Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ gia đình?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Một điều khá đặc biệt trong giải quyết các tranh chấp đất đai trên thực tế là thường phát sinh trong nội bộ gia đình. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai ngoài việc dựa trên pháp luật thì cần xem xét đến các yếu tố khác liên quan.

Mục lục bài viết

1. Tư vấn trong nội bộ gia đình?

Kính chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về luật đất đai: Ông nội và bà nội tôi có 2 người con trai và 4 người con gái. Bốn người con gái lớn lên đều có gia đình, ở riêng và hiện tại ba người thì sống cùng thôn với ba tôi còn 1 người thì vào Nam lập nghiệp. Năm 2008, gia đình bác tôi cắt hộ khẩu chuyển vào Nam lập nghiệp và ở trong đó luôn. Năm 2000, ba tôi làm lại sổ đỏ và hộ khẩu do ba tôi đứng tên nhưng không có giấy di chúc Ông nội để lại chỉ nói miệng với cậu tôi là cháu của ông nội vì ông nội qua đời đột ngột. Mảnh đất đó hiện giờ gia đình tôi và bà nội đang sinh sống. Năm 2010 thì ba má tôi đập ra xây cao lên để ở và thờ cúng một bên, còn một bên để buôn bán cho sạch sẽ. Cách đây vài ngày thì Ủy ban nhân dân xã gọi Ba tôi lên nói về tình hình bà nội tôi kiện đòi lấy lại đất để chia cho bác tôi. Luật sư cho tôi hỏi hiện giờ bà nội tôi kiện ba tôi như thế có được không? Trong đơn kiện thì bác tôi và hai người con gái con của nội tôi cũng ký vào đó?

Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ gia đình ?

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì ông bạn qua đời năm 1997 không để lại di chúc và chỉ nói lại với cậu bạn. Do đó, theo quy định tại điều 654 (, văn bản đang áp dụng hiện hành: ) quy định về di chúc bằng miệng như sau:

“1- Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

2- Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị huỷ bỏ.”

Như vậy, trong trường hợp này di chúc bằng miệng của ông bạn chỉ được coi là hợp pháp nếu như đáp ứng quy định nêu trên.

Vì bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên chúng tôi không thể kết luận di chúc bằng miệng của ông bạn có hợp pháp hay không? Giả sử trong trường hợp di chúc của ông bạn là hợp pháp thì di sản thừa kế mà ông bạn để lại sẽ được chia theo đúng di chúc, nếu di chúc bằng miệng ông bạn cho gia đình bạn mảnh đất trên thì việc kiện đòi lại và yêu cầu phân chia là không có căn cứ. Còn trong trường hợp di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia theo pháp luật và việc kiện để đòi lại mảnh đất là có căn cứ.

Còn về vấn đề gia đình bạn đã làm lại sổ đỏ và đứng tên ba bạn năm 2000 thì trong trường hợp này ta phải xét đến việc nêu trên cho ba của bạn có đúng hay không.

Theo quy định tại điều 3 của quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau (Vì quan hệ tranh chấp phát sinh trong thời điểm từ năm 1995 đến trước những ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực nên chúng tôi trích dẫn một số văn bản đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại để làm căn cứ áp dụng. Khi tranh chấp xảy ra trên thực tế tòa án sẽ căn cứ hồ sơ vụ việc để đưa ra căn cứ áp dụng. Đây là quan điểm áp dụng của chúng tôi dựa theo thông tin bạn cung cấp không có giá trị áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp thực tiễn):

Điều 3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (gọi tắt là Nghị định số 17/1999 của Chính phủ), thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nêu tại khoản này mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch đó thì vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng phải chấp hành đúng các quy định về xây dựng. Khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch xây dựng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được đền bù thiệt hại về đất, tài sản có trên đất theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này, được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp thì được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ nêu tại khoản này mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”

Như vậy, trong trường hợp này nếu như di chúc của ông nội bạn để lại mảnh đất trên cho gia đình bạn và hoặc được UBND xác định là đất sử dụng ổn định, lâu dài và không có tranh chấp thì việc cấp giấy chứng nhận cho gia đình bạn là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Và việc khởi kiện đòi mảnh đất trên là không có căn cứ.

2. Cố ý gây thương tích vì tranh chấp đất đai?

Xin chào luật sư. Xin luật sư tư vấn cho tôi: Ngày 25/11 vừa qua gia đình tôi với nhà bác cả trong họ có xảy ra cãi vã. Nguyên nhân do tranh chấp đất đai. Con trai của bác cả đã đạp bố tôi một cái. Trong lúc nóng giận tôi đã dùng con dao mang sẵn trong người đâm con bác ấy một phát. Cả 2 bên đều có thương tích. Thương tích của anh kia khâu 3 mũi nhưng tình trạng không nặng và xác định là không có thương tật vĩnh viễn. Vậy xin luật sư tư vấn giúp tôi như vậy tôi có bị khởi tố hình sự hay không và có được coi là có tiền án tiền sự không. Mong được tư vấn sớm từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cố ý gây thương tích vì tranh chấp đất ?

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn với nhà bác cả trong họ có xảy ra cãi vã, nguyên nhân do tranh chấp đất đai. Con trai của bác cả đã đạp bố bạn một cái. Trong lúc nóng giận, bạn đã dùng con dao mang sẵn trong người đâm con bác ấy một phát. Cả 2 bên đều có thương tích. Thương tích của anh kia khâu 3 mũi nhưng tình trạng không nặng và xác định là không có thương tật vĩnh viễn. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 134 quy định về Tội hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

…”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên cũng như căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, việc bạn có bị khởi tố để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc và tỷ lệ thương tích/ thương tật của anh bị bạn đâm, vì hiện nay chưa có biên bản giám định tỷ lệ thương tật với mức tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm? Việc xác định tỷ lệ thương tật được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn có sử dụng hung khí nguy hiểm như dao để đâm bên kia một nhát dao.

Lúc này, vì mức thương tật của anh nhà bác bạn không cao, căn cứ Thông tư 20/2014/TT-BYT quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thì mức tỷ lệ thương tích của anh nhà bác bạn có thể chỉ nằm trong khoảng tỷ lệ thương tích dưới 31%.

Theo đó, mức tỷ lệ thương tật của anh nhà bác bạn từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoảm 1 Điều 134 nêu trên thì bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, bạn nên tự thương lượng với anh kia để hai bên hòa giải với nhau, nếu người anh nhà bác bạn không yêu cầu cơ quan công an Khởi tố vụ án này thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Đương nhiên, không khởi tố thì bạn sẽ không có án tích được.

Bên cạnh đó, bạn phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho anh nhà bác bạn theo Điều 590 bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

– Bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

>> Tham khảo ngay:

3. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai khi chồng, bố mất?

Kính chào luật sư. Cháu có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau: ông H lấy bà T và sinh được 5 người con. Sau khi ly hôn ông H đi nơi khác sống mua đất xây nhà, lấy bà V nhưng không có đăng ký kết hôn và đẻ được 1 người con gái. Được 3 năm thì ông H mất, không để lại di chúc để lại toàn bộ tiền nợ mua đất xây nhà cho bà V trả. Vì sổ đỏ vẫn đứng tên ông H nên bà V muốn làm lại sổ đỏ chuyển tên cho con gái nhưng không được. Vì ông H không để lại di chúc nên 5 người con của ông H với bà T đòi chia đất. Vậy trong trường hợp này bà V nên làm thế nào? Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định của Điều 9 thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. Do vậy, giữa bà V và ông H mặc dù có chung sống với nhau như vợ chồng nhưng lại không có đăng ký kết hôn nên về nguyên tắc, bà V không có quyền lợi gì nếu ông H mất không để lại di chúc, thì di sản ông H để lại sẽ được chia đều theo hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 :

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, năm người con của ông H với bà T và con của bà V với ông H được xem là người thừa kế hợp pháp của ông H vì ông H mất không để lại di chúc. Việc bà V muốn làm cho con của bà và ông H cần phải có sự đồng ý của năm người con còn lại (và bố mẹ ông H nếu họ còn sống). Việc yêu cầu phân chia đất của năm người con của ông H là có cơ sở và đúng theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, nếu bà V có bằng chứng để chứng minh được số tiền ông H vay để mua đất, xây nhà bà V có trực tiếp trả nợ, có công sức đóng góp và việc tạo lập khối tài sản này, mặc dù không có quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận nhưng bà V vẫn có quyền yêu cầu Tòa án phân chia khối tài sản này vì nó hình thành trong thời gian bà V và ông H chung sống như vợ chồng với nhau căn cứ theo Điều 16 :

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Như vậy, đối với trường hợp này, bà V nên thương lượng, thỏa thuận với năm người con của ông H để các bên giải quyết theo hướng có lợi nhất, nếu không thể thỏa thuận được với nhau thì bà V nên làm tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết theo quy định tại khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 .

>> Tham khảo thêm:

4. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa con chồng và mẹ kế?

Thưa luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn vụ việc sau. Gia đình tôi ở trên mảnh đất do ông bà mất để lại. Ba tôi có 2 người vợ, vợ trước của ba tôi có bốn người con, gồm có: Chị D và chị H, chị út L, chỉ còn anh tư Nh vẫn tiếp tục ở cùng ba tôi trong gia đình trên mảnh đất này.

Năm 1991 vợ trước của ba tôi mất, sau đó 01 năm, ba tôi cưới vợ khác (là mẹ ruột của tôi bây giờ và tôi cũng là con riêng của mẹ tôi). Mẹ tôi về sống với ba tôi có được 3 người con. Nhưng cũng do không hòa thuận với các con của vợ trước, nên năm 2006 mẹ tôi đã ra cất nhà ở riêng cũng trên mảnh đất này. Đến năm 2008, ba tôi có viết giấy tặng cho mẹ tôi và các con của mẹ tôi (bao gồm cả tôi là con riêng của mẹ tôi) phần đất mẹ tôi đang ở với diện tích là 120m2 có xác nhận của trưởng ban nhân dân xã tại địa phương. Năm 2011, mẹ tôi có làm đơn đề nghị UBND xã và Phòng TNMT huyện X, tỉnh Đồng Tháp để xin cấp GCN QSDĐ với diện tích như trên, sau đó họ đã tiến hành đo đạc, đến năm 2013 khi mẹ tôi nhận được GCN QSDĐ (ký ngày 02/07/2013) thì thấy ghi trong GCN là 150m2. Nguồn gốc sử dụng là: Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất. Trong thời gian chờ cấp GCN QSDĐ, do bệnh tình trở nặng nên ba tôi (ba nuôi) mất tháng 05/2012. Đến đầu năm 2015, Chị hai D với anh tư Nh có ý tranh giành phần đất bao gồm toàn bộ diện tích mảnh đất kể cả diện tích phần đất mẹ tôi đang ở có GCN QSDĐ, với mục đích là muốn đăng ký QSDĐ toàn bộ mảnh đất, và cho rằng họ không công nhận phần đất ba tôi tặng cho mẹ tôi. Hai bên cũng đã nhiều lần cãi vã, mặt khác, anh tư Nh còn cho xây tường rào sắt xung quanh phần đất của ông bà mà còn lấn qua phần diện tích của mẹ tôi đã được cấp GCN, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống thường nhật của mẹ tôi và các em trong nhà. Sự việc được tiến hành đưa ra hòa giải tại địa phương nhưng không thành, sau đó được chuyển lên UBND xã. Ngày 01/11/2018 vừa rồi, các cán bộ địa chính xã phối hợp Phòng TNMT huyện có đến đo đạc xác minh để tiến hành cắm mốc đối với phần đất của mẹ tôi thì anh tư Nh lại đứng ra ngăn cản, chửi rủa, còn dọa đánh mẹ tôi. Cuối cùng, tôi xin được hỏi quý luật sư:

– Phần diện tích đất của mẹ tôi đã được cấp GCN có khác so với giấy tặng cho của ba tôi trước khi ba qua đời thì có ảnh hưởng gì không?

– Với trình tự vụ việc như trên thì chị hai D và anh tư Nh làm như vậy đúng hay sai? Nếu đúng thì sự việc đi đến mức nào, còn nếu sai thì giải quyết ra làm sao?

Trân trọng cảm ơn quý luật sư !

>> Luật sư đất đai trực tuyến qua tổng đài, gọi:

Trả lời:

4.1. Phần diện tích đất của mẹ bạn đã được cấp Giấy chứng nhận có khác so với giấy tặng cho của ba bạn trước khi ba qua đời thì có ảnh hưởng gì không?

Theo Điều 100 có quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờsau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nướcViệt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

– Giấy tờ , mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ vào quy định trên thì mẹ bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất cha dượng bạn đã viết giấy tặng cho trước khi mất. Tuy nhiên, diện tích đất ghi trong Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất là 150m2, có sự sai lệch so với diện tích trong giấy tờ tặng cho của cha dượng bạn (cha dượng bạn viết giấy tặng cho 120m2). Sự sai lệch này không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của mẹ bạn, tuy nhiên, mẹ bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai để cập nhật diện tích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo điểm c khoản 4 Điều 95 .

4.2. Về việc tranh chấp đất giữa chị D, anh Nh và mẹ bạn?

Tại thời điểm bố dượng bạn cho mẹ bạn và các con của mẹ bạn mảnh đất là năm 2008, khi đó sẽ áp dụng quy định của Chương XXXI và Điều 129 , theo đó, phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Diện tích 120m2 đất là diện tích đất cha dượng bạn đã tặng cho mẹ bạn, giấy tặng cho có xác nhận của chính quyền xã và trên thực tế mẹ bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất trên là phù hợp với quy định của pháp luật. Việc anh chị bạn tranh chấp và muốn đòi lại đất là không có căn cứ. Nếu anh bạn tiếp tục có hành vi quấy rối, cản trở làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn thì bạn có quyền trình báo với cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu giải quyết.

>> Tham khảo thêm:

5. Tư vấn về thủ tục, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai ?

Chào văn phòng luật sư! Xin luật sư cho tôi tư vấn về vấn đề sau: Năm 2000, mảnh đất của ông tôi chia cho cô T, bác Th, chú H, bác D và cấp sổ đỏ tại thời điểm ấy. Tường rào xây dựng ngăn cách giữa các lô đất. Năm 2012, bác Th chia cho tôi và bác H đất, vị trí đất của tôi giáp với nhà cô T và cũng tiến hành sang nhượng sổ đỏ thời điểm này. Năm 2013, cô T đã bán mảnh đất cho cô Y người cũng xã và cấp sổ đỏ thời điểm này cho cô Y. Năm 2014, cô Y đo đất để xây dựng và thấy thiếu so với sổ đỏ nên đã phá tường rào gianh giới giữa nhà tôi với nhà cô Y, đồng thời, kiện tôi ra tòa về hành vi lấn chiếm đất nhà cô Y. Nay nhờ luật sư tư vấn cho tôi trong tình huống này cần chuẩn bị gì khi ra Tòa? Tôi nên làm thế nào để bảo vệ đất đai của mình? Xin cảm ơn!

>>

Trả lời:

Căn cứ Điều 94, Điều 95 thì bạn có thể chuẩn bị các tài liệu sau đây cung cấp cho Tòa án để chứng minh mảnh đất bạn đang sử dụng nhận chuyển nhượng hợp pháp và không có hành vi lấn, chiếm đất của nhà cô Y:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp cho bạn năm 2012;

+ Hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bạn và bác Th;

+ Biên lai nộp thuế, nộp tiền sử dụng đất;

+ Tất cả các tà liệu, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng dụng đất của bạn, băng ghi âm, ghi hình, tin nhắn,…

Căn cứ quy định tại Khoản 16 Điều 3 :

“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”.

Trong trường hợp này, bạn là người bị kiện nên cô Y sẽ là người có nghĩa vụ phải chứng minh bạn đã lấn, chiếm đất. Do đó, bạn chỉ cần đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bạn và bác Th thì trên các tài liệu đó đã thể hiện rằng phần đất đang tranh chấp là của bạn.

Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cô Y cũng thể hiện phần đất tranh chấp là của nhà cô Y thì bạn có thể yêu cầu kiểm tra lại các giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng đất từ ông của bạn cho cô T và từ cô T cho cô Y. Nếu có phát hiện về sai xót trong hợp đồng chuyển nhượng đất giữa các bên thì bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải giữa các bên hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai giữa các bên theo Điều 202 và Điều 203 .

>> Tham khảo ngay:

6. Tư vấn về cách thức giải quyết tranh chấp đất đai?

Xin các quý luật sư tư vấn giúp gia đình em sự việc như sau: Gia đình em và hộ liền kề tranh chấp đất đai do nhà em bị gia đình họ lấn chiếm 1,5m đất mặt đường theo bản đồ 299. Tại xã sau khi đối chiếu với bản đồ 299 họ đưa ra kết luận gia đình em bị lấn chiếm 1,5m đất mặt đường.

Tuy nhiên sau 03 năm kiện tụng gia đình em bị Tòa án nhân dân Huyện và Tỉnh Phú Thọ xử thua phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bên cạnh, đồng thời, yêu cầu xã huỷ tấm bản đồ trên xã vì cho rằng bản đồ sai. Trên bản đồ là đất mặt đường, tuy nhiên, khi xử án Huyện và tỉnh quy đất ra mét vuông và cho rằng cả 2 gia đình thừa đất không có quyền kiện tụng. Thêm nữa gia đình bên đó mới làm lại bìa đất và thêm vào bìa mới 2m đất mặt đường so với bìa cũ năm 1993. Bìa cũ hiện UBND xã đang giữ nhưng gia đình em rất lo họ đã cấu kết huỷ đi chứng cứ đó. Hiện nay gia đình em đã gửi đơn lên Tòa án nhân dân Tối cao chờ giải quyết nhưng lại nhận được giấy triệu tập của toà án vì gia đình bên kia kiện bắt nhà em bồi thường.

Trước mắt quý luật sư cho em hỏi khi đang chờ Toà án tối cao giải quyết gia đình em có phải bồi thường không? Xin giúp đỡ gia đình em! Em xin chân thành cảm ơn!

>> :

Trả lời :

Theo thông tin bạn cung cấp thì vụ việc tranh chấp đất đai của gia đình bạn và hàng xóm đã được giải quyết cả ở Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tức đã qua giai đoạn xét xử phúc thẩm, cả hai bản án của Tòa án đểu xử yêu cầu gia đình bạn phải bồi thường cho gia đình bên cạnh. Căn cứ theo khoản 6 Điều 313 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Trong trường hợp này, gia đình bạn đang chờ Tòa án nhân dân tối cao xem xét giải quyết, chứ không phải đã có quyết định thụ lý đơn yêu cầu kháng nghị của chủ thể có thẩm quyền. Chính vì vậy, căn cứ vào bản án phúc thẩm thì gia đình bạn bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định. Trừ trường hợp, nhận được thông báo thụ lý đơn của Tòa án nhân dân Tối cao hoặc có Quyết định hoãn thi hành án hoặc Quyết định đình chỉ thi hành án hoặc Quyết định tạm đình chỉ thi hành của Thủ trưởng cơ quan thi hành án theo quy định tại các Điều 48, Điều 49, Điều 50 .

Trong trường hợp, cơ quan Tòa án giải quyết án oan cho gia đình bạn, bản án của Tòa án sai với quy định của pháp luật, không đúng với căn cứ thực tế thì gia đình bạn phải đợi có quyết định cuối cùng của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Tòa án nhân dân tối cao tuyên hủy các bản án trước đó, đồng thời, lúc này, gia đình bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn theo quy định của .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận 0899456055 hoặc gửi qua để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty Luật TNHH Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *