Tư vấn giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư. Tôi có một câu hỏi sau nhờ luật sư giải đáp: Công ty Coca Cola là chủ sở hữu nhãn hiệu “Cocacola, hình” cho sản phẩm nước ga và các loại đồ uống không có cồn thuộc nhóm 32 tại Việt Nam từ năm 1995 và đã sử dụng nhãn hiệu này liên tục cho tới nay.

Ngày 15/6/2012, Công ty Coca Cola phát hiện có cửa hàng A cung cấp dịch vụ vận chuyển đồ ăn nhanh có sử dụng dấu hiệu Coca Cola trên biển hiệu, hộp đựng đồ, phương tiện đi lại và các vật dụng khác của cửa hàng. Tư vấn cho Công ty Coca Cola phương án xử lý vụ việc trên để cửa hàng A chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu Coca Cola trên tất cả các phương tiện kinh doanh.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: TT. HÀ

Câu hỏi được biên tập từ của Công ty Xin giấy phép

cocacola

Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung phân tích:

– Theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng thì nhãn hiệu “Coca Cola, hình” của công ty đương nhiên là nhãn hiệu nổi tiếng. Như vậy, nhãn hiệu Coca Cola khi được đánh giá, coi là nhãn hiệu nổi tiếng thì không cần đăng ký mà vẫn được pháp luật bảo hộ theo Điều 6BIS của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.  Mọi hành vi lợi dụng uy tín của nhãn hiệu “Cocacola, hình”  để sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng được coi là hành vi đã xâm phạm đến của Coca Cola.

– Tư vấn phương án xử lý vụ việc trên để cửa hàng A chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu Coca Cola trên tất cả các phương tiện kinh doanh.

+Thứ nhất, công ty Coca Cola có thể viết một bức thư khuyến cáo yêu cầu cửa hàng A chấm dứt hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu Coca Cola.

+Thứ hai, công ty Coca Cola có thể gửi  lên Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

 Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp giữa công ty Coca Cola và cửa hàng A là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án.

“1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, , trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”

Mặt khác, Khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

“1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

PHÒNG LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *