhưng không có giấy phép lái xe?

Xin cho em hỏi em của em đi xe máy chính chủ có bảo hiểm nhưng không có giấy phép lái xe máy nhưng em của em đã bị tử vong. Liệu bảo hiểm có hỗ trợ gì không ạ? Cảm ơn!

– Hồ Văn Quyết –

Tư vấn quy trình xác lập hiện trường vụ án tai nạn giao thông?

>> Luật sư trả lời:

4. Tư vấn bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông?

Chào Luật sư, xin tư vấn cho em trường hợp như sau: Bố và mẹ em gặp phải tai nạn giao thông khi đang lưu thông xe gắn máy cắt ngang qua đường để trở về nhà. Nhưng không may chỉ còn 1/4 đoạn đường (gần chạm vạch dành cho xe thô sơ) thì bị một xe máy khác tông thẳng trực diện.

Bố mẹ có quan sát cẩn thận, bật tín hiệu đèn xin qua đường và chạy với tốc độ khá chậm khoảng 20km/h. Tuy nhiên, phía bên kia chay với tốc độ khá nhanh, do ở trang thái say xỉn, không hề thắng hay phanh lại, trên đường không có vết trầy xước, xe tông thẳng trực diện vào xe của bố mẹ em, bố và mẹ em bị văng ra xa, mẹ em may 8 mũi ở trán, trầy xước nhẹ, tuy nhiên bố bị gãy 1/3 chân, đa chấn thương, đặc biệt vùng não. Bố thực hiện ca mổ hộp sọ và não ở bệnh viện tỉnh và sau đó được chuyển thẳng bệnh viện thành phố để tiếp tục điều trị, 10 ngày sau tình trạng sức khỏe ngày càng xấu và qua đời. Gia đình em phải chịu đựng sự đau buồn và khó khăn rất lớn về mặt tinh thần lẫn vật chất.

Xin Luật sư tư vấn giúp em mức bồi thường như thế nào là đúng và hợp lý cho gia đình em, em nên lập luận ra sao, bởi kể từ lúc bố mất và mẹ bị thương đến nay gia đình phía bên kia chưa từng đến thăm hỏi và chi trả bất cứ số tiền nào để hỗ trợ cho gia đình em. Gia đình em, 2 chị em em đang là sinh viên đại học, ở nhà còn phải chăm lo cho bà nội của em nay đã 84 tuổi ? Cuộc sống gia đình đang rất bế tắc, xin Luật sư giúp em ạ.

Tư vấn bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông ?

, gọi:

Trả lời:

Việc điều khiển xe gây tai nạn chết người, người điều khiển xe có thể phải gánh chịu nhiều hậu quả pháp lý bất lợi. Trong đó, phải kể đến trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng). Trường hợp của bố mẹ bạn, khi qua đường bố bạn đã bật đèn tín hiệu và giảm tốc độ, quan sát cẩn thận, tai nạn xảy ra là do người điều khiển xe máy còn lại không kiểm soát được tốc độ và điều khiển xe trong trạng thái say, không tỉnh táo. Lỗi thuộc về người điều khiển xe máy đó.

Người đó đã gây ra thiệt hại về sức khỏe cho mẹ bạn: Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hành động của người đó đã xâm hại đến tính mạng của bố bạn: Căn cứ vào Điều 591 hướng dẫn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi tính mạng bị xâm hại như sau:

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Hiện nay, luật không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu nhưng người gây thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người phụ thuộc cho những người con chưa đủ 18 tuổi đến khi họ đủ 18 tuổi, bố mẹ của người chết đến khi họ chết nếu người chết này trước khi chết họ đang có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Bên cạnh đó, bồi thường các chị phí cho việc mai táng ở đây được tính bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ… Cái này sẽ do người nhà chứng minh và yêu cầu bồi thường.

Ngoài ra, thân nhân của người chết sẽ được yêu cầu bù đắp một khoản tổn thất một tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì sẽ bồi thường một mức tối đa không quá một trăm lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.

Bên cạnh đó, ngoài việc phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn, người đó còn có thể chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình:

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định định tại Điều 260 :

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác

…”

Người đó đã vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (đi cho phép, điều khiển xe khi say rượu, không chú ý quan sát) xâm hại đến tính mạng của người bị tai nạn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người bị tai nạn. Như vậy, đã đủ dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 260 nêu trên. Trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiến hành điều tra, khởi tố vụ án để xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Để được bồi thường và đảm bảo các quyền lợi chính đáng của bạn và gia đình, bạn cần trình báo rõ ràng với cơ quan công an để cơ quan công an điều tra, thu thập chứng cứ và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. Hoặc nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân huyện nơi người gây tai nạn đang cư trú để yêu cầu bồi thường cho gia đình bạn.

>> Xem ngay:

5. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông?

Thưa Luật sư, tôi xin hỏi về việc giải quyết vụ tai nạn giao thông của anh trai chồng tôi (sau đây, tôi gọi là anh tôi). Anh tôi khẳng định: Tại ngã tư – nơi xảy ra tai nạn, hướng anh tôi đang lưu thông là đèn xanh, anh đi với tốc độ khá chậm, khoảng 20 – 25 km/h. Anh tôi đi xe máy. Thời điểm đó, ở hướng đường còn lại là đèn đỏ, có một chị lái xe ô tô đã vượt đèn đỏ và không có dấu hiệu giảm tốc độ khi đi qua ngã tư này. Anh tôi phát hiện đã phanh gấp nhưng vẫn bị đâm vào giữa xe của chị ấy. Vụ tai nạn khiến anh tôi bị gãy chân phải, gãy cả hai ống xương, phải phẫu thuật gắp xương và nẹp đinh cố định xương. Bác sĩ nhận định vết thương của anh tôi cần 6 – 7 tháng mới có thể hồi phục. Xin hỏi luật sư, trường hợp vụ tai nạn của anh tôi sẽ được xử lý theo pháp luật như thế nào? Anh tôi có thể yêu cầu chị lái ô tô bồi thường chi phí điều trị và tổn thất thu nhập trong thời gian dưỡng thương không? Nếu có thì tối đa là bao nhiêu ạ?

Rất mong sớm nhận được hồi âm của Luật sư! Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông?

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông đang được CSGT xử lý – Ảnh minh họa

Trả lời:

Thứ nhất, người gây tai nạn bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Điều 260 7 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, dựa theo như thông tin mà bạn đưa ra nếu sau khi xem xét, thu thập chứng cứ nếu Cơ quan điều tra xét thấy có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bạn thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự người đã gây ra tại nạn cho anh của bạn theo đúng quy định của pháp luật.

Do đó, người gây ra tai nạn cho anh bạn nếu có đủ chứng cứ chứng minh người đó vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, theo như thông tin bạn đưa ra thì anh bạn phải phẫu thuật chân còn cần xem xét cả về vấn đề bồi thường thiệt hại trong dân sự. Theo Điều 585 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đó, người gây tai nạn cho anh bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì vấn đề của bạn thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định tại Điều 590 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi đủ 4 yếu tố: phải có thiệt hại xảy ra (thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần); phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.

Trong trường hợp của bạn: người gây tai nạn vượt đèn đỏ – đây là hành vi trái pháp luật và đã gây thiệt hại cho anh bạn. Chắc chắn một điều rằng họ có ý thức được đó là hành vi trái pháp luật và sẽ rất nguy hiểm nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi đó. Do vậy, hành vi của người gây thiệt hại đã đủ để phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với anh của bạn.

Thứ hai, mức bồi thường là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 590 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Việc bồi thường trước hết phải do các bên tự thỏa thuận về mức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.

Theo đó, với trường hợp của bạn, anh bạn được bồi thường những khoản như sau: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của anh bạn, đó có thể là: tiền thuốc, tiền mua các thiết bị y tế, tiền thuê phương tiện đi lại phục vụ cho việc chữa bệnh. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của bạn trong thời gian bị tai nạn không đi làm được. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc anh bạn trong thời gian điều trị.
Ngoài ra, anh bạn còn được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại được xác định là mức độ tổn thất về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín… Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần còn căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình bạn và bạn. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần được căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy đinh tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Về thời gian bồi thường thiệt hại thì luật chỉ quy định theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời, không xác định một mốc thời gian cụ thể nên bạn sẽ nhận được khoản bồi thường sau khi hoàn tất thủ tục. Pháp luật không có quy định cụ thể về thời gian được hưởng bồi thường mà chỉ có quy định thời hạn được hưởng bồi thường. Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Tòa án sẽ giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.

>> Xem ngay:

6. Tư vấn chế độ bảo hiểm y tế cho người bị tai nạn giao thông?

Kính chào luật sư của công ty Xin giấy phép. Xin luật sư tư vấn cho tôi vấn đề như sau: Chú ruột tôi mới bị tai nạn giao thông và chú đang hôn mê nằm ở bệnh viện Việt Đức được 1 tuần chưa tỉnh. Tôi có đi làm chế độ bảo hiểm cho chú, chú tôi là cán bộ xã đã đóng bảo hiểm 10 năm rồi.

Tôi có đọc luật bảo hiểm y tế sửa đổi có điểm c khoản 1 điều 22 tôi băn khoăn không biết chú tôi có được hưởng BHYT 100% không? Tôi mong sớm nhận được sự tư vấn của các luật sư để tôi có thể làm chế độ cho chú tôi hưởng chế độ tốt nhất. Trân trọng cảm ơn!

Người gửi: T.T

Tư vấn chế độ bảo hiểm y tế cho người bị tai nạn giao thông ?

: .

Trả lời:

Đầu tiên, chú của bạn là cán bộ xã nên theo quy định tại thì thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế:

Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”

Về việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, chú của bạn thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật trên:

“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.

3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”

Căn cứ vào các điều kiện nêu trên, chú của bạn có thể được hưởng mức bảo hiểm y tế thuộc trường hợp quy định tại điểm c hoặc điểm đ dưới đây:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”

Vì chú của bạn là cán bộ xã, đã tham gia bảo hiểm y tế được 10 năm nên có thể được hưởng mức bảo hiểm 100% theo điểm c nêu trên nếu thỏa mãn hai điều kiện sau: một là trong 10 năm đóng bảo hiểm này có ít nhất từ 5 năm đóng liên tục trở lên, không bị ngắt quãng; hai là trong năm nay, tức năm chú bạn xảy ra tai nạn, chú bạn cũng đã đồng thời chi trả chi phí khám chữa bệnh (ở đúng tuyến) khác lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay được quy định tại khoản 2 Điều 3 của Chính phủ là 1.390.000 đồng/tháng).

Nếu không thỏa mãn cả hai điều kiện nêu trên, chú của bạn chỉ có thể hưởng mức bảo hiểm 80% dựa theo điểm đ đã nêu.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *