Tư vấn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khởi kiện yêu cầu người gây tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại do người đó gây ra là một yêu cầu chính đáng và hợp pháp. Tuy nhiên, việc khởi kiện tại tòa án sẽ là một bước đi khó khăn với nhiều người dân Việt Nam. xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông ?

Kính gửi Luật sư,tôi có thắc mắc cần giải đáp: tôi va quệt với xe ô tô 4 chỗ của công ty xây dựng do xe đó đi lấn tuyến, gây hư hại xe tôi. Đại diện phía công ty thỏa thuận bồi thường và chịu chi phí sửa xe cho tôi (không có biên bản công an mà tự thỏa thuận).Tuy nhiên sau đó phía công ty xây dựng không chịu thanh toán phí sửa chữa. Và quy hết trách nhiệm cho người đại diện và tài xế kia. Vậy tôi khởi kiện công ty xây dựng đó như thế nào? mất bao lâu? Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn và giải đáp trực tuyến trên VOV2 về tai nạn giao thông

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận trực tuyến, của . Với thắc mắc của bạn, Công ty xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều 584 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiêt hại như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Trong trường hợp của bạn, xe ô tô 4 chỗ đó chạy lấn tuyến gây tai nạn va chạm gây thiệt hại về tài sản của bạn thì bên phía công ty xây dựng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định sau:

Điều 589 quy định Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

Nếu bên công ty xây dựng không bồi thường thiệt hại cho bạn thì bạn có quyền làm tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông hoặc nơi công ty xe khách có trụ sở hoạt động để yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Hồ sơ khởi kiện gồm:

– (Mẫu đơn)

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Như vậy,Trường hợp của bạn là khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày xảy ra vụ việc.

Đơn khởi kiện nộp tại tòa án cấp huyện nơi thường trú của người gây ra tai nạn và kèm đầy đủ các chứng cứ chứng minh cho việc tai nạn và thiệt hại.

>> Tham khảo thêm:

2. Em bị tai nạn giao thông và muốn xem lại camara giao thông thì lúc nào có thể xem lại camara được không ?

Thư luật sư, Em bị tai nạn giao thông và muốn xem lại camara giao thông thì lúc nào có thể xem lại camara được ạ? Cảm ơn!

– Nguyễn Đăng Khải

>> Tham khảo ngay:

3. Tư vấn xử lý tai nạn giao thông làm chết một người đi bộ băng qua đường ?

Xin luật sư cho tôi hỏi. Vào ngày 17.5 tôi có đi moto lưu thông trên đường để đi làm nhưng chưa tới nơi làm tôi có gây ra tai nạn giao thông với 1 người đi bộ và gây ra hậu qua làm 1 người chết, nhưng tôi ko có lỗi gì và lại do ông đó say và băng qua phần đường tôi. Và tôi cũng bị thương tích khoảng 40%. Nhưng khi lên cơ quan công an. Phía công an nói tôi vi phạm quy định khi tham gia giao thông với lỗi thiếu chú ý quan sát khi tham gia giao thông. Gia đình tôi thường xuyên thăm hỏi gia đình bị nạn và đã bồi thường 20 triệu vào việc mai táng. Nhưng họ chưa làm . Và bây giờ họ yêu cầu tôi bồi thường tiền phụ cấp nuôi dưỡng 3 đứa con 1 đứa 21t , 1 đứa 16t , và 1 đứa 7t. Thì theo luật sư tôi phải bồi thường như thế nào và mức án tôi phải nhận là bao nhiêu? Trong khi xe tôi có bảo hiểm và có phải chi trả không? Mong luật sư trả lời rõ giúp tôi.

Cảm ơn!

– Lam Dai Che

>> Tham khảo ngay:

4. Tư vấn bồi thường do tai nạn giao thông theo pháp luật hiện hành ?

Kính chào luật sư! Tôi có một vấn đề hỏi về luật rất mong được sự giúp đỡ của công ty. Vấn đề như sau: Vợ chồng tôi đang đi xe máy tham gia giao thông thì bị một chiếc taxi đâm vào gây tai nạn, hậu quả là vợ tôi bị tử vong còn tôi thì bị thương nặng phải nhập viện (tôi bị gãy xương chậu bên phải, chùn xương sống, mặt mũi chân tay xây xát nặng).

Vậy công ty cho biết tôi được bồi thường như thế nào và phải làm giấy tờ để giải quyết vấn đề này như thế nào ?

Tôi xin chân thành cám ơn!

Người gửi: P.H

Tư vấn bồi thường do tai nạn giao thông theo pháp luật hiện hành ?

:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Đối với trường hợp của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Điều 601 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, trong trường hợp này người gây tai nạn có trách nhiệm phải bồi thường cho vợ chồng bạn vì có hành vi điều khiển phương tiện giao thông thuộc trường hợp quy định tại Điều 601.

1. Xác định thiệt hại tai nạn giao thông, tai nạn lao động:

Theo hướng dẫn tại hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại được xác định như sau:

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (như trên).

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang…và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết: Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm

+ Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

+ Trường hợp không có những người người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của người bị thiệt hại thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

+ Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần (thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu). Cần căn cứ vào điều này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…

+ Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

2. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại:

Điều 585 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP có hướng dẫn về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

– Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại BLDS. Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

– Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:

+ Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.

+ Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.

Như vậy, để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại bạn và người gây thiệt hại có thể tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường.

Nếu hai bên không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của BLTTDS. Trường hợp này, hồ sơ gồm:

– Đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

– Các tài liệu liên quan đến yêu cầu khởi kiện: chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý; về thu nhập của người bị thiệt hại; giấy chứng tử của vợ bạn….

– Chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có chứng thực).

>> Xem thêm:

5. Tư vấn lỗi tai nạn giao thông và cách xác định lỗi cho các bên ?

Xin chào luật sư! Cháu xin hỏi vấn đề như sau: tháng trước cháu có bị tai nạn giao thông, tại quốc lộ 1A với tình tiết như sau: nhóm cháu gồm 7 người đi 4 xe máy do cháu đi đầu, có đội mũ bảo hiểm và giấy tờ xe đầy đủ, phía trước là 1 xe đầu kéo dài đang đi ở làn đường dành cho xe cơ giới sát làn đường dành cho xe thô sơ.

Khi đang đi sau xe đầu kéo thì có một xe tải bóp còi xin vượt do đó cháu tăng tốc và đi lên song song với xe đầu kéo ở làn đường dành cho xe thô sơ. Khi đó cháu phát hiện phía trước có công trường làm cống lấn hết phần làn đường dành cho xe thô sơ, cháu giảm ga và bóp phanh đi chậm lại. Cùng lúc đó thì đột nhiên xe đầu kéo đánh lái và ép sát vào xe của cháu làm cháu giật mình và theo phản xạ bóp mạnh phanh xe. Do đường có nhiều cát sỏi trơn nên xe trượt đi và đổ ra. Hậu quả làm bạn cháu ngồi sau bị văng ra và bị bánh xe tải đè vào thiệt mạng tại chỗ. Sau tai nạn xe đầu kéo đã bỏ trốn và hiện vẫn không tìm thấy. Sau khi tai nạn xảy ra gia đình bạn cháu cũng đã làm đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cháu. Cháu xin hỏi, đối với tai nạn như trên thì hình thức xử phạt và mức xử phạt với cháu là như thế nào?

Cháu xin cảm ơn!

Người gửi: P.H

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng xin giấy phép! câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

Phân tích Điều luật để chúng ta có thể kết luận lỗi thuộc về bên nào?

“Điều 9. Quy tắc chung ()

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Điều 14. Vượt xe ()

1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Theo dữ liệu bạn cung cấp thì trong trường hợp này cả hai bên đều có lỗi, xe đầu kéo vi phạm lỗi khi không đi đúng làn đường của mình đánh lái và ép sát vào xe của bạn làm bạn giật mình và ngã dẫn đến hậu quả làm người ngồi phía sau văng ra tử vong tại chỗ. Còn bạn vi phạm lỗi khi vượt xe mà không quan sát kỹ phía trước có công trường là nơi đường không đảm bảo an toàn cho việc vượt xe ( điểm đ, khoản 5, Điều 14 ). Theo quy định của thì cả 2 bên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 260 ). Tuy nhiên, bởi gia đình bạn của bạn đã làm đơn miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bạn, do đó bạn chỉ cần bồi thường theo quy định của khi làm gây tử vong thiệt hại đến tính mạng của người khác.

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm ()

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Điều 2, Mục II cũng hưỡng dẫn cụ thể:

2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ..

2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm
b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng
– Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
– Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại
b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.
c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…
d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

Bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng bạn phải có trách nhiệm bồi thường những khoản tiền được điều luật liệt kê trên đây.

>> Xem thêm:

6. Tư vấn các bước xử lý, yêu cầu bồi thường đối với nạn nhân bị tai nạn giao thông ?

Xin chào luật sư! Thưa luật sư, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: vào 8h30 ngày 18/06/2018, mẹ em đi thăm đồng về, đi xe đạp trên đường vành đai kinh tế miền đông (đường rộng 16m) thì bị xe tải mang biển kiểm soát 29C – 257.40 đi từ đường làng Hà Khê rẽ ra tông vào (cách ngã 3 khoảng 50m).

Hậu quả là mẹ em phải cấp cứu tại bệnh viện Bắc Thăng Long sau đó cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức, theo chuẩn đoán của bác sĩ: Trấn thương sọ não, rạn nứt não trán 2 bên, máu tụ não. Điều trị ở Viêt Đức khoảng hơn 9 ngày thì được chuyển về bệnh viện Bắc Thăng Long( huyên Đông Anh), tình hình sức khỏe mẹ em đã tương đối ổn định.

Tại hôm xảy ra tai nạn, gia đình và em đưa mẹ em đi cấp cứu. Sau đó biết được tin công an giao thông đến đo đạc hiện trường (ngay sau xảy ra tai nạn). Hôm xảy ra tai nạn, lái xe tại cũng cùng với em đi cấp cứu, đến đầu buổi chiều có đưa cho em đươc 5tr và tối đưa cho em thêm 1tr. Đến ngày 28/06/2018 Công an tiến hành khám nghiệm xe: gồm công an, em và tài xế. Đến ngày 2/7/2018 thì công an giao thông huyện Đông Anh công bố nguyên nhân tai nạn: Do lái xe tải mang biển kiểm soát 29C – 257.40 đi sai làn đường, vi phạm gây tai nạn. Còn mẹ em: Đỗ thị Chi thì không có lỗi gì trong vụ tai nạn. Đến ngày 4/7/2018 thì tài xế đến nhà em và đưa cho gia đinh em 10tr. Ngày 6/7/2018 thì công an huyện gọi lên để giải quyết vụ viêc. Hôm đó lập biên bản là tình hình sức khỏe mẹ em không cho phép để giải quyết. Công an nói sẽ đóng hồ sơ bao giờ tình hình sức khỏe mẹ em tốt hơn thì sẽ giải quyết. Còn về phía tài xế: xe oto sẽ được trả lại, tước bằng lái 2 tháng.

Em xin hỏi: Vụ án này sẽ được xử lí như thế nào? Công an làm như vậy có đúng không? Các bước xử lí, yêu cầu bồi thường như thế nào? Vì bác sĩ nói việc rạn nứt sọ não thì không thể bình phục hồi được, chỉ có thể chữa tan máu tụ trong não thôi và thời gian điều trị phải kéo dài hàng năm mới hết đau đầu. Mẹ em có phải giám định sức khỏe không ?

Em xin cám ơn luật sư và quý công ty!

Người gửi: ĐCA

 Tư vấn các bước xử lí, yêu cầu bồi thường đối với nạn nhân bị tai nạn giao thông ?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự về tai nạn giao thông, gọi:

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Căn cứ vào Điều 584 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Căn cứ vào quy định trên, trong trường hợp của mẹ bạn khi công an ra kết luận điều tra, lỗi hoàn toàn thuộc về người lái xe mà không phải là do mẹ bạn, do đó, về nguyên tắc người lái xe có trách nhiệm phải bồi thường về sức khỏe cho mẹ bạn vì đã gây ra thiệt hại hay gây ra tai nạn cho mẹ bạn.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

+ Có thiệt hại xảy ra trê thực tế

Các thiệt trên thực tế này là những thiệt hại về sức khỏe làm phát sinh về các thiệt hại về vật chất như chi phí khám chữa bệnh, chi phí chăm sóc, bồi dưỡng sức khỏe…

+ Do hành vi trái pháp luật gây ra.

Hành vi trái pháp luật này được hiểu là những hành vi mà pháp luật cấm không được làm.

+ Có lỗi của người gây thiệt hại.

Theo quy định của chế đinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, lỗi không phải là yếu tố bắt buộc để xác định trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng nó lại là căn cứ để yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại. Người gây thiệt hại có thể do lỗi cố ý hoặc vô ý mà gây ra thiệt hại thì vẫn phải bồi thường. Tuy nhiên trong trương hợp gây ra với lỗi vô ý thì sẽ được xem xét và có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường.

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thệt hại và thiệt hại thực tế.

Hành vi gây thiệt hại là nguyên nhân gây ra thiệt hại trên thực tế.

Khi bạn xét thấy có đủ các căn cứ nêu trên như sức khỏe mẹ bạn bị thiệt hại là bao nhiêu, phải bỏ ra chi phí cứu chữa, chi phí chăm sóc là bao nhiêu. Sức khỏe của mẹ bạn bị xâm phạm là do hành vi vi phạm giao thông của người kia gây ra là đi sai làn đường dẫn đến hậu quả gây tai nạn giao thông cho mẹ bạn, lỗi hoàn toàn thuộc về người kia.

Từ các phân tích trên, có thể thấy gia đình bạn có căn cứ để yêu cầu người kia bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm theo điều 590 :

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Mức quy định cụ thể những chi phí này được xác định như thế nào được quy định tại mục II khoản 1 của quy định như sau:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ , thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu.

Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

– Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

Trong trường hợp này, gia đình bạn có thể yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại cho mình và thỏa thuận mức bồi thường dựa trên các căn cứ để xác định thiệt hại theo như quy định tại mục II, khoản 1 của Nghị quyết số 03/2007 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

Nếu như không thể thỏa thuận được mức bồi thường cụ thể hoặc bên kia không chịu bồi thường thì gia đình bạn có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết và gửi đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú tức nơi cư trú của người gây ra tại nạn cho mẹ bạn.

Trong trường hợp này bố bạn có quyền đại diện cho mẹ bạn để đứng ra yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề bồi thường giúp cho mẹ bạn vì mẹ bạn không thể tự mình yêu cầu bồi thường thiệt hại được khi đang còn hôn mê và theo lời bác sỹ nói là không thể bình phục được.

Khi tiến hành khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại gia đình bạn có nghĩa vụ chứng minh trước Tòa từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.

Trong trường hợp cơ quan công an nói phải đợi mẹ bạn tỉnh lại thì mới giải quyết thì gia đình bạn sẽ chứng minh trước cơ quan công an là mẹ bạn khó có khả năng hồi phục và bố bạn sẽ là người đại diện theo pháp luật của mẹ bạn thay mặt mẹ bạn đứng ra yêu cầu bồi thường cũng như giải quyết mọi việc.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *