Tư vấn khi một người cho đất bằng miệng có thể đòi lại được hay không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Ông bà tôi vào năm 1996 có chia cho bố mẹ tôi một mảnh đất nương 1800m2 và một số mảnh đất khác. Năm 2012 bố mẹ tôi ly hôn. Khoảng hơn một tháng sau bố tôi mất không để lại di chúc. Tôi và chị gái tôi vì chưa đủ 18 nên được nhập hộ khẩu vào chung với ông bà. Sau đó mẹ tôi cũng nhập vào chung hộ khẩu.

Năm 2013 ông bà tôi yêu cầu chia một mảnh đất nương cho con gái họ là 600m2 còn lại 1200m2 để lại cho 2 chị em. Đến năm 2014 mảnh đất đứng tên mẹ tôi trong bản đồ địa chính là 1200m2. Nhưng chúng tôi lại không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Mảnh đất cũng chưa có sổ đỏ. Nay ông bà tôi lại đòi chia phần và tự ý tách thửa đất. Tôi xin hỏi ông bà tôi làm thế là đúng hay sai và tôi phải làm gì để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai ?

Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Quyền sử dụng đất là một tài sản đặc biệt, mà vì thế pháp luật quy định chặt chẽ về mặt thủ tục khi chủ sở hữu định đoạt tài sản này thuộc sở hữu của mình. 

Căn cứ tại Điều 459  quy định:

“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 167  quy định:

“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì ban đầu ông bà cho bố mẹ bạn 1800m2 nhưng sau đó lại chỉ cho 1200m2 nhưng lại không có giấy chứng nhận sử dụng đất. Đất là bất động sản, nhưng bà bạn cho mẹ và hai chị em bạn diện tích đất 1200m2, theo quy định phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký. Nhưng ở đây, không có hợp đồng tặng cho, khu đất chưa có sổ đỏ nghĩa là mẹ bạn chưa đăng ký quyền sử dụng đất. Vì vậy, mẹ và hai chị em bạn không phải là chủ sở hữu đối với diện tích đất đó.

Vì mẹ và hai chị em bạn không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất 1200m2, không có Hợp đồng tặng cho nên Tòa án không thể có căn cứ để xác định thửa đất 1200m2 đó là tài sản của mẹ và hai chị em bạn.

Tặng cho quyền sử dụng đất bằng lời nói không có hiệu lực pháp luật nên mẹ và hai chị em bạn không có quyền sử dụng đất. Nếu bạn muốn được sở hữu để lấy lại diện tích đất đó, gia đình bạn cần phải giấy tờ chứng minh được mảnh đất này là thuộc quyền sử dụng của mẹ và hai chị em bạn. 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *