Tư vấn hỗ trợ lập Hợp đồng xuất khẩu thân tre sang Nhật?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi là Giám đốc công ty TNHH tre Xứ Thanh, hiện nay tôi đnag muốn xuất khẩu tre luồng sang Nhật, tôi muốn lập một hợp đồng bán hàng cho họ. Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Xin cám ơn. Người gửi: sau

>> gọi số:   

Tư vấn hỗ trợ lập Hợp đồng xuất khẩu thân tre sang Nhật?

 

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Đối với trường hợp của bạn, khi muốn lập hợp đồng để bán tre luống sang Nhật, thì bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất, về chủ thể ký kết hợp đồng:

Trên thực tế, có thể xảy ra tình trạng: Người ký không có thẩm quyền ký (Không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc người ký không được ủy quyền); Hoặc người ký vượt quá phạm vi được ủy quyền. Đối với trường hợp này bạn nên:

– Kiểm tra trong Giấy ĐKKD xem ai là người đại diện theo pháp luật.

– Yêu cầu cung cấp Văn bản ủy quyền cho nhân viên khi giao dịch hoặc người ký  không phải người đại diện theo pháp luật.

– Kiểm tra trong giấy ủy quyền xem người ký có thuộc phạm vi được ủy quyền không (điều kiện ủy quyền, quyền của người được ủy quyền).

Thứ hai, về giải thích thuật ngữ dùng trong hợp đồng:

Trong hợp đồng có thể có những khái niệm, thuật ngữ mà có nhiều cách hiểu khác nhau và để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi, thì việc đưa ra các khái niệm cho những nội dung cần được hiểu và áp dụng thống nhất, khoa học là rất quan trọng. Việc làm này là cần thiết nhằm tránh tình trạng có phát sinh xung đột, tranh cãi giữa các bên về cách hiểu của nội dung đó cũng như kiểm soát được tình trạng áp dụng tuỳ tiện các điều khoản của hợp đồng gây ra tình trạng phá vỡ hợp đồng.

Thứ ba, về hình thức của hợp đồng:

Thực tế hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể tồn tại dưới dạng văn bản, lời nói hoặc hành động cụ thể. Nhưng, để bảo đảm an toàn, hình thức tối ưu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn là hình thức dưới dạng văn bản. Ngoài văn bản viết, thực tiễn thương mại quốc tế thừa nhận các dạng tồn tại sau đây của dữ liệu như là văn bản: Bản fax; Điện tín, điện toán; Tài liệu mềm (tồn tại ở dạng file điện tử như email,…)

Thứ tư, về chọn luật áp dụng cho nội dung hợp đồng:

Nguyên tắc “tự do thỏa thuận” có thể được coi là “luật tối cao” trong hợp đồng. Các bên có quyền tự do lựa chọn Luật áp dụng, Luật áp dụng mà các bên lựa chọn có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế. Lưu ý là các bên nên chọn luật mà mình có những am hiểu nhất định về luật đó đồng thời cũng phải chú ý đến các quy phạm pháp luật xung đột. Việc chọn luật phải được ghi nhận cụ thể trong một điều khoản hợp đồng, gọi là “Điều khoản chọn luật” hoặc “Luật điều chỉnh”.

Thứ năm, về lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp :

Hai bên khi ký kết hợp đồng nên thỏa thuận việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là cơ quan nào, là tòa án hay trọng tài để tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp sau này nếu có tranh chấp phát sinh.

Bạn nên lựa chọn Trọng tài bởi những ưu điểm của phương thức này như: Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng; hoạt động xét xử của trọng tài liên tục do đó tiết kiệm thời gian, chi phí và tiền bạc cho doanh nghiệp; Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí mật kinh doanh, giữ được uy tín của các bên trên thương trường; Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài; Quyết định của trọng tài là chung thẩm và vì vậy nó có giá trị bắt buộc đối với các bên không thể chống án hay kháng cáo; Sự công nhận quốc tế: Đây là một ưu thế quan trọng đối với các quyết định trọng tài có yếu tố nước ngoài. Thông qua một loạt các công ước quốc tế và đặc biệt Công ước Niu-oóc năm 1958 về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài, các quyết định trọng tài sẽ được công nhận và thi hành tại 142 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới…

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại:

Hy vọng, với những tư vấn trên có thể giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc của mình. Nếu cần tư vấn thêm, xin vui lòng gọi vào số gặp tư vấn viên để được hỗ trợ thêm.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *