Tư vấn luật giao thông, xác định ai đúng, ai sai ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, Xin tư vấn giùm em trường hợp sau đây: trên đường 2 chiều, em xin nhan để xin sang đường từ trái qua phải (lúc này là 18h30′) đã đi qua hết vạch vàng giữa đường thì bất ngờ một chiếc xe chạy theo hướng ngược lại với em không có đèn xe tông vào xe em, người này có chở theo 1 người ngồi sau, người ngồi sau bị gãy tay.

Xe của cả hai bên đều bị hư hại, và bản thân em nhận thấy xe của em bị hư hại nặng hơn và chính em cũng bị gãy những hai ngón tay đồng thời cũng bị xây xát bầm dập nhiều chỗ. Tuy nhiên phía bên kia lại khẳng định là do em sai và yêu cầu em bồi thường thiệt hại về cả xe lẫn người nhưng em không đồng ý.

Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này ai sai, ai đúng ?

Xin cảm ơn Luật sư !

Chuyên viên tư vấn trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.Cơ sở pháp lý :

– Luật dân sự 2015

– Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt

– Nghị định 171/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt .

2. Nội dung phân tích:

Căn cứ theo quy định tại điều 584 Luật dân sự 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể như sau:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. “

Ngoài ra tại điều 585 Luật dân sự 2015 cũng có quy định như sau về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm hành vi đi ngược chiều của thanh niên kia được quy định cụ thể tại điểm i, khoản 4, điều 6 Nghị định 46/2016, có thể bị xử phạt hành chính như sau:

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; “

Từ đó, qua các quy định nêu ra ở trên, ta nhận thấy ở tình huống này, người sai chính là người đi xe máy đi ngược chiều. Hành vi đi ngược chiều trên đường là vô cùng nguy hiểm, bản thân họ có lẽ cũng nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình làm thậm chí khi bạn đã đi hết vạch mà người này vẫn không ra bất cứ tín hiệu gì về việc đi ngược chiều của mình. Việc tai nạn xảy ra giữa 2 bên là điều không ai mong muốn, tuy nhiên khi xét các tình tiết thì tai nạn chính là do người đi ngược chiều gây ra mà theo luật thì người bị thiệt hại có lỗi thì sẽ không được bồi thường phần lỗi do mình gây ra. Chính vì vậy mà bạn sẽ không phải bồi thường cho người đi ngược chiều đó và người đi ngược chiều cũng sẽ không đươc bồi thường.

Như đã nói ở trên thì việc tai nạn xảy ra là điều không ai mong muốn xảy ra nên hai bên có thể hẹn gặp nhau trực tiếp trao đổi và giải thích theo quy định của pháp luật về vấn đề này để cả hai bên cùng hiểu đặc biệt là bên đi ngược chiều. Từ đó sẽ giúp cả hai bên có những phương án giải quyết tốt nhất.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *