Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp với số vốn 15 triệu đồng ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư! Cháu có một vài câu hỏi về luật doanh nghiệp mong luật sư giải đáp hộ cháu, các câu hỏi của cháu bao gồm:

1. Cháu có ý định khởi nghiệp với số vốn dưới 15 triệu đồng, cháu đang phân vân không biết nên thành lập loại doanh nghiệp nào? Các cách thức thành lập và hình thức pháp lý của doanh nghiệp?

2. Cháu có ý định kinh doanh thêm bán hàng qua mạng để tiết kiệm chi phí, cháu không biết hình thức này có chịu thêm thuế nào không? Có chịu thêm hình thức pháp lý nào không? Và nếu có thì cách đăng ký và thực hiện các hình thức pháp lý này ra sao?

Cháu rất cám ơn luật sư. Mong luật sư hồi âm sớm cho cháu qua email này, cháu chân thành cám ơn!

Người gửi: L.K

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp với số vốn 15 triệu đồng

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi đáp của công ty chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– .

– .

– .

2. Nội dung phân tích:

Thứ nhất, về loại hình doanh nghiệp mà bạn cần tư vấn.

Theo Luật doanh nghiệp năm 2014quy định có các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Bạn là cá nhân muốn thành lập một doanh nghiệp cho nên ngoài doanh nghiệp nhà nước ra, bạn có thể thành lập các loại hình còn lại. Cụ thể hơn, bạn chỉ nói rằng bạn có 15 triệu đồng làm vốn mà bạn không đưa ra thêm một căn cứ nào thì chúng tôi sẽ đưa ra các ưu điểm và hạn chế của từng loại hình để bạn tham khảo và quyết định như sau:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: Lợi thế của loại hình này là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty nên các quyết định được đưa ra nhanh chóng và kịp thời, không mất nhiều thời gian để thảo luận và đưa ra quyết định về các vấn đề quan trọng. Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phần.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên: Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn. Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp. Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Tuy nhiên, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

+ Công ty cổ phần: Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao. Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty. Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần. Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Nhươc điểm của loại hình này là việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích. Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán.

+ Công ty hợp danh: Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

+ Doanh nghiệp tư nhân: Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn có thể kinh doanh với loại hình . Tuy nhiên, về vốn thành lập doanh nghiệp, pháp luật có quy định một số ngành nghề phải có vốn điều lệ cao cho nên trước khi lựa chọn một loại hình doanh nghiệp, bạn nên tìm hiểu trước ngành nghề bạn muốn thành lập doanh nghiệp có yêu cầu nào khác về vốn điều lệ hay không.

Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014 quy định trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Thứ hai, về kinh doanh bán hàng qua mạng.

Căn cứ Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, các thương nhân, tổ chức, cá nhân muốn thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải đáp ứng 3 điều kiện sau: là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cá nhân; có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet; đã thông báo với Bộ Công thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng. Nếu bạn đã có thu nhập cá nhân thì sau đó, bạn phải thực hiện thủ tục thông báo với Bộ công thương theo quy định của pháp luật.

Tại Mục 1 Chương II Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quy trình thông báo website thương mại điện tử bán hàng như sau:

“1. Việc tiếp nhận, xử lý thông báo website thương mại điện tử bán hàng được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

2. Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt độngthương mại điện tử và thực hiện các bước sau:

 

Bước 1: Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

– Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;

– Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc của cá nhân;

– Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;

– Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

– Các thông tin liên hệ.

 

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

– Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

 

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.

 

Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;

– Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Khi đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.

3. Thương nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

4. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không có phản hồi thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo lại hồ sơ từ Bước 3.”.

Sau khi tiến hành đăng kí hoàn thành và bạn kinh doanh có thu nhập thì bạn phải chịu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng!

Bộ phận doanh nghiệp – MInh KHuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *